Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp

Rate this post

Giảo cổ lam từ lâu đã được sử dụng trong y học, gần đây Giảo cổ lam còn được cho là có khả năng ổn định huyết áp. Vậy tuyên bố này có thực sự đúng hay không, hãy tiếp tục đọc bài viết sau.

Bạn đang đọc: Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp

Từ lâu huyết áp là vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, đây là một bệnh lý mãn tính, hiện nay mục tiêu trong điều trị vẫn là giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép. Việc nghiên cứu điều trị tăng huyết áp luôn rất được quan tâm, đặc biệt là các thuốc từ thảo dược. Giảo cổ lam trong vòng gần 10 năm trở lại đây được Việt Nam nghiên cứu và sử dụng vì nhiều lợi ích xoay quanh các căn bệnh như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay béo phì…Bài viết sau sẽ cung cấp một số bằng chứng về lợi ích của giảo cổ lam đối với tăng huyết áp.

Giảo cổ lam có tác dụng trong việc ổn định huyết áp

Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp

Bạn có biết các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tăng huyết áp thường liên quan đến thừa cân, béo phì, đái tháo đường, mỡ máu cao và xơ vữa động mạch…Việc kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu có liên quan mật thiết đến hạn chế các nguy cơ gây bệnh, và Giảo cổ lam thực sự đã được dùng lâu đời để điều trị các căn bệnh trên, đặc biệt là đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng đó:

– Như trong nghiên cứu về tác dụng chống tiểu đường của trà Giảo cổ lam ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 được chỉ định ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đây là Giảo cổ lam có thể giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường [nguon title=”Antidiabetic Effect of Gynostemma pentaphyllum Tea in Randomly Assigned Type 2 Diabetic Patients” link=”https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/abstract/10.1055/s-0030-1248298″][/nguon].

– Ngoài ra trong nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất Giảo cổ lam dạng uống trên đối tượng nam giới và phụ nữ trưởng thành thừa cân: một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược, các nhà nghiên cứu tại Úc đã dùng 450mg chiết xuất Giảo cổ lam, hoặc giả dược cho các nhóm trong 117 người đàn ông và phụ nữ thừa cân. Họ đã theo dõi sự tiến bộ của họ trong 16 tuần [2].

Vào cuối nghiên cứu, nhóm dùng Giảo cổ lam cho thấy tổng trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng khối lượng chất béo giảm đáng kể khi so sánh với nhóm dùng giả dược. Từ đó cho thấy Giảo cổ lam có khả năng thay đổi khối lượng chất béo và sự phân bố chất béo ở nam và nữ thừa cân và béo phì so với giả dược.

– Hơn thế nữa trong một nghiên cứu trên động vật về tác dụng chống tăng lipid máu bằng phyto preventative của Giảo cổ lam ở chuột, đã chứng minh hiệu quả của Giảo cổ lam, trong việc giảm triglycerid, cholesterol và nitrit trong bệnh tăng lipid máu cấp tính [3].

Từ nghiên cứu nitric oxide trong bệnh tăng huyết áp, ta hiểu chức năng chính của nitric oxide nội mô là mở rộng mạch máu (giãn mạch), làm tăng lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của tất cả các mô và cơ quan. Nếu không có nitric oxide, các động mạch co lại và yêu cầu huyết áp cao hơn để duy trì lượng máu đến mô đầy đủ. Ngoài ra, thiếu nitric oxide làm tăng số lượng tế bào cơ trơn, cũng có thể dẫn đến huyết áp cao hơn [4].

Và đặc biệt là khả năng hạ huyết áp đã được chứng minh của Giảo cổ lam ít nhất một phần là do nó kích thích sản xuất nitric oxide nội mô từ nghiên cứu gypenosides từ Giảo cổ lam giải phóng trực tiếp oxide nitric [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1089860399902458″][/nguon].

Vậy qua những nghiên cứu trên ta có thể thấy rằng Giảo cổ lam có thể ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh là nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến tăng huyết áp.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu thêm về tác dụng trực tiếp của Giảo cổ lam đối với sự ổn định huyết áp là cần thiết, đặc biệt là các thử nghiệm lâm sàng trên đối tượng là con người.

Liều lượng và cách dùng Giảo cổ lam trong điều trị huyết áp

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh gout để điều trị hiệu quả

Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp

Từ lâu Giảo cổ lam được sử dụng như một loại trà, nhưng có ít nghiên cứu về liều lượng cụ thể để điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều sản phẩm như trà khô, viên uống, bột, cao chứa chiết xuất Giảo cổ lam trên thị trường, nên bạn có thể tuân theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nếu sử dụng trà giảo cổ lam, chuyên trang sức khỏe healthline khuyến nghị bạn nên uống 2 – 4 ly trà mỗi ngày.

Ngoài ra trong các cuộc nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày uống 6g trà có thể có hiệu quả và 10g chiết xuất mỗi ngày đối với bệnh nhân tăng cholesterol máu.

Bạn nên uống trà pha trong ngày, không sử dụng trà để qua đêm để tránh trà bị ôi thiu, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,..

Những lưu ý khi sử dụng Giảo cổ lam trong điều trị huyết áp

Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp

>>>>>Xem thêm: 12 loại nước uống mát gan trị mụn hiệu quả, dễ làm và lưu ý khi uống

Giảo cổ lam có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, nó có thể khiến bạn buồn nôn và tăng nhu động ruột, hãy theo dõi tác dụng phụ, nếu như ngày càng tiến triển nặng mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên dừng sử dụng và nói chuyện với bác sĩ.

Thông thường các bệnh nhân tăng huyết áp có thể mắc một số bệnh nền như huyết khối, tai biến mạch máu, tiểu đường,… Và giảo cổ lam có thể gây tương tác với các thuốc bạn sử dụng để điều trị các bệnh lý này:

– Giảo cổ lam có thể tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng với các thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin, dalteparin, enoxaparin, heparin, indomethacin,…

– Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết nên bạn hãy thận trọng khi sử dụng cùng các thuốc điều trị tiểu đường như glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone,…

– Giảo cổ lam cũng tương tác bất lợi, làm giảm tác dụng của các thuốc ức chế miễn dịch như prednisolone, tacrolimus, corticosteroid…

Cuối cùng bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn sử dụng Giảo cổ lam, không tự ý điều trị các bệnh lý, và đặc biệt đây không phải là một phương pháp điều trị thay thế, do còn thiếu nhiều nghiên cứu lâm sàng lớn hơn.

Hi vọng bài biết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, dù có tiềm năng trong hỗ trợ ổn định huyết áp, nhưng vì có ít nghiên cứu chứng minh chắc chắn nên bạn hãy cân nhắc nếu muốn sử dụng.

Nguồn: Webmd

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Những lưu ý đặc biệt quan trọng cho người cao huyết áp

>>>>> Bệnh huyết áp thấp là gì và giải pháp điều trị bệnh

  • Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *