Bệnh nhân tâm thần là một đối tượng đặc biệt mà bạn cần phải được trang bị kỹ năng đầy đủ nếu muốn sống chung hoặc sống gần họ. Hãy cùng tìm hiểu những cách ứng xử với bệnh nhân tâm thần qua bài viết dưới đây để tránh được những tình huống đáng tiếc nhé!
Bạn đang đọc: 5 cách ứng xử với bệnh nhân tâm thần bạn cần biết
Contents
Cần chú ý đến cảm xúc của người bệnh
Bệnh nhân tâm thần thường có tâm lý bất thường và dễ thay đổi cảm xúc liên tục. Người chăm sóc bệnh nhân hoặc sống gần bệnh nhân nên cẩn thận chú ý đến trạng thái cảm xúc của người bệnh để phản xạ kịp thời trong những tình huống nguy hiểm.
Bên cạnh đó, người ở gần bệnh nhân tâm thần cũng nên tránh bày tỏ hoặc biểu hiện những cảm xúc tiêu cực và thất vọng của bản thân lên người bệnh,không tranh luận căng thẳng, xúc phạm, khinh khi người bệnh về bệnh lý của họ, vì họ rất dễ bị ảnh hưởng và dễ tự ái hơn người bình thường.
Cần chú ý đến cảm xúc của người bệnh tâm thần
Theo dõi việc uống thuốc đúng giờ, đủ liều của người bệnh
Đa số các bệnh tâm thần đều rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Việc gắn bó với thuốc điều trị suốt đời là một tình trạng phổ biến ở người bệnh tâm thần. Tuân thủ uống thuốc đều đặn, và đúng thời điểm có thể giúp họ sinh hoạt bình thường và giảm các triệu chứng của bệnh.
Để đảm bảo liệu trình điều trị của bệnh nhân có hiệu quả tốt nhất, người nhà nên theo dõi việc uống thuốc đúng giờ, đủ liều của người bệnh. Nếu thấy biểu hiện của người bệnh có bất thường cần đưa đi thăm khám lại để bác sĩ có thể cân nhắc tăng, giảm liều thuốc cho phù hợp
Theo dõi việc uống thuốc đúng giờ, đủ liều của người bệnh tâm thần
Tuyệt đối không chọc ghẹo
Chọc ghẹo bệnh nhân tâm thần là hành vi nghiêm cấm không được thực hiện. Nguyên nhân là vì nó sẽ làm cho bệnh nhân khó kiểm soát cảm xúc, thể hiện xu hướng bạo lực để phản kháng.
Do đó, người nhà bệnh nhân nên cẩn thận không để cho những người không hiểu về tình trạng của bệnh nhân chọc ghẹo họ bằng bất kì hành động nào.
Tìm hiểu thêm: Uống rượu bia bao lâu hết nồng độ cồn? Cách giải rượu bia hiệu quả
Chọc ghẹo bệnh nhân tâm thần là hành vi nghiêm cấm không được thực hiện
Cách ly những yếu tố gây nguy hiểm
Đa phần người bệnh tâm thần thường có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực. Do đó, những vật dụng dễ gây tổn thương như dao kéo nên được cất kỹ và tránh khỏi tầm mắt và sự tiếp cận của bệnh nhân.
Những vật dụng dễ gây tổn thương như dao kéo nên được cất kỹ
Xử lý những kỳ thị đối với người bệnh tâm thần
Tuy rằng sự hiểu biết về bệnh lý tâm thần đã được nâng cao đáng kể trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của mạng xã hội, nhiều người vẫn còn giữ tâm lý kỳ thị đối với người bệnh tâm thần.
Những định kiến về bệnh tâm thần có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bị cách ly, bất lực, mất kết nối xã hội, và từ đó làm căn bệnh nặng hơn. Thậm chí, một vài trường hợp người thể hiện hành vi kỳ thị còn bị bệnh nhân tâm thần tấn công đột ngột.
Do đó, khi sống chung hoặc sống gần bệnh nhân tâm thần, chúng ta cần chủ động tìm hiểu để biết rõ về tình trạng người bệnh mắc phải để có cách cư xử hợp lý thay vì có những nghi ngại không có cơ sở.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không? Lưu ý chăm sóc
Chúng ta nên chủ động tìm hiểu tình trạng của người bệnh
Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp thông tin về 5 cách ứng xử với bệnh nhân tâm thần mà bạn nên biết. Nếu thầy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè của bạn nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Sở Y tế Nam Định