Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nhiều người cho rằng việc thải độc gan bằng chanh, sả và gừng là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả. Vậy có nên dùng nước chanh sả gừng giải độc gan hay không, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 6 cách nấu nước chanh sả gừng giải độc gan tại nhà đơn giản, hiệu quả
Contents
Gừng, sả, chanh là gì?
Gừng là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong gừng
Gừng là loại thực vật thuộc họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, thường được dùng làm gia vị và thuốc chữa bệnh. Thành phần hóa học chủ yếu trong gừng là tinh dầu, nhựa dầu, các chất cay. Cứ mỗi 100g gừng có các thành phần dinh dưỡng như:
- 80 calo.
- 1,82g chất đạm.
- 0,75g chất béo.
- 17,8g carbohydrate.
- 2g chất xơ.
- 1,7g đường.
- 16mg canxi.
- 43mg magie.
- 34mg photpho.
- 415mg kali.
- 13mg natri.
- 5mg vitamin C.
- 28,8mg choline.[1][2]
Gừng có vị cay, tính ấm thường được dùng làm gia vị và thuốc chữa bệnh
Sả là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong sả
Cây sả hoặc củ sả là loại cây sống lâu năm, có vị the, tính ấm, dùng làm tăng hương vị cho món ăn và mang lại nhiều lợi ích khác. Thành phần hóa học trong sả chủ yếu là tinh dầu citral, geraniol. Cứ trong 100g sả chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- 99 calo.
- 1,82g chất đạm.
- 0,49g chất béo.
- 25,3g carbohydrate.
- 65mg canxi.
- 60mg magie.
- 101mg photpho.
- 723mg kali.
- 8,17mg sắt.
- 2,6mg vitamin C.
- 1,1mg vitamin B3.[3]
Củ sả thường được sử dụng để làm tăng hương vị cho món ăn
Chanh là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong chanh
Chanh là loại quả mọng thuộc họ cam quýt, có vị chua, thường dùng để pha nước, làm gia vị, món tráng miệng hoặc trang trí cho các món ăn. Trong 100g chanh có các thành phần dinh dưỡng như:
- 24 Kcal.
- 0,9g chất đạm.
- 0,3g chất béo.
- 4,5g carbohydrate.
- 1,3g chất xơ.
- 145mg kali.
- 12mg magie.
- 22mg photpho.
- 77mg vitamin C.
- 40mg calci.[4]
Chanh là loại quả mọng thuộc họ cam quýt, có vị chua và chứa nhiều vitamin C
Uống nước chanh sả gừng mỗi ngày có tốt không?
Nước chanh sả gừng thường dùng để chữa cảm cúm trong Đông y. Tuy nhiên, bạn không nên uống loại nước này trong một thời gian dài bởi nó có thể gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa như chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Không nên sử dụng mỗi ngày vì cơ thể có thể hấp thụ quá nhiều chất từ chanh, sả và gừng. Vì vậy, trước khi. Trước khi sử dụng nước chanh sả gừng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Tốt nhất là bạn nên uống nước chanh sả gừng vào buổi sáng và buổi chiều, đặc biệt là nên uống sau khi ăn 30 phút để tránh kích ứng dạ dày.
Nước chanh sả gừng tốt nhưng không nên dùng thường xuyên
Tác dụng của gừng, sả, chanh trong giải độc gan
Tác dụng của gừng đối với gan
Gừng được cho là có vai trò quan trọng với gan, cụ thể là:
- Gừng phòng ngừa gan nhiễm mỡ: Trong một nghiên cứu gần đây trên chuột, chiết xuất gừng giúp làm giảm đường huyết, giảm nồng độ chất béo trung tính – nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.
- Gừng giải độc gan: Chiết xuất gừng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm độc gan do acetaminophen, CCl4, lindane, mancozeb, brombenzen, kim loại nặng gây ra.[5][6]
Gừng phòng ngừa gan nhiễm mỡ và giải độc gan
Tác dụng của chanh đối với gan
- Phòng ngừa gan nhiễm mỡ: Một nghiên cứu đã chứng minh naringenin – hợp chất thuộc nhóm flavonoid được tìm thấy trong nước chanh giúp giảm chất béo trong gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
- Chống lại độc tố, giải độc gan: Chanh chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, carotenoid giúp gan chống lại tổn thương do độc tố gây ra.
- Ngoài ra, pectin và tinh dầu trong chanh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe niêm mạc ruột mà còn giảm lượng chất thải đến gan qua hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2017 trên chuột cho thấy nước chanh làm giảm tổn thương gan do rượu nhờ đặc tính chống oxy hóa của nó.[7]
Chanh chứa flavonoid giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Tác dụng của sả đối với gan
- Loại bỏ độc tố, giải độc gan: Sả kích hoạt quá trình loại bỏ độc tố có hại và các hóa chất không cần thiết ra khỏi cơ thể nhờ đặc tính lợi tiểu. Ngoài ra, sả còn chứa flavonoid giúp loại bỏ các độc tố gây tổn thương gan.
- Tăng khả năng tái tạo tế bào gan: Sả có tính ấm và kích thích tuần hoàn máu, nhờ đó nó giúp đem oxy đến gan và tăng tái tạo tế bào gan.
Sả kích thích quá trình loại bỏ độc tố gan nhờ đặc tính lợi tiểu
Cách nấu nước gừng sả chanh giải độc gan
Nước chanh sả gừng giải độc gan công thức số 1
Cách nấu nước chanh sả gừng đơn giản với nguyên liệu và cách làm như sau:
- Thành phần: 5 cây sả, 2 quả chanh, 1 củ gừng lớn, 750g đường thốt nốt.
- Cách làm: Gừng gọt vỏ, thái mỏng. Sả lột vỏ ngoài, đập dập cắt khúc 5cm. Đun sôi 2 lít nước cùng 750g đường thốt nốt cho đến khi đường tan, thêm sả và gừng vào đun kỹ 15 – 20 phút. Tắt bếp, vắt chanh và thưởng thức.
- Lưu ý sử dụng: Bạn nên uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Không nên uống lúc đói để tránh đau dạ dày. Nếu bạn đang giảm cân, hãy thay đường bằng mật ong và thêm nó sau khi đun sả, gừng.
Tìm hiểu thêm: 16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ
Công thức nấu nước chanh sả gừng thơm ngon bổ dưỡng
Nước chanh sả gừng giải độc gan công thức số 2
Nguyên liệu và các bước thực hiện nấu nước chanh sả gừng số 2 như sau:
- Thành phần: 1 củ gừng, 3 cây sả, 100ml mật ong nguyên chất, 2 quả chanh tươi, 500ml nước đun sôi.
- Cách làm: Sả, chanh rửa sạch, thái lát, đun sôi với 500ml nước. Sau khi sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa để tinh chất ra hết. Tắt bếp, vắt chanh, cho ra cốc. Thêm mật ong vào bình thủy tinh, đổ hỗn hợp trên vào bình, khuấy đều tay.
- Lưu ý sử dụng: Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 100ml.
Nước chanh sả gừng có vị chua ngọt vừa phải
Nước chanh sả gừng với quế
Nguyên liệu và các bước thực hiện nấu nước chanh sả gừng, quế như sau:
- Thành phần: 1 thanh quế, 1 củ gừng, 3 cây sả, 1/4 củ nghệ, 1/4 muỗng cà phê ớt bột/ớt cayenne, 1 quả chanh tươi, 1/2 thìa mật ong.
- Cách làm: Gừng, sả thái lát mỏng đun sôi với 500ml nước trong 10 phút. Sau đó, thêm 1 thanh quế và nghệ, ớt bột vào, đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp, thêm mật ong và chanh, để nguội, lọc lấy nước.
- Lưu ý sử dụng: Uống 2-3 ly mỗi ngày khi đói để hấp thu tối đa các dưỡng chất, đặc biệt vào buổi tối giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sử dụng trong khoảng 3-7 ngày.[8]
Bạn có thể uống nước chanh sả gừng với quế 2 – 3 ly/ngày
Trà gừng chanh mật ong giải độc gan
Nguyên liệu và các bước thực hiện nấu trà gừng mật ong như sau:
- Thành phần: 1 củ gừng, 1 gói trà túi lọc, 2 muỗng cà phê mật ong, 500ml nước.
- Cách làm: Gừng thái lát đun sôi với 500ml nước trong 5 – 10 phút thì vớt gừng ra. Ngâm trà túi lọc với 500ml trên, 5 – 10 phút thì vớt trà ra. Rót 100ml trà ra ly, thêm mật ong vào khuấy đều.
- Lưu ý sử dụng: Uống 2 – 3 ly/ngày, khi bụng đói để hấp thu tối đa các dưỡng chất và vào buổi tối giúp ngủ ngon. Dùng trong 3 – 7 ngày.[8]
Trà gừng chanh mật ong hỗ trợ giải độc gan hiệu quả
Trà chanh gừng giải độc gan
Nguyên liệu và các bước thực hiện nấu trà chanh gừng như sau:
- Thành phần: 1 củ gừng, 1 gói trà túi lọc, 1 quả chanh, 500ml nước.
- Cách làm: Gừng thái lát đun sôi với 500ml nước trong 5 – 10 phút thì vớt gừng ra. Ngâm trà túi lọc với 500ml trên, 5 – 10 phút thì vớt trà ra. Rót 100ml trà ra ly, vắt chanh vào khuấy đều.
- Lưu ý sử dụng: Uống trà chanh gừng mỗi ngày, tối đa 3 lần/ngày.[9]
Bạn có thể uống trà chanh gừng hàng ngày
Cách giải độc gan với gừng, chanh, sả, đường phèn, muối
Nguyên liệu và các bước thực hiện nấu nước chanh sả gừng như sau:
- Thành phần: 4 quả chanh không hạt, 100g gừng, 10 cây sả, 500g đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối, 2,5 lít nước.
- Cách làm: Cho vào nồi 2,5 lít nước đun sôi cùng đường phèn cho đến khi đường tan. Thêm sả đập dập vào nồi, nấu 5 phút, sau đó thêm gừng đập dập, ½ thìa cà phê muối đun 1 phút, tắt bếp. Vắt nước cốt chanh vào, để nguội, thưởng thức.
- Lưu ý sử dụng: Có thể thay đường phèn bằng đường ăn kiêng.
Cách nấu nước chanh sả gừng đơn giản và đem lại hiệu quả giải độc gan tốt
Lưu ý khi sử dụng gừng, sả, chanh để giải độc gan
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm khi dùng gừng, sả, chanh:
- Uống nước chanh sả gừng trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn.
- Uống nước chanh sả gừng sau bữa ăn khoảng 30 phút để không gây ra tình trạng đau dạ dày.
- Không nên uống nước sả khi đói, đặc biệt là nếu bạn có vấn đề về dạ dày hoặc cao huyết áp, để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
- Chỉ nên uống 1 ly/ngày trong 2 tuần liên tiếp.
- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, phát ban, kích ứng da hoặc buồn nôn khi uống nước chanh sả gừng, hãy ngừng sử dụng.
- Gừng có khả năng làm loãng máu, vì vậy cần thận trọng cho những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin, clopidogrel, aspirin.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú vì sả có thể kích thích tử cung và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây sảy thai.[10][11][12]
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn giải đáp thắc có nên uống nước chanh sả gừng giải độc gan hay không. Để đạt được hiệu quả khi sử dụng, hãy dùng với liều lượng vừa phải và kết hợp thêm các phương pháp giải độc gan khác nhé!
Ginger root, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169231/nutrients
Cây sả
https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/cay-sa
Chanh
https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/chanh
Ginger Protects the Liver against the Toxic Effects of Xenobiotic Compounds: Preclinical Observations
https://www.researchgate.net/publication/315454151_Ginger_Protects_the_Liver_against_the_Toxic_Effects_of_Xenobiotic_Compounds_Preclinical_Observations
Ginger Supplementation in Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Pilot Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4834197/
The Effect of Lemon Juice on Liver Function
https://www.livestrong.com/article/286438-the-effect-of-lemon-juice-on-liver-function/
Try This Ginger Lemon Honey Tea Detox Recipe: A Complete Guide
https://www.detoxwater.com/ginger-lemon-honey-tea-detox/
Lemon Ginger Tea (Detox Tea Recipe)
What Are the 13 Benefits of Drinking Lemon-Ginger Tea Before Bed?
https://www.medicinenet.com/13_benefits_of_lemon-ginger_tea_before_bed/article.htm
What are the health benefits of lemongrass tea?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321969
Lemongrass – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-719/lemongrass
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm bao quy đầu phổ biến có thể bạn đang gặp phải