Kẽm và vitamin E đều là những khoáng chất quan trọng cho sự phát triển cơ thể. Vậy nên bổ sung bao nhiêu thì đủ, uống kết hợp vitamin E và kẽm có được hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Vitamin E và Kẽm có uống cùng lúc được không? Cách uống đúng và lưu ý
Vitamin E và Kẽm có uống chung được không?
Ưu điểm khi sử dụng Vitamin E và Kẽm cùng lúc
Kẽm và vitamin E có thể uống được cùng lúc. Vì đây là những chất chống oxy hóa mà cơ thể không tự tổng hợp được, đều cần bổ sung thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng các loại viên uống chức năng. Khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả chống lại các gốc tự do có hại, bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung cùng lúc kẽm và vitamin E cho cơ thể, mọi người cần chú ý liều lượng của hai chất này. Không được sử dụng quá liều khuyến cáo. Nếu không, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt.
Dùng vitamin E và kẽm đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe
Thời điểm uống vitamin E và Kẽm tốt nhất
- Thời điểm uống vitamin E tốt nhất:
Với vitamin E, có thể bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Không nên uống vitamin E khi bụng đang đói. Thời điểm thích hợp nhất để bổ sung là 30 phút sau khi ăn.
Tùy thuộc vào từng độ tuổi, nhu cầu của cơ thể đối với vitamin E sẽ khác nhau để hỗ trợ cho các quá trình chuyển hóa. Theo các chuyên gia y tế thì từ đủ 18 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để bổ sung vitamin E. Đối với những người từ 25 – 30 tuổi trở đi thì nên bổ sung tích cực vitamin E vì đây là độ tuổi mà các tế bào trên cơ thể, đặc biệt làn da bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa.
- Thời điểm uống kẽm tốt nhất:
Kẽm nên được bổ sung vào ban ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn là ban đêm. Không nên uống kẽm khi đói vì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì thế, thời điểm tốt nhất để uống kẽm là sau khi ăn 30 phút.
Ngoài ra, kẽm còn liên quan mật thiết đến nhiều quá trình trao đổi chất của trẻ nhỏ. Vì thế, việc bổ sung đúng cách cho trẻ sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển một cách hiệu quả.
Nên uống vitamin E và kẽm sau bữa ăn 30 phút
Liều lượng cần dùng
Vitamin E:
Liều dùng cho người lớn:
- Đối với người lớn, mỗi ngày cơ thể chỉ cần khoảng 15mg vitamin E.
- Ở phụ nữ cho con bú, mỗi ngày cần khoảng 19mg/ngày
Liều dùng cho trẻ em:
- Từ 1 đến 3 tuổi: 6mg/ngày.
- Từ 4 đến 8 tuổi: 7 mg/ngày.
- Từ 9 đến 13 tuổi: 11 mg/ngày. [3]
Liều lượng dùng vitamin E phụ thuộc vào từng độ tuổi
Kẽm:
- Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
- Từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày.
- Từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày.
- Từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
- Từ 14 – 18 tuổi: Cần nhận được 11mg/ngày đối với nam giới và 9mg/ngày đối với nữ giới.
- Ở người trưởng thành: 15-30 mg. [4], [5]
Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa nắng
Tùy thuộc vào từng độ tuổi để bổ sung lượng kẽm và vitamin E thích hợp
Những lưu ý khi uống Kẽm và vitamin E
Tương tác với các khoáng chất khác
Kết hợp kẽm và vitamin E với liều lượng thích hợp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn
- Đau bụng
- Đau đầu
- Tiêu chảy
- Suy giảm chức năng miễn dịch.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục. [6]
Dùng quá liều lượng có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi
Các thực phẩm cần tránh khi đang uống vitamin E và kẽm
Để tránh các tác dụng không mong muốn, cần nên tránh tiêu thụ các loại thức ăn sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm, bao gồm:
- Các loại thực phẩm nhiều chất xơ.
- Bánh mì.
- Ngũ cốc nguyên cám.
- Thịt gia cầm hoặc sữa.
Cần tránh ăn các thực phẩm nguyên cám khi đang dùng vitamin E
Tương tác với thuốc
Vitamin E khi dùng ở liều lượng thích hợp được xem là an toàn. Nhưng sử dụng quá liều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người đang sử dụng các loại thuốc: chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu, nhóm thuốc NSAID, hóa trị,… [7]
Kẽm có khả năng tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến nồng độ kẽm trong cơ thể ngăn cản thuốc hoạt động như mong đợi. Vì thế cần lưu ý khi sử dụng kẽm cùng lúc với các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: kẽm và kháng sinh có thể tương tác với nhau trong đường tiêu hóa, do đó có thể ức chế sự hấp thụ cả kẽm và kháng sinh nếu chúng được dùng cùng một lúc. Để giảm thiểu sự tương tác này, bạn nên uống kháng sinh ít nhất 2 giờ trước hoặc 4-6 giờ sau khi bổ sung kẽm .
- Penicillamine: Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu và hoạt động của penicillamine – thuốc dùng để điều trị viêm khớp và bệnh Wilson. Để giảm thiểu sự tương tác này, mọi người nên bổ sung kẽm và penicillamine cách nhau ít nhất 1 giờ.
- Thuốc lợi tiểu: có khả năng làm tăng bài tiết kẽm trong nước tiểu dẫn đến giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh. [8]
>>>>>Xem thêm: L-arginine là gì? Công dụng, cách dùng, thực phẩm chứa L-arginine
Tương tác thuốc xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả vitamin
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng của vitamin E và kẽm. Bạn cần sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh cùng biết nhé!