Ráy tai đôi khi có thể làm bạn cảm thấy ngứa và khó chịu ở tai. Hãy cùng tìm hiểu ngay những cách lấy ráy tai an toàn trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 7 cách lấy ráy tai an toàn và đơn giản bạn cần biết
Contents
Thuốc nhỏ làm sạch tai không kê đơn
Nếu bạn có một lượng ráy tai ít, bạn có thể loại bỏ ráy tai bằng cách sử dụng các loại thuốc nhỏ làm sạch tai không kê đơn.
Các bước sử dụng thuốc nhỏ làm sạch tai như sau:
- Nằm nghiêng.
- Nhỏ vài giọt dung dịch làm sạch vào tai theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
- Giữ yên tư thế nằm nghiêng trong khoảng 5 phút để dung dịch làm sạch ngấm vào tai và làm mềm ráy tai của bạn.
- Ngồi dậy và lấy khăn giấy sạch để hứng hết chất lỏng cùng với ráy tai chảy ra khỏi ống tai.
Sử dụng thuốc nhỏ làm sạch tai không kê đơn là một phương pháp an toàn
Ống tiêm bóng đèn
Bạn có thể phải sử dụng ống tiêm bóng đèn có bán tại các hiệu thuốc để làm sạch ráy tai. Cách làm như sau:
- Đổ đầy nước ấm (35 – 45 độ C) vào ống tiêm.
- Đặt ống tiêm gần lỗ tai và cẩn thận bóp bầu ống.
- Nước ấm sẽ tràn vào tai, làm ráy tai mềm và tan ra.
- Nghiêng đầu sang một bên để nước cùng ráy tai chảy ra ngoài.
Một vài lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng phương pháp này là:
- Rửa tai thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương màng nhĩ.
- Không sử dụng phương pháp này nếu bạn bị thủng màng nhĩ hoặc đã từng phẫu thuật màng nhĩ.
- Nước không nên quá nóng hoặc quá lạnh, lý tưởng nhất là 40 độ C.
Bạn có thể sử dụng ống tiêm bóng đèn để làm sạch tai
Dầu dừa hoặc dầu ô liu
Dầu dừa và dầu oliu là 2 loại dầu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tai chống lại vi khuẩn và viêm nhiễm. Axit béo và vitamin E trong các loại dầu này giúp bôi trơn ống tai, giữ cho tai đủ độ ẩm và làm mềm ráy tai rất tốt. Bôi dầu dừa hay dầu ô liu vào trong tai khoảng 2-3 phút trước khi làm sạch tai có thể giúp bạn lấy ráy tai ra một cách dễ dàng hơn mà không làm tổn thương tai.
Dầu dừa có thể làm mềm ráy tai
Giấm táo
Giấm táo cũng có thể giúp bạn lấy ráy tai dễ dàng và an toàn hơn. Nó có tác dụng cân bằng độ pH trong vùng ống tai, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ loại bỏ các vi sinh vật ra khỏi ống tai, do đó có ích cho việc phòng ngừa viêm tai.
Cho khoảng 2 – 3 giọt giấm táo vào tai sau đó nghiêng đầu cho dung dịch chảy ra ngoài. Sau khoảng 2-3 phút bạn có thể lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.
Sử dụng giấm táo giúp lấy ráy tai dễ dàng hơn
Dầu hạnh nhân
Tương tự như dầu dừa và dầu ô liu, dầu hạnh nhân là nguồn dồi dào vitamin E và axit béo rất hữu ích để lấy ráy tai an toàn.
Bạn chỉ cần bôi một chút dầu hạnh nhân vào trong tai và để từ 2 – 3 phút sau đó nhẹ nhàng lau sạch đi bằng khăn mềm, các chất này có thể giúp làm mềm ráy tai, đồng thời bôi trơn ống tai và làm dịu cảm giác ngứa ở tai giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Dầu hạnh nhân giúp làm dịu viêm ngứa ở tai
Hydrogen peroxide (oxy già)
Sử dụng oxy già để loại bỏ ráy tai là một phương pháp rất phổ biến. Bạn có thể nhỏ một vài giọt oxy già vào miếng bông gòn ẩm và áp nó vào tai để làm sạch tai.
Một cách khác là nhỏ trực tiếp dung dịch oxy già vào ống tai, giữ dung dịch ở trong ống tai từ 3 – 5 phút. Sau đó nghiêng đầu sang hướng khác để chất lỏng bao gồm oxy già và ráy tai chảy ra ngoài.
Thực hiện làm sạch tai bằng oxy già mỗi tháng 1 lần sẽ giúp cho tai bạn được thông thoáng, sạch sẽ và tránh nguy cơ bị tắc ráy tai.
Những người từng phẫu thuật tai không nên áp dụng phương pháp này vì dễ gây nhiễm trùng. Thay vào đó bạn hãy sử dụng một chiếc khăn để làm sạch tai ngoài (phần tai bạn có thể nhìn thấy).
Tìm hiểu thêm: Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô lớn
Bạn nên làm sạch tai bằng oxy già mỗi tháng 1 lần
Sử dụng Glycerine
Glycerine là một thành phần trong thuốc nhỏ tai có tác dụng làm mềm ráy tai, khiến cho việc loại bỏ ráy tai trở nên dễ dàng chỉ trong vài phút. Nó cũng giúp làm sạch ống tai, ngăn ngừa nhiễm trùng tai và ù tai.
Cách sử dụng cũng tương tự như các phương pháp trên, đó là nhỏ một vài giọt thuốc nhỏ tai có chứa glycerin vào tai và giữ yên trong vài phút, sau đó nghiêng đầu để dung dịch cùng với ráy tai chảy hết ra ngoài.
Sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa glycerine giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai
Những cách lấy ráy tai có hại
- Các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng tăm bông để ngoáy tai vì khi đưa tăm bông vào ống tai có thể khiến ráy tai bị đẩy vào sâu trong ống tai và tạo ra khối tắc lớn bịt kín ống tai.
- Một số người còn dùng kẹp tóc nhỏ bằng kim loại để tự lấy ráy tai, cách này có thể khiến màng nhĩ bị thủng vì bị đầu nhọn chọc vào.
- Phương pháp dùng nến rỗng ruột để tạo lực hút và hút ráy tai ra ngoài cũng không thực sự an toàn do sức nóng có thể làm bỏng màng nhĩ và sáp nến có thể mắc kẹt trong tai gây nguy hiểm.
- Dùng bơm tiêm bơm nước vào trong tai để rửa tai cũng có thể làm nước tắc lại phía sau ráy tai, khiến cho ráy tai bị ẩm và nở ra, gây bít tắc ống tai.
Sử dụng bông ngoáy tai khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong tai
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn là người có nhiều ráy tai một cách tự nhiên do cơ địa, bạn có thể tới bác sĩ tai mũi họng định kỳ mỗi 6 tháng tới 1 năm. Các bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ đặc biệt để lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn nhất.
Tình trạng tắc ráy tai do ráy tai bị tích tụ quá nhiều đôi khi có thể xảy ra ở một số người. Hầu hết các trường hợp tắc ráy tai có thể xử trí tại nhà. Dù vậy, ống tai và màng nhĩ của chúng ta rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nên để an tâm, bạn có thể đến gặp bác sĩ để lấy ráy tai an toàn hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đã xử lý tắc ráy tai ở nhà mà vẫn không thuyên giảm, thậm chí tình hình còn trở nên tồi tệ hơn sau vài ngày. Đây là lúc bạn cần phải đi khám để được điều trị một cách thích hợp.
Một số triệu chứng khác bạn nên lưu ý để đi khám kịp thời bao gồm:
- Đau trong tai.
- Ù tai.
- Chóng mặt.
- Cảm giác đầy tai.
- Khó nghe hoặc mất thính lực tạm thời.
- Tai chảy máu hoặc chảy dịch lạ.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Phương pháp khám tai thường thấy là nội soi tai. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và quan sát bên trong tai của bạn để phát hiện tắc nghẽn hoặc các bất thường và sau đó chỉ định phương án điều trị thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Thực hư chuyện dầu cá omega 3 làm thủng thùng xốp
Bác sĩ sẽ thăm khám và nội soi tai để chỉ định điều trị thích hợp
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng
Nếu bạn gặp các vấn đề kể trên, hãy nhanh chóng đến chuyên khoa tai mũi họng của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Mời bạn tham khảo một số bệnh viện sau đây:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108…
Trên đây là những phương pháp lấy ráy tai an toàn và đơn giản bạn cần biết. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy nhanh tay lưu lại ngay và chia sẻ cho những người thân yêu bạn nhé!