Xì mũi ra máu có thể là một cảnh báo đáng lo ngại liên quan đến bệnh về tai mũi họng. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu về xì mũi ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không và khi nào cần đến gặp bác sĩ nhé!
Bạn đang đọc: Xì mũi ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Contents
Xì mũi ra máu có nguy hiểm không?
Mặc dù nhìn thấy máu chảy ra từ mũi có thể khiến bạn hoảng loạn, nhưng hầu hết các trường hợp chảy máu đều không nghiêm trọng và có thể kiểm soát tại nhà.
Tuy nhiên, một số trường hợp nên được bác sĩ kiểm tra. Ví dụ, nếu bạn xì mũi ra máu thường xuyên thì hãy xem xét đến việc đi khám bác sĩ, đây có thể là một dấu hiệu ban đầu của các vấn đề y tế khác cần được tìm hiểu.
Một số cơn chảy máu bắt đầu ở phía sau mũi thường liên quan đến các mạch máu lớn, dẫn đến chảy máu nhiều và có thể gây nguy hiểm. Bạn sẽ cần được chăm sóc y tế đối với dạng chảy máu này, đặc biệt nếu chảy máu xảy ra sau khi bị thương và máu không ngừng chảy sau 20 phút.
Xì mũi ra máu nguy hiểm đối với cơ thể
Các nguyên nhân xì mũi ra máu
Ngoáy mũi
Trong mũi chúng ta có rất nhiều mạch máu và việc ngoáy mũi ảnh hưởng lớn đến các mạch máu này. Khi chúng ta ngoáy mũi lâu và sâu vào trong, ta vô tình làm tổn thương đến các mạch máu phía trong mũi và khả năng cao lúc này máu từ mũi sẽ chảy ra ngoài.
Ngoáy mũi gây xì mũi ra máu
Xì mũi quá mạnh
Khi bị nghẹt mũi, bạn thường sẽ muốn xì mũi thật mạnh để khai thông đường thở, nhưng đây không phải là một việc làm tốt. Nó có thể làm ảnh hưởng lớn đến các bộ phận phía bên trong mũi, tổn thương các mao mạch ở phần trước mũi. Từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu khi xì mũi.
Ngoài ra xì mũi quá mạnh khiến không khí bị ép vào vùng kết nối giữa tai với mắt khiến tình trạng đau nhức xảy ra.
Xì mũi quá mạnh tác động đến các bộ phận trong mũi gây chảy máu mũi
Bên trong mũi quá khô
Khô mũi thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, môi trường có độ ẩm quá thấp,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Khi đó lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm và có thể dẫn đến khó thở, đau rát phía trong mũi, khi xì mũi kèm theo máu.
Các mạch máu mũi dễ bị tổn thương và quá trình hồi phục của chúng cũng diễn ra chậm, từ đó có thể dẫn đến nhiễm trùng và dịch mũi xì ra có máu.
Bên trong mũi quá khô gây xì mũi ra máu
Cảm lạnh và viêm xoang
Tình trạng cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên) và viêm xoang gây hắt hơi, ho và xì mũi nhiều lần. Cảm lạnh hay viêm xoang đã khiến niêm mạc mũi xoang sưng lên, mạch máu dễ bị va chạm và vỡ hơn bình thường.
Tình trạng viêm còn khiến dịch tích tụ nhiều và có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không xử lý kịp thời. Từ đó, tình trạng dịch mũi xì ra kèm theo máu sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Cảm lạnh và viêm xoang gây xì mũi ra máu
Viêm mũi dị ứng và không dị ứng
Viêm mũi dị ứng rất phổ biến ở người lớn và thường mang lại cảm giác khó chịu.
Viêm mũi dị ứng hay không dị ứng gây hiện tượng dịch nhầy ở mũi chảy ra ngoài và không tự kiểm soát được, người bệnh thường có xu hướng hắt xì nhiều hơn để đẩy dịch mũi đó ra ngoài. Việc hắt xì nhiều như vậy rất có thể khiến tổn thương niêm mạc mũi làm chảy máu sau những lần hắt xì tiếp theo.
Viêm mũi dị ứng và không dị ứng gây xì mũi ra máu
Do thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi dạng nước fluticasone là loại thuốc có tác dụng giảm các kích thích ở mũi như nghẹt thở, khó thở, ngứa mũi và sổ mũi. Những loại thuốc như thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi có thể làm khô màng mũi.
Việc lạm dụng loại thuốc xịt mũi này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đến với người tiêu dùng, trong đó có chảy máu khi xì mũi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể tổn thương mao mạch gây chảy máu mũi.
Thuốc xịt mũi gây xì mũi ra máu
Do chấn thương mũi
Chấn thương mũi có thể do tác động mạnh lên vị trí mũi và mặt hoặc do tai nạn xảy ra. Khi đó các mạch máu trong mũi bị tổn thương hoặc thậm chí là đứt, làm máu chảy ra ngoài khi xì mũi.
Khi bị chảy máu do chấn thương mũi, bạn có thể bịt ép cánh mũi trong vài phút hoặc sử dụng khăn đá chườm lạnh để co thắt mạch máu mũi, làm máu ngừng chảy ra.
Tìm hiểu thêm: Iodine (Iốt) là gì? lợi ích, liều dùng, tác dụng phụ, những loại thực phẩm chứa nhiều i ốt
Chấn thương mũi khiến xì mũi ra máu
Sử dụng một số loại thuốc
Các thuốc làm loãng máu (aspirin, thuốc chống viêm không steroid, warfarin,…) rất có thể khiến máu chảy ra không ngừng khi xì mũi. Việc dùng các loại thuốc này khiến mao mạch mũi không có khả năng tự bảo vệ khi bị tổn thương. Từ đó, khi xì mũi mạnh có thể kèm theo máu chảy ra.
Một số loại thuốc gây xì mũi ra máu
Dị ứng
Dị ứng khiến chúng ta hắt xì nhiều và mạnh, từ đó có thể làm đứt mạch máu dẫn đến máu chảy ra. Khi bị dị ứng, phía trong khoang mũi khá khô và bị tổn thương do một số chất gây dị ứng như bụi, thức ăn, phấn hoa hay thuốc gây kích ứng bên trong mũi, có thể gây chảy máu khi hắt xì mạnh.
Dị ứng gây xì mũi ra máu
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác gây xì máu ra mũi bao gồm:
- Rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu.
- Các chất kích thích hóa học, chẳng hạn như amoniac.
- Sử dụng cocain.
- Lệch vách ngăn.
- Dị vật trong mũi.
Nguyên nhân ít phổ biến hơn của xì mũi ra máu bao gồm:
- Sử dụng rượu.
- Giãn mạch xuất huyết di truyền.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP).
- Bệnh bạch cầu.
- Các khối u ở mũi và cạnh mũi.
- Polyp mũi.
- Phẫu thuật mũi.
Dị vật đường mũi ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây xì máu mũi thường gặp
Cách điều trị xì mũi ra máu
Phương pháp điều trị phụ thuộc tùy vào các nguyên nhân khác nhau và có thể bao gồm:
- Chảy máu thường có thể được kiểm soát bằng cách bóp chặt hai cánh mũi với nhau trong 10 phút trong khi bệnh nhân ngồi thẳng đứng (nếu có thể) hoặc dùng bông, gạc (có thể tẩm thuốc co mạch nếu có) đưa vào mũi để tạo áp lực tại vị trí chảy máu.
- Sử dụng chất hóa học (bạc nitrat) hoặc năng lượng nhiệt (đốt điện) để bịt kín mạch máu đang chảy máu. Thuốc gây tê cục bộ được xịt vào mũi trước để làm tê bên trong mũi của bạn.
- Điều chỉnh thuốc/đơn thuốc mới: Giảm hoặc ngừng lượng thuốc làm loãng máu có thể giảm bớt tình trạng này. Ngoài ra, có thể cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể được kê đơn có Tranexamic, giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu.
- Loại bỏ dị vật nếu có.
- Phẫu thuật sửa mũi gãy hoặc chỉnh lệch vách ngăn.
- Thắt mạch máu: Mạch máu được buộc lại để cầm máu.
Cách điều trị khi bị xì mũi ra máu
Lưu ý khi bị xì mũi ra máu
- Không dùng ngón tay trực tiếp đưa vào lỗ mũi để ngăn máu chảy.
- Lập tức lấy bông, gạc bịt lỗ mũi để tạo áp lực nhằm ngăn máu chảy.
- Ngồi thẳng, nghiêng cơ thể và đầu hơi hướng về phía trước. Điều này sẽ ngăn máu chảy xuống cổ họng.
- Không thở bằng mũi để tránh máu chảy ra nhiều hơn.
- Bịt mũi liên tục trong ít nhất 5 phút (tính theo đồng hồ) trước khi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa.
- Sau khi máu ngừng chảy, không được cúi xuống, căng người và/hoặc nâng bất cứ thứ gì nặng. Không xì hoặc dụi mũi trong vài ngày.
- Nếu sau 20 phút máu vẫn chảy thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Một vài lưu ý khi bị xì mũi ra máu
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Bạn bị chảy máu cam thường xuyên.
- Bạn có các triệu chứng thiếu máu (cảm thấy yếu hoặc ngất xỉu, mệt mỏi, lạnh, khó thở, da nhợt nhạt).
- Bạn có con dưới hai tuổi bị chảy máu mũi.
- Bạn đang dùng thuốc làm loãng máu (như aspirin hoặc warfarin) hoặc bị rối loạn đông máu và chảy máu không ngừng.
- Bạn bị chảy máu cam dường như xảy ra khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới.
- Bạn bị chảy máu cam cũng như nhận thấy vết bầm tím bất thường trên khắp cơ thể.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ khi xì mũi ra máu
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua quan sát và hỏi trực tiếp người bị bệnh.
Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số kĩ thuật như: chụp X-quang, chụp CT hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra các rối loạn chảy máu, bất thường mạch máu hoặc khối u ở mũi.
>>>>>Xem thêm: Tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất giúp ngủ ngon, AN TOÀN cho mẹ và bé
Chẩn đoán xì mũi ra máu
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Để kịp thời phát hiện nguyên nhân và điều trị tình trạng xì mũi ra máu, người bệnh có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Tai – mũi – họng ở các bệnh viện trong khu vực. Một số bệnh viện tham khảo sau:
- TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề xì mũi ra máu. Nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ đến cho nhiều người biết thêm nhé!
Nguồn: clevelandclinic, NHS