Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm ở vành tai và ống tai ngoài trước màng nhĩ, gây nên các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Để hỗ trợ cho quá trình hồi phục thì chế độ ăn uống đóng góp một phần rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu bệnh viêm tai ngoài nên kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh nhé!
Bạn đang đọc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh xa
Contents
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến viêm tai ngoài như nào?
Bệnh viêm tai ngoài phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn của bệnh nhân. Cần xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, việc tránh các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng viêm tai ngoài là việc rất cần thiết. Song song với đó cần bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng tăng cường sức để kháng, giúp cơ thể chống lại các phản ứng viêm do nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm tai ngoài
Bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị viêm tai ngoài thì ngoài thuốc điều trị, bạn cần lưu ý hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Thức ăn chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và viêm sưng. Do đó, bạn cần phải hạn chế tiêu thụ đường và thức ăn chứa nhiều đường trong thời gian đang điều trị và phục hồi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch, làm giảm sức để kháng khiến tình trạng viêm tai ngoài trở nên nặng hơn.
Đường làm gia tăng các phản ứng viêm
Thực phẩm chứa chất gây dị ứng
Dị ứng thực phẩm có thể là một nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài hoặc khiến tình trạng viêm tai ngoài nặng hơn.
Nếu bạn từng bị dị ứng thực phẩm thì hãy loại bỏ những thực phẩm đã gây dị ứng cho bạn ra khỏi chế độ ăn uống.
Tránh ăn các thức ăn gây dị để giảm nhẹ tình trạng viêm tai ngoài
Thức ăn cứng
Khả năng hồi phục của tai sẽ bị tác động rất nhiều bởi hoạt động nhai của hàm. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn cứng như hạnh nhân, hạt điều, lạc, các loại hoa quả sấy, bánh kẹo cứng, kẹo cao su… hàm của bạn sẽ hoạt động với cường độ cao.
Việc này khiến bệnh viêm tai ngoài của bạn không những lâu khỏi mà còn dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cứng gây những ảnh hưởng xấu lên tai
Thức ăn chứa chất gây viêm
Có một số thức ăn như xôi nếp, hải sản, thịt gà sẽ gây viêm nhiễm và làm nặng thêm tình trạng viêm tai ngoài hoặc các vấn đề nhiễm trùng khác.
Người bị viêm tai ngoài cần tránh ăn các thực phẩm này, vì chúng có thể gây kích thích các phản ứng viêm và làm nặng thêm bệnh lý của bạn.
Xôi làm tăng phản ứng viêm và ứ đọng mủ trong tai
Thực phẩm chứa nhiều muối
Thức ăn chứa nhiều muối có thể gây sưng và làm nặng tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, dịch có thể ứ đọng nhiều trong tai nếu ta tiêu thụ quá nhiều natri, từ đó làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
Để tránh tiêu thụ quá mức muối, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, nước tương đậu nành.
Hạn chế thức ăn đóng hộp vì chúng chứa rất nhiều Natri
Các loại hạt
Đối với người bình thường, hạt có thể cung cấp rất nhiều dưỡng chất như protein, chất béo có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người đang mắc viêm tai ngoài thì việc tiêu thụ hạt có thể là một mối nguy hại.
Một số hạt được sấy khô như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ sẽ trở nên cứng và khó nhai hơn.
Điều này sẽ khiến bạn phải nhai mạnh hơn và gây nên tình trạng choáng váng, đau nửa đầu, làm ảnh hưởng đến tai, làm cho bệnh viêm tai ngoài ngày càng trở nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng của cây dành dành bạn không nên bỏ lỡ
Các loại hạt có thể làm nặng thêm tình trạng viêm tai ngoài
Bị viêm tai ngoài nên ăn gì
Để hỗ trợ cho quá trình hồi phục của cơ thể, người bị viêm tai ngoài nên bổ sung một số thực phẩm có khả năng giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mất thính lực.
Trái cây như chuối và cam
Hàm lượng magie trong chuối giúp giãn nở các mạch máu ở tai trong, cho phép lưu thông máu và cung cấp oxy dễ dàng hơn. Chuối cũng có tác dụng hỗ trợ quản lý glutamate, nguyên nhân chính gây mất thính lực ở nhiều người cao tuổi.
Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác có tác dụng chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe liên quan đến tuổi tác, bao gồm mất thính giác và nhiễm trùng tai.
Đồng thời, vitamin C và E trong cam có công dụng chống viêm nhiễm và tăng sức đề kháng cho cơ thể, là chất bổ sung tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực.
Bạn nên bổ sung các loại trái cây như chuối và cam vào thực đơn để giúp cho tình trạng viêm tai ngoài nhanh khỏi.
Các loại trái cây chuối và cam giúp cải thiện tốt thính lực
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong đó có acid béo omega-3 là một chất béo tự nhiên rất tốt cho hệ tim mạch, miễn dịch, thần kinh, da.
Đối với người bị viêm tai ngoài, bổ sung omega-3 trong cá hồi sẽ giúp cải thiện khả năng nghe, đặc biệt đối với người lớn tuổi.
Cá hồi chứa nhiều acid béo có lợi cho thính lực
Socola đen
Socola đen chứa nhiều kẽm cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch. Ăn socola đen sẽ bảo vệ tai khỏi các bệnh nhiễm trùng tai thông thường như bệnh viêm tai ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tế bào.
Ngoài ra, socola đen còn chứa magie, giúp làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn trong tai, thậm chí còn có bằng chứng cho thấy magie có thể bảo vệ chống mất thính lực do tiếng ồn.
Socola đen có thể bảo vệ tai khỏi các bệnh nhiễm khuẩn
Rau lá xanh
Bông cải xanh, bắp cải và rau bina (rau chân vịt hay cải bó xôi) chứa nhiều acid folic, vitamin K và C, kali và magie. Bộ ba chất dinh dưỡng này cực kỳ có lợi trong việc giảm thiểu tổn thương cho các mô mỏng manh và nhạy cảm của tai.
Khi bị viêm tai ngoài, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn nhiều loại rau xanh để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Rau xanh giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Trong sữa chứa vitamin A, vitamin nhóm B (B1 đến B6), D, E và K, có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và vận chuyển oxy trong cơ thể.
Các sản phẩm sữa có chứa chất chống oxy hóa, các khoáng chất như magie và kali, selen và kẽm giúp duy trì và điều hòa chất lỏng trong cơ thể và tế bào. Chúng rất quan trọng trong việc điều hoà chất lỏng trong ống tai.[1]
Do đó, uống sữa hoặc dùng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua, bơ sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm tai ngoài hiệu quả.
Các sản phẩm từ sữa giúp cân bằng chất lỏng trong tai
Bị viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi
Thời gian phục hồi từ viêm tai ngoài có thể thay đổi đối với từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, cách bạn chăm sóc vùng tai, và liệu trình điều trị (nếu cần thiết).
Tuy nhiên, thông thường bệnh viêm tai ngoài có thể tự khỏi trong vài ngày đến vài tuần nếu bạn chăm sóc nơi bị viêm đúng cách, sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa viêm tai ngoài
Phòng ngừa viêm tai ngoài (viêm tai dầu) là quan trọng để tránh các triệu chứng không thoải mái và tình trạng nhiễm trùng tai. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ mắc viêm tai ngoài [2]:
- Hạn chế tự làm sạch tai: Tránh cọ, đục, hoặc sử dụng các vật nhọn để làm sạch tai, bởi vì hành động này có thể làm tổn thương da bên ngoài tai và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển.
- Bảo vệ tai khi tiếp xúc với nước: Khi bơi hoặc tắm biển, hãy sử dụng tai bịt hoặc bông tai để ngăn nước và tạp chất tiếp xúc với tai. Sau khi tắm, hãy làm khô tai thật kỹ để loại bỏ nước.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi bẩn, bụi cát, hoặc các tạp chất có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài. Nếu bạn phải tiếp xúc với môi trường bẩn thường xuyên, hãy cố gắng bảo vệ tai khỏi tác động của nó.
- Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống có cồn: Thức ăn có đường và đồ uống có cồn có thể làm tăng mức đường trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Hạn chế tiêu thụ chúng có thể giảm nguy cơ mắc viêm tai ngoài.
- Bảo vệ da tai: Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn hoặc các yếu tố có thể gây tổn thương da tai, hãy bảo vệ tai bằng cách đội nón hoặc tai bịt.
- Dưỡng da tai: Hãy duy trì sự sạch sẽ và khô ráo cho da tai bên ngoài. Nếu da tai dễ bị khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da tai chuyên dụng.
- Tư vấn với bác sĩ: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tai hoặc nhiễm trùng tai, hãy thăm bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bác sĩ có thể cung cấp lời khuyên và chăm sóc sức khỏe tai tốt nhất cho bạn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh và cách điều trị
Không tự ý làm sạch tai vì có thể gia tăng nhiễm khuẩn
Viêm tai ngoài là một bệnh lý thường gặp và gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Trên đây là một số thông tin hữu ích về chế độ ăn cho người bị viêm tai ngoài nhằm nâng cao được hiệu quả điều trị. Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè nhé!