Viêm tai giữa là tình trạng bệnh lý có thể tự khỏi nhưng cũng có khi gây những biến chứng nguy hiểm. Cùng Kenshin tìm hiểu 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp và cách nhận biết chúng nhé!
Bạn đang đọc: 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp bạn cần chú ý
Contents
Viêm xương chũm
Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài tai giữa và vào vùng xương bên dưới tai (xương chũm), biến chứng viêm xương chũm có thể xuất hiện. Các triệu chứng của viêm xương chũm có thể bao gồm:
- Sốt cao.
- Sưng ở sau tai.
- Đỏ và đau hoặc đau sau tai.
- Chảy mủ từ tai.
- Đau đầu.
- Mất thính lực.
Viêm xương chũm thường cần được điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch kháng sinh. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu tai và loại bỏ phần bị nhiễm trùng.
Viêm xương chũm là một biến chứng của viêm tai giữa
Viêm tai Cholesteatoma
Viêm tai Cholesteatoma có biểu hiện là một tập hợp các tế bào da bất thường bên trong tai. Dạng viêm tai này xảy ra có thể do nhiễm trùng tai giữa tái phát hoặc dai dẳng. Nếu không được điều trị, Cholesteatoma cuối cùng có thể làm hỏng các cấu trúc sâu bên trong tai, chẳng hạn như các xương nhỏ cần cho thính giác.
Các triệu chứng của cholesteatoma có thể bao gồm:
- Mất thính lực.
- Yếu một nửa bên mặt.
- Chóng mặt.
- Ù tai – nghe thấy âm thanh từ bên trong cơ thể chứ không phải từ nguồn bên ngoài.
Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ các tế bào Cholesteatoma.
Viêm tai Cholesteatoma đặc trưng bởi khối biểu bì bất thường trong tai
Viêm mê đạo tai
Trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể lan vào tai trong và ảnh hưởng đến một cấu trúc nằm sâu bên trong tai gây viêm mê đạo tai. Các triệu chứng của viêm mê đạo tai có thể bao gồm:
- Chóng mặt (cảm giác môi trường xung quanh đang di chuyển).
- Mất thăng bằng.
- Mất thính lực.
Các triệu chứng của viêm mê đạo tai thường tự hết trong vài tuần. Có thể điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng và điều trị nhiễm trùng cơ bản.
Viêm mê đạo tai có thể tự khỏi
Chậm nói
Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị nhiễm trùng tai ảnh hưởng đến thính giác khi chúng còn rất nhỏ thì khả năng phát triển ngôn ngữ và lời nói của chúng có thể bị ảnh hưởng.
Một phân tích gộp trên 14 nghiên cứu cho thấy ít có mối liên hệ giữa biến chứng mất thính giác của viêm tai giữa với sự phát triển khả năng nói của trẻ em. [1] Tuy vậy, phụ huynh vẫn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu lo lắng về sự phát triển của con mình tại bất kỳ thời điểm nào.
Viêm tai giữa thường xuyên ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến chậm nói
Liệt mặt
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng sưng tấy do viêm tai giữa có thể khiến dây thần kinh mặt bị chèn ép. Dây thần kinh mặt là một phần dây thần kinh chạy qua hộp sọ và phối hợp với não bộ trong điều khiển các biểu hiện trên khuôn mặt. Sự chèn ép của dây thần kinh mặt có thể dẫn đến liệt mặt, nghĩa là một người không thể cử động một phần hoặc toàn bộ khuôn mặt của họ.
Liệt mặt có thể gây hoang mang cho người bệnh khi mới bắt đầu vì có triệu chứng tương tự như đột quỵ. Tuy nhiên, tình trạng này thường khỏi sau khi nhiễm trùng tai đã khỏi và hiếm khi gây ra bất kỳ hậu quả lâu dài nào.
Tìm hiểu thêm: Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Liệt mặt là một biến chứng của viêm tai giữa
Viêm màng não
Một biến chứng rất hiếm gặp và nghiêm trọng của bệnh viêm tai giữa là viêm màng não. Điều này có thể xảy ra nếu nhiễm trùng lan đến lớp bảo vệ bên ngoài của não và tủy sống (màng não). Các triệu chứng của viêm màng não có thể bao gồm:
- Nhức đầu dữ dội.
- Sốt cao.
- Cổ cứng.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Thở nhanh.
- Phát ban đỏ lấm tấm không đổi màu.
Nếu xảy ra biến chứng viêm màng não, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Điều trị viêm màng não thường cần truyền tĩnh mạch nhỏ giọt kháng sinh.
Viêm màng não là một biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa
Áp xe não
Một biến chứng rất hiếm gặp và nghiêm trọng khác của viêm tai giữa là áp xe não. Đây là tình trạng sưng tấy chứa đầy mủ phát triển bên trong não. Các triệu chứng của áp xe não có thể bao gồm:
- Đau đầu dữ dội.
- Thay đổi trạng thái tinh thần, chẳng hạn như nhầm lẫn.
- Yếu hoặc tê liệt ở một bên của cơ thể.
- Sốt cao.
- Co giật.
Nếu phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng trên, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Áp xe não thường được điều trị bằng cách kết hợp dùng kháng sinh và phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ mở hộp sọ và dẫn lưu mủ ra khỏi ổ áp xe hoặc cắt bỏ hoàn toàn ổ áp xe.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng tai có thể chỉ ra một số biến chứng. Người bệnh phải được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Liên hệ bác sĩ nếu gặp các trường hợp sau:
- Các triệu chứng kéo dài hơn một ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Đau tai dữ dội.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi khó ngủ hoặc khó chịu sau khi bị cảm lạnh. hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
- Tai chảy ra dịch, mủ hoặc máu.
>>>>>Xem thêm: Gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn gạo lứt có giảm cân không
Tham khảo các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tai giữa và các biến chứng của nó. Bạn hãy liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất khi có các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa để tránh các biến chứng nguy hiểm nhé!
Nguồn: NHS Inform, Mayo Clinic