Sả không chỉ là gia vị phổ biến mà còn là nguồn cảm hứng cho trà sả – một thức uống dễ làm, thơm ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khám phá ngay những công dụng tuyệt vời của trà sả trong bài viết này!
Bạn đang đọc: 15 tác dụng của trà sả đối với sức khỏe bạn cần biết
Contents
- 1 Trà sả là gì? Giá trị dinh dưỡng có trong sả
- 2 Các lợi ích khi uống trà sả
- 2.1 Giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu
- 2.2 Làm giảm cholesterol máu
- 2.3 Giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
- 2.4 Giảm đau
- 2.5 Tăng số lượng tế bào hồng cầu
- 2.6 Giảm đầy hơi
- 2.7 Trà sả có tác dụng chống oxy hóa
- 2.8 Trà sả có tác dụng chống viêm
- 2.9 Trà sả có tác dụng kháng khuẩn
- 2.10 Ngăn ngừa ung thư
- 2.11 Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
- 2.12 Hỗ trợ giảm huyết áp tâm thu cao
- 2.13 Giúp thanh lọc cơ thể
- 2.14 Hỗ trợ giải cảm
- 3 Công thức chế biến trà sả
- 4 Tác dụng phụ khi sử dụng trà sả
- 5 Lưu ý khi uống trà sả
Trà sả là gì? Giá trị dinh dưỡng có trong sả
Trà sả là gì?
Trà sả là một loại trà thảo mộc được chế biến từ nguyên liệu chính là cây sả tươi hoặc sả khô đóng gói dạng túi lọc. Ngoài ra, trà sả có thể dùng chung với một số loại trái cây như cam, chanh, đào, tắc và mật ong hay thêm một ít gừng, lá bạc hà để tăng thêm hương vị.[1]
Trà sả có thể được pha từ trà tươi
Giá trị dinh dưỡng có trong sả
Trà sả là loại thức uống giàu vitamin và khoáng chất, với lượng calo thấp là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi người, đặc biệt là những ai đang theo đuổi chế độ giảm cân.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong 100g trà sả gồm:
- Năng lượng: 99 calo.
- Carbohydrate: 25,3g.
- Protein: 1,82g.
- Chất béo: 0,49g.
- Kali: 723 mg.
- Photpho: 101mg.
- Magie: 60mg.
- Vitamin C: 2,6mg.
- Vitamin nhóm B: 1,43mg.
- Vitamin A: 6IU.[2]
Trà sả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Các lợi ích khi uống trà sả
Giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu
Cũng như các loại trà ấm nóng khác, trà sả có thể giúp nhiều người thư giãn tâm trí khi thưởng thức từ từ. Theo nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ) cho thấy hương thơm từ tinh dầu sả có thể giúp một số người giải tỏa căng thẳng và lo âu hiệu quả.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có thể đánh giá chính xác lợi ích của trà sả đối với việc giải tỏa lo âu. [3]
Uống trà sả có thể làm giảm căng thẳng, lo âu
Làm giảm cholesterol máu
Theo một nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu sả có thể đem lại tác dụng làm giảm cholesterol ở động vật. Tuy nhiên, hiệu quả này phụ thuộc nhiều vào liều lượng sử dụng.[3]
Trà sả có thể giúp giảm cholesterol máu
Giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
Ở nhiều nơi, người dân thường nhai thân cây sả để cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.
Điều này là hoàn toàn đúng về mặt khoa học do các nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans – vi khuẩn gây sâu răng.[3]
Uống trà sả thường xuyên có thể giúp hạn chế sâu răng
Giảm đau
Uống trà sả ấm nóng có thể giúp thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn não. Nhờ vậy, bạn sẽ thấy thoải mái và giảm đau hiệu quả hơn.[3]
Trà sả giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả
Tăng số lượng tế bào hồng cầu
Theo một nghiên cứu năm 2015 cho thấy uống trà sả liên tục trong 30 ngày có thể làm tăng nồng độ hemoglobin, dung tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong cơ thể. Nhiều ý kiến cho rằng đây là tác dụng của các chất chống oxy hóa tuyệt vời của sả.[3]
Trà sả được chứng minh giúp tăng sinh hồng cầu
Giảm đầy hơi
Trà sả là thức uống có vai trò lợi tiểu, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu để đào thải dịch dư thừa ra ngoài. Hiệu quả lợi tiểu này có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi – triệu chứng phổ biến trong hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).[3]
Trà sả giúp giảm đầy hơi trong hội chứng tiền kinh nguyệt
Trà sả có tác dụng chống oxy hóa
Trong thành phần của trà sả có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như axit chlorogenic, isoorientin… Những chất này có vai trò ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể, từ đó có thể làm chậm tốc độ lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.[1]
Trà sả giúp chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch
Trà sả có tác dụng chống viêm
Các hoạt chất citral và geranial trong trà sả có vai trò chống lại phản ứng viêm (do nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý tự miễn). Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hay lupus ban đỏ hệ thống có thể uống trà sả để hỗ trợ điều trị bệnh.[1]
Trà sả có thể giảm bớt viêm trong bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp
Trà sả có tác dụng kháng khuẩn
Nhờ tính kháng khuẩn nên sử dụng trà sả thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tại miệng hoặc đường hô hấp. Tinh dầu sả trong trà được chứng minh giúp ngăn ngừa bệnh tưa miệng, nhiễm nấm ở người bị suy giảm miễn dịch.[3]
Trà sả có thể giúp giảm nấm miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn
Ngăn ngừa ung thư
Trà sả có chứa nhiều chất chống chống oxy hóa mạnh như isoorientin, swertiajaponin và axit chlorogenic… Do đó, việc sử dụng trà sả thường xuyên có thể giúp loại bỏ các tác nhân biến đổi vật chất di truyền như gen, nhiễm sắc thể. Vì thế, trà sả có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý ung thư.[1]
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu sảy thai sớm nhất, chi tiết theo từng tuần cần lưu ý
Trà sả giúp hạn chế biến đổi vật chất di truyền, từ đó hạn chế bệnh ung thư
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Sử dụng trà sả ấm có thể giúp giảm co thắt dạ dày, đau bụng ở vùng thượng vị ở người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, tinh dầu sả được biết đến là chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố bất lợi như aspirin và ethanol nên có thể hạn chế bệnh tái phát.[1]
Uống trà sả có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Hỗ trợ giảm huyết áp tâm thu cao
Trong nghiên cứu năm 2012 với 72 nam tình nguyện, những người uống trà sả đã trải qua giảm huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương nhẹ và nhịp tim thấp hơn so với nhóm uống trà xanh. Vì thế, người mắc bệnh lý tim mạch có thể sử dụng trà sả để hỗ trợ tình trạng bệnh.[1]
Trà sả giúp điều chỉnh huyết áp tương đối tốt
Giúp thanh lọc cơ thể
Trà sả là một lựa chọn tuyệt vời cho kế hoạch ăn kiêng giảm cân của bạn. Các tinh chất trong trà sả có vai trò giúp thúc đẩy sự trao đổi chất. Nhờ đó, bạn có thể tiêu hóa nhanh và đốt cháy được nhiều calo hơn.[1]
Uống trà sả thường xuyên có thể giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giải cảm
Sả có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng ho và cảm lạnh. Thêm vào đó, trà sả có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.[1]
Trà sả ấm giúp giảm các triệu chứng cảm cúm
Công thức chế biến trà sả
Việc chế biến trà sả khá đơn giản với hai nguyên liệu là nước lọc và sả tươi (hoặc trà sả trong túi lọc). Bạn có thể pha trà sả theo cách sau:
- Rửa sạch rồi cắt cây sả thành các đoạn nhỏ từ 2.5 – 3cm.
- Đun sôi nước.
- Bỏ phần thân sả đã cắt vào ly rồi đổ thêm nước sôi.
- Ngâm sả với nước sôi ít nhất 5 phút.
- Lọc phần thân sả ra rồi thưởng thức trà.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số nguyên liệu khác như gừng đập dập, lá bạc hà vò nát, vài lát cam hoặc chanh… sau khi tắt bếp để gia tăng hương vị. Đồng thời thêm đường, mật ong để tạo vị ngọt cho ly trà đầy thơm ngon.[3]
Bạn có thể bổ sung thêm gừng và chanh để gia tăng hương vị của trà sả
Tác dụng phụ khi sử dụng trà sả
Sả là một nguyên liệu thường dùng trong nhiều món ăn vì thế uống trà sả là an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có thể gặp những tác dụng phụ như:
- Chóng mặt.
- Khô họng.
- Đi tiểu nhiều.
- Mệt mỏi.
- Cơn đói tăng lên.[1]
Một số người có thể bị chóng mặt khi dùng trà sả
Lưu ý khi uống trà sả
Tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng
Sả có thể coi là một vị thuốc cổ truyền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại trà thảo mộc nào, kể cả trà sả.[2]
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà sả
Không sử dụng trà sả cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Một số hoạt chất có trong sả gây ra tình trạng chảy máu ở sản phụ cũng như ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai. Vì thế, phụ nữ có thai và đang cho con bú không được sử dụng loại trà này.[2]
Phụ nữ có thai không được dùng trà sả để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Không sử dụng cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với trà sả
Một số người có thể bị dị ứng sau khi sử dụng trà sả với các biểu hiện như ngứa da, mẩn đỏ, khó thở, tăng nhịp tim, thậm chí sốc phản vệ gây đe dọa tính mạng. Do đó, người có tiền sử dị ứng với sả không được uống loại trà này.
Đồng thời, nếu bạn gặp những biểu hiện bất thường trên sau khi uống trà sả. Bạn hãy dừng sử dụng chúng và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm.[1]
Mẩn ngứa da có thể là triệu chứng của dị ứng trà sả
Ai không nên uống trà sả
Mặc dù tốt cho sức khỏe, song bạn không nên uống trà sả nếu:
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm điều trị bệnh tim mạch, tiết niệu…
- Nhịp tim chậm.
- Hạ kali huyết thanh.[1]
Người có nhịp tim chậm không nên uống trà sả
Trà sả có thể tương tác với các loại thuốc khác
Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng trà sả có thể tương tác với một số thuốc điều trị đái tháo đường hoặc huyết áp dẫn đến giảm hoặc tăng cường hoạt động quá mức của thuốc đó. Vì thế, người đang dùng thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống trà sả.[2]
>>>>>Xem thêm: 16 thực phẩm chữa rối loạn cương dương hiệu quả, an toàn
Bạn nên thận trọng khi uống trà sả với các loại thuốc khác
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về công dụng của trà sả đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả người thân và bạn bè xung quanh bạn nhé!