Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Rate this post

Lách là cơ quan quan trọng liên quan đến hệ tạo máu và miễn dịch của cơ thể. Lách to chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ thống miễn dịch, tuần hoàn và tiêu hóa. Vậy lá lách to có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Nguyên nhân, triệu chứng của lách to

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là:

  • Nhiễm virus gây tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn như giang mai, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, sán.
  • Tình trạng xơ gan.
  • Các bệnh lý tan máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh hồng cầu hình tròn gây ra tan máu sớm hơn bình thường.
  • Các bệnh lý liên quan đến quá trình tăng sinh bất thường các tế bào máu như bạch cầu cấp, ung thư tủy xương, bệnh Hodgkin.
  • Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như bệnh Gaucher và bệnh Niemann-Pick.
  • Một số bệnh lý gây tăng áp lực tĩnh mạch của lách như cục máu đông tại tĩnh mạch lách, suy tim.
  • Một số bệnh lý liên quan đến bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm khớp dạng thấp diễn ra trong thời gian dài.[1]

Trong một số trường hợp, lách to thường không biểu hiện ra bên ngoài. Một số dấu hiệu có thể gặp của tình trạng lách to là:

  • Đau bụng bên trái, cơn đau có thể lan lên vai trái.
  • Xuất hiện cảm giác no mặc dù không ăn hoặc ăn rất ít.
  • Xuất hiện tình trạng thiếu máu như da xanh xao, niêm mạc (lưỡi, mắt) nhợt nhạt, dễ rụng tóc, móng tay, móng chân dễ gãy.
  • Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn bình thường.
  • Dễ chảy máu gây ra tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân.[2]

Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Bệnh hồng cầu hình liềm là một trong những nguyên nhân gây ra lách to

Lá lách to có nguy hiểm không?

Lách là một cơ quan quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Chính vì vậy, lách to có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: vì lách là cơ quan quan trọng của hàng rào miễn dịch nên khi lách to sẽ dẫn tới tình trạng hệ miễn dịch suy yếu. Điều này dẫn tới tình trạng nhiễm trùng thường xuyên xảy ra.
  • Hoại tử lách: khi kích thước lách quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình cấp máu cho cơ quan này. Khi lách không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn tới hoại tử các tế bào lách.
  • Vỡ lách: lách to sẽ dễ bị tổn thương hơn do va đập, chấn thương hay áp lực bên ngoài. Nếu lách bị vỡ, máu sẽ chảy vào ổ bụng, gây sốc và nguy hiểm đến tính mạng.[3]

Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Lách to có thể gây nên tình trạng hoại tử lách

Cách chẩn đoán lách to?

Bình thường, khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng lách to. Tuy nhiên, để xác định chẩn đoán, bệnh nhân sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm bao gồm:

  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner): xác định kích thước của lách và tình trạng các cơ quan lân cận.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): theo dõi lưu lượng máu qua lá lách.
  • Công thức máu: đánh giá số lượng tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.

Khi xác định lách tăng kích thước, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như:

  • Xét nghiệm máu: kiểm tra công thức máu, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
  • Chức năng gan: kiểm tra các chỉ số liên quan đến các bệnh lý về gan như men gan, bilirubin trong máu.
  • Sinh thiết tủy xương: chọc hút tủy xương để đánh giá sự phát triển của các tế bào máu.
  • Khi phát hiện những dấu hiệu gợi ý những bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm liên quan khác.[4]

Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Siêu âm giúp xác định kích thước của lách

Các phương pháp điều trị lá lách to

Lá lách to có thể chữa được nếu xác định và điều trị đúng nguyên nhân gây sưng lách. Một số phương pháp điều trị lách to như:

Điều trị nguyên nhân

Bác sĩ sẽ tập trung điều trị tận gốc nguyên nhân dẫn đến tình trạng lách to. Khi các bệnh lý này cải thiện, lách có thể trở về kích thước bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp không thể xác định được nguyên nhân và bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, việc can thiệp có thể không cần thiết. Thay vào đó, người bệnh sẽ được khuyến nghị tái khám sau 6 đến 12 tháng để theo dõi tình hình.[4]

Tìm hiểu thêm: Bà bầu có sử dụng Vitamin E được không? Những lưu ý khi dùng

Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Điều trị nguyên nhân có thể làm biến mất tình trạng lách to

Phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp thường dùng khi lách to gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc khi bác sĩ không thể xác định, điều trị được nguyên nhân.

Sau khi cắt lách, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và các nhiễm trùng hay gặp khác nếu được bác sĩ tư vấn.
  • Liên hệ với bác sĩ khi bị sốt.
  • Tránh đi du lịch ở những nơi thường xuyên xuất hiện dịch bệnh.[5]

Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp xuất hiện những biến chứng nguy hiểm

Lách to là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Nội để được thăm khám và điều trị nhé!

  • Enlarged spleen (splenomegaly)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/enlarged-spleen/symptoms-causes/syc-20354326

  • Enlarged Spleen

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17829-enlarged-spleen

  • Enlarged spleen (splenomegaly)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/enlarged-spleen/diagnosis-treatment/drc-20354331

  • Enlarged spleen (splenomegaly)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/enlarged-spleen/diagnosis-treatment/drc-20354331

  • Xem thêm Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

    >>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh u máu ở người lớn và chi phí điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *