Menthol là thành phần có nhiều trong các sản phẩm dùng ngoài da với công dụng giảm đau khớp hiệu quả. Vậy menthol giảm đau khớp như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Menthol giảm đau khớp như thế nào?
Contents
Menthol là gì?
Menthol là hợp chất hóa học được tìm thấy trong cây bạc hà và các cây thuộc họ này. Hợp chất này thường có mặt trong thuốc ho, kẹo cao su, đồ uống nhằm tạo cảm giác mát lạnh và trị các bệnh về tiêu hóa, ho, đau đầu.
Menthol được chiết xuất từ dầu bạc hà, có thể được chiết xuất từ thực vật hoặc sản xuất từ hóa chất. Menthol tạo ra cảm giác dễ chịu với cảm giác mát lạnh để giảm cơn đau và các kích thích khác. Do đó, nó chỉ có thể giúp giảm đau nhẹ và không thực sự là phương pháp điều trị đau hoặc viêm.[1]
Menthol là hợp chất hóa học được tìm thấy trong cây bạc hà
Menthol giảm đau khớp bằng cách nào?
Menthol là chất tạo cảm giác mát lạnh thông qua kênh TRPM8, nhờ đó nó giảm sự chú ý của bộ não khỏi cơn đau và những kích thích khác. Cơ chế giảm đau của menthol được tìm thấy trong một số nghiên cứu về tác động của menthol đối với kênh Na+.
Theo một số nghiên cứu, tinh dầu bạc hà được cho là có khả năng ức chế chọn lọc kênh Na+ phụ thuộc vào nồng độ, điện áp và tần số, nhờ đó, nó có thể làm giảm cơn đau ở khớp. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ điều trị triệu chứng đau, menthol không điều trị được nguyên nhân gây ra đau khớp.
Một nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu bạc hà bôi tại chỗ và giả dược được thực hiện trên bệnh nhân viêm khớp gối, thông qua việc đánh giá các hoạt động của bệnh nhân. Những người tham gia chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 dùng gel bạc hà 3,5%, nhóm 2 dùng giả dược.
Sau khi ghi nhận các số liệu thì dùng gel bạc hà 3,5% đã hoàn thành các nhiệm vụ tốt đồng thời đã giảm cơn đau đáng kể khi tập thể dục và khi leo cầu thang, xuống cầu thang so với những người sử dụng gel giả dược.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào được phát hiện trong các hoạt động chức năng hoặc mức độ đau sau khi dùng giả dược và tinh dầu bạc hà.[2]
Menthol giúp giảm đau khớp gối nhờ ức chế chọn lọc kênh Na+
Cách dùng menthol để giảm đau khớp
Vì menthol có khả năng gây dị ứng, nên bạn hãy bôi lượng nhỏ gel chứa menthol lên vùng da nhỏ trước. Nếu có dấu hiệu bỏng, nóng, rát hãy rửa lại với nước và xà phòng.
Sau khi chắc bản thân không dị ứng với menthol, bạn có thể dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa menthol để giảm đau. Miếng dán có chứa menthol sẽ là lựa chọn phù hợp khi bạn bị đau lưng hoặc cổ. Nếu bạn đau ở vị trí như khớp gối, khuỷu tay, tốt hơn hết bạn nên dùng dạng kem hoặc gel để không cản trở các khớp di chuyển khi hoạt động.
Cách sử dụng kem hoặc gel bạc hà giảm đau khớp như sau:
- Rửa sạch tay với xà phòng, nước và lau khô.
- Lau sạch vùng da cần điều trị.
- Bôi một lớp mỏng sản phẩm chứa menthol lên vùng bị chấn thương hay bị đau hoặc dán miếng dán lên.
- Xoa nhẹ chỗ bôi để kem hoặc gel thấm hoàn toàn vào da.
- Rửa tay sau khi bôi thuốc.
Đối với tinh dầu bạc hà dạng ống, cách sử dụng như sau:
- Dùng một lớp kem mỏng bôi lên vùng bị đau, không quá 4 lần/ngày.
- Không massage trực tiếp tinh dầu bạc hà lên da.
Đối với miếng dán tinh dầu bạc hà, cách sử dụng như sau:
- Bóc lớp màng bảo vệ và dán mặt dính lên vùng da bị đau khớp.
- Cố định miếng dán trong 8 giờ, sử dụng không quá 3 lần/ngày.
- Hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nếu bạn muốn dùng miếng dán cho trẻ em dưới 12 tuổi.[2]
Bôi lượng nhỏ menthol lên da để tránh kích ứng
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng menthol
Bạn không được sử dụng tinh dầu menthol theo đường uống. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng là:
- Ợ nóng.
- Buồn nôn, nôn.
- Phát ban.
- Kích ứng da, mắt.
- Đỏ da, bỏng hóa chất.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn và hiếm khi gặp như:
- Hơi thở nhanh, ngắn, gấp gáp.
- Mất thị lực.
- Tai có tiếng chuông vang.
- Khát.
- Chóng mặt.
- Buồn ngủ.
- Chán ăn.
- Sốt.
- Ảo giác.
- Sưng họng.
- Kích động.
- Buồn nôn, nôn.[2][3]
Tìm hiểu thêm: 7 cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết
Buồn nôn là tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng menthol
Ai không nên sử dụng Menthol
Menthol có thể không phù hợp với một số đối tượng như:
- Người bị thiếu hụt G6PD: Những người bị thiếu hụt enzym ví dụ như G6PD nên tránh sử dụng bạc hà làm chiết xuất hoặc dầu trong liệu pháp mùi hương bởi menthol có tính oxy hóa, gây ra tan máu và phù tim ở đối tượng này.
- Người đang dùng một số loại thuốc: Menthol có thể ức chế một loại enzyme gọi là CYP3A4, phá vỡ hoạt động của nhiều loại thuốc. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng menthol.
- Trẻ em và trẻ sơ sinh: Bạn nên tránh bôi dầu bạc hà lên mặt hoặc ngực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tác dụng phụ sẽ xảy ra khi trẻ hít phải.[4]
Không nên thoa menthol cho trẻ sơ sinh bởi chúng có thể hít phải
Lưu ý khi dùng menthol để giảm đau khớp
- Viên nang tinh dầu bạc hà có thể dùng với liều lượng nhất định. Tuy nhiên, bạn không nên uống tinh dầu bạc hà nguyên chất có nồng độ cao bởi chúng có thể gây độc.
- Không cho trẻ hít, nuốt hoặc bôi dầu bạc hà lên da bởi menthol có thể gây tác dụng phụ.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng menthol.
- Nếu muốn giảm triệu chứng đau nhức khớp, bạn nên pha loãng tinh dầu bạc hà với dầu dừa hoặc dầu jojoba để ngăn ngừa kích ứng da.
- Để hít menthol, pha loãng dầu bạc hà vào nước, dầu nền như dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba hoặc sử dụng máy khuếch tán.
- Sử dụng các sản phẩm bôi không quá 3 đến 4 lần trong ngày. Thời gian tối thiểu giữa các lần dùng là 2 đến 3 giờ.
- Không thoa lên vùng da kích ứng hoặc vết thương hở.
- Không quấn băng lên vùng da đã bôi thuốc.
- Không chườm nóng khu vực đã bôi thuốc, vì điều này làm tăng nguy cơ gây bỏng.
- Không để sản phẩm tiếp xúc với mắt hoặc màng nhầy (niêm mạc mũi, miệng, cơ quan sinh dục).[5]
Không được thoa tinh dầu menthol lên vết thương hở
Hy vọng bài viết đã giúp bạn sáng tỏ phần nào về khả năng giảm đau của menthol trong các dạng thuốc bôi bạn vẫn đang dùng. Bạn đừng quên những lưu ý nhỏ bên trên, chúng sẽ giúp bạn sử dụng menthol trong điều trị đau khớp gối an toàn và hiệu quả hơn đấy!
How Menthol Eases Arthritis Pain
https://www.verywellhealth.com/menthol-lotion-5113142#citation-14
Peppermint Oil Uses and Benefits
https://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil#side-effects
Peppermint Oil Uses and Benefits
https://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil#who-should-avoid
What are the benefits of peppermint oil?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/peppermint-oil-benefits#safety
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Đối tượng cần tự cách ly y tế tại nhà để tránh lây nhiễm Covid-19