Lẹo mắt là bệnh rất thường gặp và có thể tái đi tái lại nhiều lần gây phiền toái và khó chịu. Có rất nhiều biện pháp chúng ta có thể thực hiện tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như khiến lẹo nhanh lành hơn. Hãy cùng tìm hiểu các cách trị lẹo mắt nhanh nhất trong 1 đêm qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: 10 cách trị lẹo mắt NHANH NHẤT trong 1 đêm đơn giản hiệu quả
Contents
- 1 Làm sạch tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho vùng mi mắt
- 2 Dùng một miếng gạc ấm
- 3 Chườm túi trà ấm
- 4 Dội nước sạch vào mắt nhiều lần
- 5 Dùng sulfadiazine bạc
- 6 Không trang điểm và đeo kính áp tròng
- 7 Xoa bóp thúc đẩy thoát nước
- 8 Dung dịch nước muối
- 9 Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh
- 10 Dùng thuốc giảm đau
- 11 Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì?
- 12 Câu hỏi thường gặp liên quan đến lẹo mắt
- 13 Lưu ý khi trị lẹo mắt tại nhà
- 14 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Làm sạch tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho vùng mi mắt
Bạn có thể dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch thấm một chút nước ấm hoặc nước muối sinh lý lau nhẹ mí mắt. Việc vệ sinh mí mắt như vậy thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.
Làm sạch tẩy tế bào chết vừng mí mắt
Dùng một miếng gạc ấm
Chườm ấm là biện pháp hiệu quả để làm tan mủ và giảm triệu chứng đau, giúp mắt dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần rửa tay sạch sẽ sau đó làm ẩm một miếng vải sạch hoặc miếng gạc với nước ấm (hơi nóng).
Nhắm mắt và đắp miếng gạc lên, đợi 5-10 phút cho đến khi miếng gạc bắt đầu chuyển nhiệt độ mát. Làm như vậy 3-6 lần/ngày có thể giúp chữa lành lẹo mắt nhanh hơn.
Chườm mắt bằng miếng gạc ấm giúp giảm triệu chứng nhanh hơn
Chườm túi trà ấm
Tương tự như biện pháp trên, nhưng thay vì dùng miếng gạc, bạn có thể sử dụng túi trà ấm để chườm mắt. Trà xanh chứa một số đặc tính kháng khuẩn có thể giúp giảm sưng và giảm tình trạng lẹo mắt hiệu quả.
Lưu ý sử dụng cho mỗi mắt một túi trà riêng và không dùng lại túi trà nhiều lần để tránh lây lan vi khuẩn.
Chườm túi trà ấm hỗ trợ trị lẹo mắt
Dội nước sạch vào mắt nhiều lần
Dội nước sạch vào mắt nhiều lần cũng là cách hữu ích để làm sạch mắt. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nguồn nước thật sạch sẽ và thực hiện một cách hết sức nhẹ nhàng để tránh lực nước mạnh làm mắt bị tổn thương nhiều hơn.
Dội nước sạch vào mắt nhiều lần để làm sạch mắt
Dùng sulfadiazine bạc
Sulfadiazine bạc là loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Để sử dụng loại thuốc này bạn cần có sự chỉ định và kê toa của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn.
Dùng sulfadiazine bạc hỗ trợ điều trị lẹo mắt
Không trang điểm và đeo kính áp tròng
Tay là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Chạm tay vào vùng mắt có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay tiếp xúc với vùng lẹo khiến tình trạng lẹo trở nên xấu hơn.
Vì vậy, bạn nên hạn chế trang điểm và đeo kính áp tròng cho đến khi lẹo lành hẳn để tránh gây kích ứng cho mụn lẹo, làm chậm quá trình lành.
Nếu đang sử dụng kính áp tròng thì bạn nên thay thế bằng kính gọng để tránh việc vi khuẩn bám vào tròng kính và có thể khiến bệnh lan rộng ra thêm.
Không trang điểm và đeo kính áp tròng đến khi lẹo lành
Xoa bóp thúc đẩy thoát nước
Bạn có thể thực hiện việc xoa bóp bằng tay sạch để thúc đẩy thoát nước ở mụn lẹo, điều này có thể giúp mụn lẹo chảy ra. Hãy thao tác thật nhẹ nhàng và tuyệt đối không cố gắng làm nếu cảm thấy đau. Không chạm vào mắt và giữ cho khu vực mắt sạch sẽ sau khi chảy nước.
Xoa bóp thúc đẩy thoát nước
Dung dịch nước muối
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mắt hoặc vệ sinh mí mắt từ 1-2 lần mỗi ngày cũng giúp làm ích cho việc chữa trị lẹo mắt nhanh hơn.
Tìm hiểu thêm: Bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo? Ăn bún đậu mắm tôm có béo không?
Vệ sinh bằng dung dịch nước muối giúp bệnh nhanh khỏi
Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh
Việc sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo phải có chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng cần đảm bảo tay sạch trước khi tra hoặc bôi thuốc mỡ cho mắt.
Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ và luôn kiểm tra kĩ chất lượng của thuốc trước khi sử dụng. Tránh để thuốc chạm vào mắt, mí mắt gây dính vi khuẩn.
Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.
Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để hỗ trợ điều trị lẹo mắt
Dùng thuốc giảm đau
Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen (không dùng aspirin cho người dưới 16 tuổi) để giảm triệu chứng đau và sưng.
Dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng
Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì?
Bệnh nhân bị lẹo mắt nên hạn chế ăn các món ăn hay thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu, hành,…) và dễ gây dị ứng (thủy, hải sản, đồ ăn lạ,…) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, gây sưng, ngứa và sinh mủ.
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng cần tránh sử dụng để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì để nhanh khỏi
Câu hỏi thường gặp liên quan đến lẹo mắt
Lẹo mắt có lây không?
Lẹo mắt có thể lây từ mắt bệnh sang mắt khỏe. Ngoài ra lẹo cũng thể lây từ người sang người một cách gián tiếp do sử dụng chung khăn mặt, đồ trang điểm, kính áp tròng,… với người bệnh.
Lẹo mắt có tự khỏi không?
Lẹo mắt có thể tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách ở giai đoạn mới bắt đầu: vệ sinh mắt sạch sẽ, không tự ý nặn mủ ở lẹo…
Lẹo mắt thường kéo dài bao lâu?
Lẹo mắt có thể kéo dài từ 3-4 ngày đến tối đa là 2 tuần.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến lẹo mắt
Lưu ý khi trị lẹo mắt tại nhà
- Không nên tự ý nặn mủ tại nhà hoặc dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn bác sĩ.
- Tránh dụi mắt hay chạm tay vào mắt.
- Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp trên đều cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng khử khuẩn, tránh cho vi khuẩn tiếp xúc tới mắt bạn qua tay.
Lưu ý khi trị lẹo mắt tại nhà
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Trường hợp biện pháp vệ sinh mắt và chữa lẹo tại nhà không hiệu quả. Các triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày thậm chí trầm trọng hơn, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị:
- Đau tăng lên hoặc thấy nóng ở mi mắt.
- Mí mắt sưng to, che khuất tầm nhìn.
- Bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực.
- Nốt lẹo chảy mủ đặc hoặc chảy máu.
- Sốt.
- Nổi mẩn đỏ ở má hoặc các bộ phận khác của khuôn mặt.
>>>>>Xem thêm: 11 tác dụng của củ dền bạn không nên bỏ qua
Đi khám ngay nếu các triệu chứng không giảm hoặc trầm trọng hơn
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Bạn có thể đến chuyên khoa Mắt của các bệnh viện để thăm khám và được tư vấn điều trị kịp thời:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện mắt Sài Gòn,…
- Hà Nội: Bệnh viện mắt Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Phương Đông,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những phương pháp chữa lẹo hiệu quả để có thể áp dụng khi cần thiết. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè và những người thân yêu cùng biết nhé!