Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của phái nữ. Bên cạnh hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm những cách chữa viêm âm đạo tại nhà đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: 10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà an toàn, hiệu quả và cách phòng ngừa
Contents
Viêm âm đạo là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch gây ngứa và đau. Nguyên nhân gây ra viêm thường do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn ẩm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo. Ngoài ra, tình trạng suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây viêm nhiễm.
Viêm âm đạo có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo.
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu đau, chảy máu âm đạo nhẹ.
Nếu bạn có xảy ra tình trạng tiết dịch từ âm đạo, các đặc điểm của dịch chiết có thể cho bạn biết được loại viêm âm đạo mà bạn đang mắc phải:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Bạn có thể tiết dịch màu trắng xám, có mùi hôi. Mùi, thường được mô tả là mùi tanh, có thể rõ ràng hơn sau khi quan hệ.
- Viêm âm đạo do nhiễm nấm men: Triệu chứng chính là ngứa, nhưng bạn có thể có dịch tiết màu trắng đặc giống như phô mai.
- Viêm âm đạo do Trichomonas: Nhiễm trùng trichomonas (trik-o-moe-NIE-uh-sis) có thể gây ra khí hư màu vàng xanh, đôi khi có bọt [1].
Viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả
Probiotics
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi, khi bổ sung đủ số lượng vào cơ thể chúng sẽ mang lại các hiệu quả tích cực cho sức khỏe như chống lại sự phát triển của các vi khuẩn có hại, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng,… Probiotics có trong sữa chua và một số loại thực phẩm lên men khác như dưa cải chua, kim chi, kombucha,…
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của men vi sinh đối với hệ vi sinh vật âm đạo. Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 hoặc Lactobacillus fermentum RC-14 có lợi cho việc điều trị hoặc giúp ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn. [2].
Probiotics có tác dụng điều trị viêm âm đạo hiệu quả
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà (tên khoa học là Melaleuca alternifolia) à một loại tinh dầu đặc biệt có tính kháng khuẩn, kháng nấm. Hoạt chất này giúp làm giảm hiện tượng viêm nhiễm bên trong âm đạo, làm dịu cơn ngứa, ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh.
Khi sử dụng tinh dầu tràm trà, tránh dùng tinh dầu nguyên chất, bạn nên pha loãng với dầu dẫn (các loại dầu thực vật) như dầu dừa hay dầu ô liu. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với tinh dầu tràm trà thì không nên sử dụng.
Nhờ có tính kháng khuẩn mà tinh dầu tràm trà được ứng dụng trong điều trị viêm âm đạo
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà trong viêm âm đạo:
- Lấy khoảng 10 giọt tinh dầu pha cùng với 30ml dầu nền trong một chén sạch.
- Đặt miếng tampon tiệt trùng vào trong chén, để miếng tampon thấm đẫm dung dịch sau đó đưa vào bên trong âm đạo.
- Giữ tampon trong âm đạo khoảng 1 giờ, sau đó lấy ra. Nếu sau quá trình tampon vào trong âm đạo mà bạn cảm thấy dấu hiệu đau, kích ứng hay khó chịu thì nên lấy ra ngay.
Lá húng quế
Lá húng quế có khả năng chống viêm nhiễm và chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, do đó có thể được sử dụng như một loại thảo dược truyền thống để hỗ trợ trong việc điều trị một số vấn đề về sức khỏe phụ nữ, bao gồm viêm âm đạo.
Cách sử dụng lá húng quế để chữa viêm âm đạo:
- Nghiền nát hoặc đem xay lá húng quế ra thành hỗn hợp bột nhão.
- Đun sôi hỗn hợp bột nhão với 2 cốc nước.
- Dùng hỗn hợp trên vệ sinh cho vùng kín.
Có thể điều trị viêm âm đạo bằng lá húng quế xay nhỏ
Dùng tỏi
Sử dụng tỏi là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Tỏi chứa nhiều allicin – một chất diệt khuẩn tương tự như kháng sinh. Do đó giúp ức chế sự phân chia của vi khuẩn gây bệnh, làm cải thiện triệu chứng của hiện tượng viêm nhiễm bên trong âm đạo.
Tỏi cải thiện tình trạng viêm âm đạo bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Cách sử dụng tỏi hỗ trợ trị viêm âm đạo:
- Bổ sung tỏi vào trong các món ăn hoặc nhai sống 2-3 tép tỏi mỗi ngày.
- Giã nát vài tép tỏi lấy nước cốt. Pha loãng với nước sạch và dùng hỗn hợp để rửa vùng âm đạo 2 lần mỗi ngày.
Lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm như eugenol, estragol,..hỗ trợ khử khuẩn, giảm mùi và ngứa ngáy trong viêm âm đạo. Bạn có thể dùng lá trầu không tươi nấu nước nguyên chất để rửa âm đạo hoặc kết hợp với các nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn khác để tăng hiệu quả.
Cách dùng lá trầu không để xông hơi và rửa vùng kín:
- Dùng 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, để ráo. Vò nhẹ để tinh dầu dễ tiết ra khi nấu.
- Bỏ lá trầu không vào nấu với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 5 phút.
- Đổ ra chậu nhỏ và dùng hơi nước nóng xông hậu môn.
- Cuối cùng, khi nước lá trầu không đã nguội, bạn hãy rửa bên ngoài vùng âm đạo để làm dịu kích ứng, giảm viêm và giảm mùi hôi.
Lá trầu không chứa các hợp chất kháng viêm hiệu quả
Giấm táo
Giấm táo có chứa nhiều axit hữu cơ tự nhiên như axit axetic và axit malic. Sử dụng giấm táo đúng cách sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, xoa dịu kích ứng, giảm ngứa và giảm dịch tiết âm đạo [3].
Đồng thời, trong giấm táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng pH âm đạo và hỗ trợ tái tạo niêm mạc âm đạo bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.
Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này trong chế biến món ăn thông thường hàng ngày.
Ngoài ra, giấm táo còn được sử dụng theo những cách sau:
- Cách 1: Pha 2 thìa giấm táo với nước ấm và dùng hỗn hợp để rửa bên ngoài vùng âm đạo mỗi ngày 1 lần.
- Cách 2: Pha 2 thìa giấm táo với 200ml nước. Uống hỗn hợp này 2-3 lần 1 ngày, sau ăn khoảng 30 phút. Bạn có thể pha cùng với 1 thìa mật ong để dễ uống.
Sử dụng giấm táo để giảm kích ứng âm đạo
Rau diếp cá
Dùng rau diếp cá là một cách hỗ trợ điều trị viêm âm đạo đơn giản tại nhà. Trong lá rau diếp cá có chứa các loại dầu dễ bay hơi, alkaloids, flavonoids và polysaccharide giúp ức chế vi khuẩn, giảm đau, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc âm đạo bị tổn thương.
Cách dùng rau diếp cá để ngâm rửa vùng kín:
- Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá với nước muối pha loãng.
- Cho lá rau diếp cá vào 1 lít nước đun sôi và nấu khoảng 5 phút.
- Đổ nước ra chậu sạch và xông vùng kín 1 lần mỗi ngày.
Bài thuốc uống từ rau diếp cá:
- Rửa sạch khoảng 300g rau diếp cá và nấu cùng với 5 chén nước.
- Đun cho đến khi lượng nước ban đầu cạn còn khoảng ⅓ thì ngưng.
- Chia hỗn hợp làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều.
Rau diếp cá là một loại rau rất phổ biến đối với người Việt Nam
Lá lốt
Lá lốt là một loại nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng và nó cũng mang lại hiệu quả đối với điều trị viêm âm đạo tại nhà. Trong lá lốt có lượng lớn alkaloids, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm âm đạo một cách an toàn.
Cách sử dụng lá lốt để chữa viêm âm đạo:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, 2 củ nghệ, thái nhỏ.
- Bỏ các nguyên liệu vào nồi cùng với 1 thìa phèn chua, thêm 500ml nước. Đun sôi 15 phút.
- Lọc lấy nước, để nguội và dùng vệ sinh vùng kín vài lần trong ngày.
Tác dụng kháng viêm của lá lốt được ứng dụng điều trị viêm âm đạo
Lá ngải cứu
Lá ngải cứu là loại thảo dược có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ lành tổn thương trong âm đạo. Ngoài ra, lá ngải cứu còn có tính chất sát khuẩn, giúp diệt tác nhân và giảm ngứa nên được sử dụng rộng rãi để chữa viêm âm đạo tại nhà.
Những cách sử dụng lá ngải cứu:
Cách 1: Uống nước sắc lá ngải cứu
- Rửa sạch khoảng 40g lá ngải cứu và đun cùng với 600ml nước.
- Vặn lửa nhỏ đến khi lượng nước cạn còn 200ml. Chia 2-3 lần uống hết trong ngày.
Cách 2: Dùng nước lá ngải cứu để xông vùng kín
- Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, vớt ra để ráo nước.
- Đun sôi 1 lít nước, bỏ lá vào và tiếp tục nấu khoảng 10 phút.
- Dùng nước này để xông vùng kín, khi nguội có thể rửa bên ngoài âm đạo giúp giảm ngứa.
- Lau khô vùng âm đạo bằng khăn mềm.
- Nên áp dụng mỗi ngày liên tục, trong ít nhất 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết
Có thể sử dụng ngải cứu để điều trị viêm âm đạo
Nước muối
Nước muối được sử dụng rộng rãi nhờ đặc tính sát trùng, giúp diệt vi khuẩn, nấm và các loại ký sinh trùng. Nó giúp làm giảm ngứa, giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng huyết trắng trong viêm âm đạo.
Cách sử dụng nước muối để chữa viêm âm đạo tại nhà:
- Hòa tan 2 thìa muối ăn và 1 ca nước ấm
- Dùng hỗn hợp này rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm ngứa và cải thiện được triệu chứng sau vài ngày.
Tình trạng huyết trắng có thể được cải thiện nhờ nước muối
Một số lưu ý để phòng ngừa viêm âm đạo
Tránh mặc quần áo lót chật chội và ẩm ướt
Tránh mặc quần áo giữ nhiệt và ẩm. Mặc quần lót nylon, quần tất không có lớp cotton hoặc vải thun bó sát, quần tập yoga hoặc quần jean có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Chọn loại vải rộng rãi, “thoáng khí” và không giữ ẩm, như cotton.
Tránh mặc đồ tắm ướt hoặc quần áo tập luyện đẫm mồ hôi quá lâu. Môi trường ấm áp, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm men và vi khuẩn phát triển.
Mắc quần áo lót chật và ẩm ướt có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do nấm men
Tránh làm sạch âm đạo bằng xà phòng
Trong ngày đèn đỏ, cần thay băng vệ sinh 3-4 giờ một lần để tránh phát sinh những viêm nhiễm. Tránh làm sạch âm đạo bằng xà phòng hoặc thuốc xịt có mùi thơm nồng. Thuốc xịt âm đạo hoặc xà phòng có mùi thơm nồng có thể gây kích ứng âm đạo và khiến tình trạng nhiễm trùng âm đạo trở nên trầm trọng hơn.
Xà phòng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm âm đạo
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ là một phần quan trọng của việc duy trì vệ sinh âm đạo. Dung dịch này có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tiềm năng, giữ cho vùng âm đạo sạch sẽ và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng dung dịch vệ sinh cần được thực hiện đúng cách và cẩn thận:
- Chọn sản phẩm dịu nhẹ và không gây kích ứng: Khi mua dung dịch vệ sinh phụ nữ, hãy chọn sản phẩm chứa thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu mạnh hoặc chất gây kích ứng. Đọc kỹ thành phần và chọn sản phẩm phù hợp với làn da và vùng âm đạo của bạn.
- Sử dụng chỉ bên ngoài: Dung dịch vệ sinh nên được sử dụng chỉ bên ngoài, trên vùng âm đạo, và không nên tiếp xúc trực tiếp vào âm đạo hoặc sâu bên trong. Vùng âm đạo có khả năng tự làm sạch và duy trì sự cân bằng pH, vì vậy không cần dùng dung dịch bên trong âm đạo.
- Sử dụng theo hướng dẫn: Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Thông thường, bạn sẽ pha loãng dung dịch với nước sạch trước khi sử dụng. Đảm bảo bạn không sử dụng quá nhiều sản phẩm.
- Sử dụng hàng ngày: Dung dịch vệ sinh thường được sử dụng hàng ngày, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái và cần thiết. Điều quan trọng là không sử dụng quá thường xuyên để tránh làm mất cân bằng pH tự nhiên của âm đạo.
- Ngừng sử dụng nếu có kích ứng: Nếu bạn trải qua bất kỳ kích ứng nào sau khi sử dụng dung dịch vệ sinh như ngứa, sưng, hoặc đỏ, ngừng sử dụng ngay lập tức và thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
- Hạn chế việc sử dụng dầu gội và xà phòng: Tránh sử dụng dầu gội và xà phòng bình thường để vệ sinh âm đạo, vì chúng có thể làm mất cân bằng pH và gây khó chịu.
Cần lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp với bản thân
Không thụt rửa âm đạo
Không thụt rửa âm đạo là một nguyên tắc quan trọng trong việc duy trì vệ sinh và sức khỏe của vùng kín phụ nữ. Thụt rửa âm đạo, đặc biệt là bằng các sản phẩm chứa hóa chất hoặc dùng nước áp lực, có thể gây ra mất cân bằng pH và loại bỏ vi khuẩn có lợi, gây ra viêm nhiễm và khả năng mắc nhiễm trùng.
Thụt tháo có thể làm nặng thêm tình trạng viêm âm đạo
Quan hệ tình dục an toàn
Cần sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục an toàn có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền bệnh tật giữa các bạn tình.
Quan hệ an toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục
Khám sàng lọc thường xuyên
Khám sàng lọc sức khoẻ thường xuyên, là một thói quen tốt cho sức khỏe. Cần khám phụ khoa toàn diện định kỳ 6 tháng/lần, bao gồm sàng lọc ung thư cổ tử cung, đều đặn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Cần khám sức khoẻ thường xuyên để có biện pháp điều trị kịp thời
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu
Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu bạn nhận thấy các triệu chứng mới xuất hiện hay bị kích ứng dai dẳng không kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng nấm men. Bạn đều có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Nếu nhiễm trùng của bạn biến mất bằng biện pháp khắc phục tại nhà nhưng sau đó quay trở lại, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bạn có thể cần một phương pháp điều trị tăng cường theo toa để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng vĩnh viễn.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm âm đạo
Các bệnh viện chuyên phụ khoa uy tín
Các bệnh viện phụ khoa uy tín bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
- Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc.
- Bệnh viện Từ Dũ.
- Bệnh viện Hùng Vương.
>>>>>Xem thêm: 9 cách cai nghiện thủ dâm giúp bạn từ bỏ thói quen hiệu quả
Bệnh viện Phụ sản trung ương ở 43 Tràng Thị, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhiều trường hợp viêm âm đạo có thể được điều trị tại nhà đơn giản, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà từ các nguyên liệu dễ tìm như lá lốt, lá trầu không, ngải cứu hay muối,… để đẩy lùi các triệu chứng. Nếu bạn thấy những hướng dẫn trên hữu ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!