Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, là một loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng tác dụng cụ thể ra sao, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ, thực phẩm nào chứa nhiều vitamin B6 thì không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay bài viết sau để biết thêm thông tin nhé.
Bạn đang đọc: Vitamin B6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin B6
Vitamin B6 là loại vitamin cần thiết cho chức năng chuyển hóa protein, đường và chất béo trong cơ thể. Nó cũng vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não, da, dây thần kinh và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Vì giữ một vai trò quan trọng như vậy nên phải đảm bảo lượng vitamin B6 đầy đủ cho cơ thể, chúng ta có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 hoặc cũng có thể bổ sung thêm bằng đường uống nhưng cần đúng liều lượng, cách dùng cụ thể để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Contents
- 1 Vitamin B6 là gì?
- 2 Tác dụng của vitamin B6
- 2.1 Kiểm soát rối loạn co giật cần vitamin B6
- 2.2 Vitamin B6 giúp gải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng bệnh trầm cảm
- 2.3 Vitamin B6 tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
- 2.4 Vitamin B6 giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh thiếu máu
- 2.5 Vitamin B6 hỗ trợ điều trị triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
- 2.6 Vitamin B6 giúp giảm buồn nôn khi mang thai
- 2.7 Vitamin B6 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- 2.8 Vitamin B6 giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
- 3 Cách dùng vitamin B6
- 4 Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B6
- 5 Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
Vitamin B6 là gì?
Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, là vitamin thuộc nhóm B; loại vitamin tan trong nước vô cùng cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin B6 cần thiết cho cơ thể trao đổi chất, carbohydrate, protein, chất béo, tạo ra chất dẫn truyền thần kinh và tế bào hồng cầu. Loại vitamin này có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm như ngũ cốc, rau, đậu, gan, thịt và trứng. Nó cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Vitamin B6 được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu hụt pyridoxine và chứng thiếu máu. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng cho người bị bệnh tim, người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, trầm cảm và nhiều chứng bệnh khác.
Cơ thể con người không thể sản xuất vitamin B6, vì vậy mọi người cần cung cấp vitamin B6 từ thực phẩm hoặc trong các chất bổ sung. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể nhận đủ vitamin B6 thông qua chế độ ăn uống. Đáp ứng đủ lượng vitamin B6 cần thiết là vô cùng quan trọng để có được sức khỏe tốt; thậm chí, có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các một số bệnh mãn tính.
Tác dụng của vitamin B6
Vitamin B6 có tác dụng gì là mối quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của loại vitamin này:
Kiểm soát rối loạn co giật cần vitamin B6
Sử dụng vitamin B6 qua đường truyền tĩnh mạch có thể giúp kiểm soát các cơn co giật ở trẻ sơ sinh do cần vitamin B6.
Vitamin B6 giúp gải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng bệnh trầm cảm
Vitamin B6 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp mọi người điều chỉnh tâm trạng. Điều này có được là một phần do vitamin B6 cần thiết để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm xúc; bao gồm dopamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric.
Ngoài ra, vitamin B6 cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu – một tình trạng có liên quan đến trầm cảm và các vấn đề thần kinh khác.
Một số nghiên cứu trên 250 người lớn tuổi cho thấy, thiếu vitamin B6 trong máu làm tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, vitamin B6 không phải là phương pháp điều trị trầm cảm [1].
Vitamin B6 tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Vitamin B6 đóng vai trò lớn trong việc cải thiện chức năng não và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, mặc dù rằng các nghiên cứu chính thức vẫn còn chưa nhiều. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, vitamin B6 có thể làm giảm nồng độ homocysteine trong máu – một tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Vitamin B6 giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh thiếu máu
Nhờ vai trò của vitamin B6 trong việc sản xuất hemoglobin, loại vitamin này có hữu ích trong việc giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu. Hemoglobin là một loại protein có chức năng cung cấp oxy đến các tế bào trong cơ thể con người. Khi nồng độ hemoglobin thấp, các tế bào không thể nhận đủ oxy, cơ thể sẽ gặp tình trạng thiếu máu và mệt mỏi.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ khá mật thiết giữa hàm lượng vitamin B6 thấp với bệnh thiếu máu, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [2]. Ngoài ra, một nghiên cứu trên một phụ nữ 72 tuổi bị thiếu máu do thiếu hụt vitamin B6 cho thấy rằng, điều trị bằng cách bổ sung vitamin B6 đã cho kết quả vô cùng khả quan [3].
Vitamin B6 hỗ trợ điều trị triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Vitamin B6 đã được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): làm giảm các triệu chứng như cáu kỉnh, lo lắng thái quá hoặc trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vitamin B6 có khả năng điều trị các triệu chứng cảm xúc liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt nhờ vai trò của loại vitamin này trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên hơn 60 phụ nữ tiền mãn kinh cho thấy rằng, uống 50 mg vitamin B6 hàng ngày có thể giúp cải thiện 69% các triệu chứng PMS như cáu kỉnh, trầm cảm và mệt mỏi [4].
Vitamin B6 giúp giảm buồn nôn khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi?
Vitamin B6 đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để giúp điều trị chứng buồn nôn trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao vitamin B6 có thể giúp giảm ốm nghén; tuy nhiên, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho thai phụ một thai kỳ khỏe mạnh.
Một nghiên cứu trên 342 phụ nữ mang thai 17 tuần đầu của thai kỳ, cho thấy rằng bổ sung 30 mg vitamin B6 hàng ngày sẽ giúp thai phụ giảm đáng kể cảm giác buồn nôn sau 5 ngày sử dụng [5]. Tuy nhiên, nếu thai phụ muốn bổ sung vitamin B6, hãy hỏi bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng.
Vitamin B6 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Vitamin B6 có vai trò rất lớn giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn động mạch và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy, những người có lượng vitamin B6 trong máu thấp sẽ có nguy cơ cao gấp đôi so với những người có mức vitamin B6 trong máu cao hơn.
Điều này có thể là do vai trò của vitamin B6 trong việc giảm mức homocysteine tăng cao; liên quan đến một số quá trình hình thành bệnh, bao gồm cả bệnh tim.
Vitamin B6 giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Những người mắc chứng rối loạn di truyền được gọi là tăng oxy niệu nguyên phát loại 1 có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn. Có một số bằng chứng cho thấy, bổ sung vitamin B6 riêng lẻ hoặc uống kèm với magie có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận ở nhóm người bị tăng oxy niệu nguyên phát loại 1. Tuy nhiên, vitamin B6 không giúp ích cho người bị mắc các loại sỏi thận khác.
Cách dùng vitamin B6
Chế độ ăn uống được khuyến nghị hàng ngày (RDA) của vitamin B6 là:
Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng: 0,1 mg;
Trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng: 0,3 mg;
Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,5 mg;
Trẻ em từ 4-8 tuổi: 0,6 mg;
Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1 mg;
Nam giới từ 14-50 tuổi: 1,3 mg;
Nam giới trên 50 tuổi: 1,7 mg;
Nữ giới 14-18 tuổi: 1,2 mg;
Nữ giới 19-50 tuổi: 1,3 mg;
Phụ nữ trên 50 tuổi: 1,5 mg;
Phụ nữ có thai: 1,9 mg;
Phụ nữ cho con bú: 2 mg.
Vitamin B6 thông thường sẽ được cung cấp đủ thông qua chế độ ăn mà không cần phải bổ sung thêm bằng đường uống. Nếu bạn cần bổ sung vitamin B6 bằng đường uống thì nên tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ, Dược sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Hiện tại, chưa có khuyến cáo nếu bổ sung vitamin B6 bằng đường uống thì nên uống trước, trong hay sau khi ăn, bạn có thể bổ sung lúc nào cũng được. Thời gian uống vitamin B6 dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, không ai giống ai nên cần thêm sự tư vấn của Bác sĩ.
Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B6
Khi dùng bằng đường uống
Vitamin B6 an toàn tuyệt đối với hầu hết mọi người khi dùng một cách thích hợp. Uống vitamin B6 với liều dùng 100mg mỗi ngày hoặc ít hơn được xem là an toàn.
Tuy nhiên, tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B6 có thể xảy ra ở một số người có thể là: buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, chán ăn, ngứa ran, nhức đầu, buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác.
Ngoài ra, vitamin B6 có thể không an toàn khi dùng đường uống với liều lượng 500mg mỗi ngày trở lên. Đặc biệt đối với sử dụng vitamin B6 liều cao, khoảng 1000 mg hoặc cao hơn mỗi ngày, có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và não.
Khi tiêm qua đường tĩnh mạch
Vitamin B6 an toàn tuyệt đối khi được tiêm qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát của bác sĩ đối với các mục đích sử dụng được khuyến nghị.
Khi tiêm
Vitamin B6 an toàn tuyệt đối khi được tiêm vào cơ dưới sự giám sát của nhân viên y tế với liều lượng được chấp thuận. Tuy nhiên, sử dụng vitamin B6 liều cao như thuốc tiêm vào cơ có thể không an toàn, nó có thể gây ra một số vấn đề chẳng hạn như đau cơ.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
>>>>>Xem thêm: Bùng phát dịch virus Nipah: Cách phòng ngừa bệnh nên biết
Vitamin B6 là loại vitamin mà cơ thể không thể tự sản xuất, do đó, mọi người nên bổ sung loại chất này bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B6. Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết người lớn không thiếu hụt vitamin B6 bởi đa phần được nạp đủ thông qua chế độ ăn.
Vitamin B6 có trong rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày, bao gồm cá, thịt gà, đậu phụ, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, chuối, khoai tây, bơ….
Tóm lại, mọi người không nên quá lo lắng tình trạng thiếu hụt vitamin B6, bởi hầu hết vitamin B6 có thể được nạp đủ thông qua chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm. Hãy nhớ rõ về tầm quan trọng và liều lượng vitamin B6 được khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe tối ưu cũng như giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh mãn tính.
Nguồn: Healthline, WebMD
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B6
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
14 lợi ích của vitamin B2 đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Vitamin B5 là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa vitamin B5