HIV không lây qua đường nào? 7 con đường an toàn bạn nên biết

Nhờ truyền thông nâng cao hiểu biết của người dân với HIV, hầu hết mọi người đều biết rằng căn bệnh này thường lây lan qua quan hệ tình dục và dùng chung bơm kim tiêm. Nhưng những hành vi nào khác không là yếu tố nguy cơ? Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Kenshin trả lời câu hỏi HIV không lây qua đường nào.

Virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh

Không khí hoặc nước

HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người, như trong không khí hay nước. Trong phòng lab, khi được đặt trong không khí, virus HIV mất khả năng lây bệnh từ 90 – 99 % chỉ trong vài giờ. Chúng cũng không thể tồn tại trong nước, do đó việc chia sẻ không gian sống, bể bơi hay bồn tắm với người mắc bệnh HIV là hoàn toàn an toàn.

Chia sẻ không gian sống không là yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV

Muỗi, bọ ve hoặc các loại côn trùng khác

Trên thực tế, khi bị muỗi cắn, chúng chỉ tiết ra một ít nước bọt chứ không truyền ngược máu sang cơ thể người. Hơn nữa, HIV không thể sinh sản bên ngoài vật chủ là con người, không thể tồn tại trong côn trùng hay bọ ve, nên chúng không thể theo đường nước bọt, gây bệnh cho người.

Vì vậy, côn trùng không thể là vật trung gian truyền HIV như một số bệnh truyền nhiễm khác.

Virus HIV không thể sông trong cơ thể muỗi cũng như các côn trùng khác

Nước bọt, nước mắt, mồ hôi, phân hoặc nước tiểu không lẫn với máu

Trong lây nhiễm HIV, dịch tiết cơ thể có nguy cơ truyền virus là máu, sữa mẹ, dịch tiết sinh dục. Các dịch tiết khác (nước bọt, nước mắt, mồ hôi, phân hoặc nước tiểu không lần với máu) được xem là an toàn khi tiếp xúc, dù khả năng lây nhiễm của chúng gia tăng đáng kể khi bị hòa lẫn với các dịch tiết có nguy cơ truyền bệnh (máu, dịch tiết sinh dục,…).

Mồ hôi không có khả năng truyền HIV từ người này sang người khác

Bắt tay, ôm ấp, dùng chung nhà vệ sinh

HIV không thể lây nhiễm qua da khỏe mạnh, không trầy xước. Những tiếp xúc da như bắt tay, ôm ấp với người bệnh HIV sẽ không khiến bạn mắc bệnh.

Dùng chung nhà vệ sinh với người bệnh cũng không có khả năng lây nhiễm.

Mọi người có thể bắt tay hay ôm ấp người bệnh HIV

Dùng chung bát đĩa, dao nĩa, hoặc ly uống nước

Trên thực tế, chưa có ghi nhận nào về trường hợp khai báo lây nhiễm qua các tiếp xúc như dùng chung bát đĩa, dao nĩa, hay uống chung ly nước. Tuy nhiên, khi chung sống với người nhiễm HIV, do tính chất tiếp xúc lâu dài, liên tục nên có thể làm gia tăng nguy cơ lây bệnh, đặc biệt là vào những đợt bệnh cấp tính như lao phổi, nấm miệng, loét miệng,…

Cần lưu ý không được dùng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng. Những đồ dùng cá nhân này có nguy cơ lây truyền bệnh trong trường hợp dính máu do chảy máu chân răng hay rách da khi dùng dao cạo.

Có thể sử dụng chung chén bát, dao nĩa với bệnh nhân HIV

Hôn môi kín hoặc hôn xã giao

Như đã đề cập ở trên, nước bọt đơn thuần không có khả năng lây nhiễm virus HIV từ người bệnh sang người lành. Vậy nên hành vi hôn môi là an toàn, khi dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt. Tuy nhiên, cần chú ý đến trường hợp nước bọt bị lẫn máu do viêm lợi. Dù nguy cơ lây nhiễm thấp hơn các tiếp xúc tình dục khác, hành vi này cần được cân nhắc cẩn thận, nhất là đối với người lành chung sống với người nhiễm HIV.

Hành vi hôn môi là an toàn khi nước bọt không lẫn máu

Các hoạt động tình dục không trao đổi chất lỏng cơ thể

Nếu không trao đổi chất lỏng cơ thể với người mắc HIV khi quan hệ tình dục, HIV không thể xâm nhập vào cơ thể, tấn công và hủy hoại sức khỏe của bạn tình.

 Các hoạt động tình dục không trao đổi dịch tiết cơ thể không làm lây nhiễm HIV

HIV đe dọa sức khỏe của bệnh nhân và xã hội. Tuy nhiên chỉ cần hiểu biết về bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hay tiếp xúc với bệnh nhân HIV một cách an toàn. Hãy chia sẻ đến bạn bè người thân nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo: Healthline; HIV.gov; Everyday Health; Aidsmap; CDC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *