Xỏ khuyên tai được coi là xu hướng làm đẹp được ưa chuộng trong giới trẻ vì nó thể hiện được phong cách và cá tính riêng. Tuy nhiên, việc xỏ khuyên cũng có thể để lại nhiều biến chứng như đau sưng, nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu về một số cách tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai trong bản tin này nhé!
Bạn đang đọc: 4 lưu ý tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai không thể bỏ qua!
Nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên được biểu hiện bởi tình trạng sưng đỏ
Contents
Các bước chăm sóc vết thương ở lỗ xỏ khuyên
Bạn nên cân nhắc kỹ, lựa chọn nơi xỏ khuyên “uy tín và an toàn“, chỉ nên bấm lỗ tai tại những cơ sở đã được cấp phép, người thực hiện được đào tạo bài bản, có trang thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh, sử dụng khuyên không gây dị ứng để hạn chế khả năng bị nhiễm trùng sau khi bấm.
Rửa tay
Rửa tay thật kỹ với xà phòng hoặc nước rửa tay và nước trước khi chạm vào vết thương ở lỗ xỏ khuyên. Vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào vết thương hở trên tai và gây nhiễm trùng.
Trong trường hợp di chuyển bên ngoài, bạn cũng có thể mang theo bên mình các sản phẩm vệ sinh như gel rửa tay khô để sử dụng khi cần thiết, hạn chế tối đa việc đưa tay bẩn chạm vào lỗ bấm chưa lành, gây nhiễm trùng cho tai.
Rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên để tránh nhiễm trùng
Làm sạch xung quanh
Để làm sạch xung quanh lỗ bấm, bạn có thể sử dụng tăm bông được thấm ướt với nước muối sinh lý hay các dung dịch vệ sinh tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha chế dung dịch vệ sinh ở nhà bằng cách cho 1/4 muỗng cà phê muối ăn vào cốc chứa khoảng 250ml nước rồi khuấy đều.
Sau đó, bạn tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát hay ấn quá mạnh vào lỗ bấm khiến cho tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi vệ sinh xung quanh lỗ xỏ, cần vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà xát
Không nên tháo khuyên ra
Hầu hết các lỗ xỏ khuyên sẽ lành trong khoảng sáu tuần, nhưng một số trường hợp có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn. Để duy trì lỗ xỏ khuyên, bạn tuyệt đối không tháo khuyên ra vì lỗ xỏ khuyên sẽ bị bít lại và có thể gây nhiễm trùng bên trong, hãy để nguyên khuyên trong thời gian này, kể cả vào ban đêm.
Không nên tháo khuyên ra do gây bít tắc lỗ xỏ
Các lưu ý khác
Để giữ cho lỗ xỏ khuyên không bị nhiễm trùng, ngoài việc rửa tay trước khi chạm vào tai, thường xuyên làm sạch xung quanh lỗ xỏ hay không nên tháo khuyên, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
- Tránh bơi lội: tránh bơi ở bể bơi, ao, hồ, sông, suối… hay kể cả tắm bồn khi mới xỏ khuyên.
- Không xoay vặn khuyên tai: không nên vặn, xoay khuyên tai khi mới xỏ khuyên vì chà xát quá mức có thể gây kích ứng da và làm chậm quá trình lành vết thương.
Tìm hiểu thêm: 7 cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên biết
Không nên đi bơi khi vừa xỏ khuyên do nguy cơ nhiễm trùng
Một số điều không nên làm sau xỏ khuyên
Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai, bạn cần tránh làm 6 điều sau đây:
- Không nên chạm vào khuyên tai khi tay chưa được rửa sạch (vi khuẩn từ tay có thể nhiễm vào vết thương hở tại lỗ xỏ và gây nhiễm trùng).
- Không va chạm mạnh vào tai trong quá trình sinh hoạt hằng ngày (chải tóc, thay quần áo, nghe điện thoại…).
- Không nên đi bơi hay tắm trong hồ, sông, suối khi lỗ xỏ khuyên vẫn chưa lành. Đây là môi trường tiềm ẩn mầm bệnh và nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng.
- Trong vòng sáu tháng đến một năm kể từ khi lỗ xỏ khuyên lành, không nên đeo các loại khuyên tai quá nặng.
- Quên vệ sinh tai và vị trí xỏ khuyên thường xuyên dẫn đến tích tụ chất bẩn có thể gây kích ứng và nhiễm trùng.
- Không nên tự ý bôi bất kì loại thuốc nào lên lỗ xỏ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hay nhân viên y tế vì có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục của vết thương.[1]
Không tự ý bôi bất kì loại thuốc nào lên lỗ xỏ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
Làm gì khi lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng
Sau khi xỏ khuyên, tai có thể đỏ và sưng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất trong một hoặc hai ngày. Nếu tình trạng cứ tiếp diễn kèm theo tiết dịch mủ vàng tại lỗ xỏ thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Để cải thiện tình trạng nhiễm trùng khi xỏ khuyên ở tai, bạn có thể thử thực hiện phương pháp sau:
- Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chạm lên lỗ xỏ đang nhiễm trùng.
- Làm sạch xung quanh lỗ xỏ khuyên ba lần một ngày bằng dung dịch nước muối vô trùng.
- Lưu ý không sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng như rượu… để vệ sinh tai.
- Có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh không cần kê đơn để bôi lên vùng tai bị nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống và một số thuốc giảm đau, chống viêm nếu cần thiết.
- Không tháo khuyên rời khỏi tai vì có thể làm lỗ xỏ bít lại và tạo áp xe chứa đầy mủ và xác vi khuẩn bên trong.
- Làm sạch lỗ xỏ khuyên ở hai bên dái tai bằng cách đặt bông đã ngấm nước muối lên vùng nhiễm trùng. Sau đó lau sạch lại bằng khăn giấy, tránh các loại giấy hay bông để lại xơ nơi lỗ xỏ.
Khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện, bạn nên duy trì phương pháp này hai lần một ngày cho tới khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn.[2]
Tháo khuyên ra khỏi lỗ xỏ sẽ gây bít lỗ và có nguy cơ hình thành áp xe
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nhiễm trùng khi bấm khuyên tai thường có thể được điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Hãy đến các cơ sở y tế Chuyên Tai Mũi Họng để thăm khám nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài và không cải thiện.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu tại lỗ xỏ của bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý, tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Xuất hiện tình trạng viêm, loét tại lỗ xỏ do khuyên tai ăn sâu vào.
- Chảy máu kéo dài vùng xỏ khuyên (sau 2 ngày kể từ khi xỏ khuyên, lỗ xỏ vẫn còn chảy máu).
- Sưng và đỏ vùng khuyên tai sau đó lan rộng ra vùng lân cận
- Nhiễm trùng không cải thiện khi điều trị tại nhà.[3]
Bạn nên gặp bác sĩ khi tình trạng sưng viêm kéo dài
Chẩn đoán
Thông thường, nhiễm trùng do xỏ khuyên tai có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng như viêm, sưng, đỏ, đau, chảy dịch mủ…
Trong trường hợp có dịch mủ chảy ra tại lỗ xỏ khuyên, nhân viên Y tế sẽ thu lấy mẫu dịch mủ để đem đi nuôi cấy vi khuẩn từ đó có lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Quả tầm xuân: Nguồn gốc, thành phần, lợi ích và tác dụng phụ
Để chẩn đoán, nhân viên y tế có thể nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch mủ
Các bệnh viện có thể thăm khám
Bạn có thể tham khảo một số cơ sở Y tế có Chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín sau:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM…
- Hà Nội: Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai…
Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn những thông tin về cách phòng tránh nhiễm trùng tại lỗ xỏ khuyên tai. Nếu bạn thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!