Viễn thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người bệnh viễn thị gặp nhiều khó khăn khi nhìn gần dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy, bệnh viễn thị có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Viễn thị có chữa được không? Cách khắc phục tật viễn thị đơn giản
Contents
Dấu hiệu – Triệu chứng của viễn thị
Viễn thị mức độ nhẹ gần như không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện nhờ khám mắt định kỳ. Tuy nhiên, với viễn thị mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Nhìn mờ với các sự vật ở gần.
- Dễ mỏi mắt, nóng rát và đau nhức quanh mắt.
- Trẻ phải nheo mắt khi quan sát hoặc học bài.
- Nhức mỏi mắt, đau đầu khi tập trung nhìn gần quá lâu.[2]
Viễn thị là tình trạng nhìn mờ các vật ở gần còn vật ở xa thì nhìn rõ
Nguyên nhân gây viễn thị
Viễn thị xảy ra khi ánh sáng không được hội tụ chính xác trên võng mạc. Tình trạng này thường do cấu trúc của giác mạc hay thuỷ tinh thể không đồng đều, kém nhẵn mượt. Kết quả là hình ảnh không phản chiếu đúng cách dẫn đến nhìn mờ các vật ở gần.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến viễn thị bao gồm:
- Thay đổi chiết xuất của thủy tinh thể: thường gặp ở người già, người mắc đái tháo đường.
- U não: xảy ra khi khối u tăng nhanh về kích thước dẫn đến chèn ép thần kinh thị giác.
- Thoái hoá điểm vàng: là bệnh lý hiếm gặp, có liên quan đến sự kém phát triển của điểm vàng – một khu vực nhỏ trên võng mạc, thường gặp ở người mắc bệnh bạch tạng.
- Di truyền: nếu cha mẹ bị viễn thị thì con sẽ có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, viễn thị cũng có thể xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình bị viễn thị.
Đái tháo đường kiểm soát không tốt có thể là nguyên nhân gây ra viễn thị
Viễn thị có chữa được không?
Viễn thị là bệnh lý liên quan đến những bất thường trong cấu trúc của giác mạc hoặc thủy tinh thể. Vì thế, phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, tăng cường thị lực cho người bệnh thông qua kính gọng hoặc kính áp tròng. Với phương pháp này, bạn cần thăm khám mắt và thay số đo kính định kỳ.[3]
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể điều trị dứt điểm viễn thị
Cách điều trị viễn thị
Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Một số phương pháp phổ biến hiện nay gồm:[4]
Mang kính
Đeo kính sẽ giúp điều chỉnh hướng đi của ánh sáng vào mắt. Nhờ đó, hình ảnh sẽ được phản chiếu đúng vị trí trên võng mạc để người bệnh có thể nhìn rõ sự vật ở khoảng cách gần. Có hai loại kính dùng cho người bệnh viễn thị là:
- Kính gọng: đây là phương pháp đơn giản, có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân viễn thị. Người bệnh có thể đeo kính bất cứ khi nào cần quan sát rõ sự vật.
- Kính áp tròng: với loại kính này, người bệnh cần đưa tròng kính sát vào giác mạc nên sẽ đem đến tính thẩm mỹ cao hơn so với kính gọng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý việc vệ sinh kính áp tròng để tránh viêm loét giác mạc.
Tìm hiểu thêm: Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? top 7 thực phẩm giàu kẽm cha mẹ không thể bỏ qua
Mang kính có thể làm giảm triệu chứng nhìn mờ ở gần trong bệnh viễn thị
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để bệnh lý viễn thị. Phương pháp này có thể áp dụng cho các trường hợp viễn thị nhẹ đến trung bình. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để điều chỉnh lại cấu trúc của giác mạc, thủy tinh thể để giúp hình ảnh hội tụ đúng chỗ. Từ đó sẽ loại bỏ triệu chứng của bệnh.
Bác sĩ có thể dùng tia laser để phẫu thuật điều trị viễn thị
Các bài tập khắc phục viễn thị tại nhà
Người bị viễn thị thường gặp khó khăn khi nhìn các vật cự ly gần. Vì thế việc đeo kính kết hợp các bài tập tại nhà sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm mệt mỏi cũng như luyện tập khả năng tập trung cho đôi mắt.
Bạn có thể tập luyện một số bài tập đơn giản sau:
- Bài tập chớp mắt: chớp mắt nhanh và nhiều lần, chú ý giữ mắt ở trạng thái thư giãn.
- Bài tập thay đổi tiêu điểm: nhìn thẳng về phía trước, sau đó nhanh chóng chuyển tầm nhìn giữa hai vật ở khoảng cách xa nhau nhiều lần. Nhớ nháy mắt giữa các lần tập để không làm mỏi mắt quá mức.
- Bài tập nhìn vào điểm gần và điểm xa: tìm một vật ở khoảng cách gần và nhìn vào nó trong khoảng 20 giây trước khi chuyển tầm nhìn sang một vật ở xa hơn trong 20 giây nữa, lặp lại quá trình này một vài lần.
- Bài tập chuyển động mắt: chọn ba vật thể ở khoảng cách khác nhau – một gần, một ở khoảng cách trung bình và một ở xa. Di chuyển mắt qua lại giữa chúng đồng thời tưởng tượng hai đường chéo nối mỗi mục tiêu để tạo thành hình chữ “X” (di chuyển mắt như bạn đang vẽ một hình giống như chữ X).[5]
Bài tập chớp mắt có thể giúp tăng cường tuần hoàn, hỗ trợ giảm biểu hiện viễn thị
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách điều trị khỏi bệnh viễn thị. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhé!
Farsightedness (Hyperopia)
https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/farsightedness-hyperopia
Farsightedness
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8580-farsightedness#symptoms-and-causes
Farsightedness
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/farsightedness/diagnosis-treatment/drc-20372499
Eye Exercises for Farsightedness (Hyperopia)
https://www.lybrate.com/topic/eye-exercises-for-farsightedness-hyperopia/ff67a4f61c9d72bb57083ba58dbc76b8
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 7 cách trị sổ mũi tại nhà an toàn, nhanh chóng bạn nên biết