Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Rate this post

Tắc tia sữa xảy ra do nhiều nguyên nhân, rất thường gặp ở các mẹ mới sinh và nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe vú gây đau đớn và nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa hay tắc ống dẫn sữa, là một tình trạng tắc nghẽn tại nang sữa, ống dẫn sữa hay tia sữa. Điều này khiến dòng sữa không thể chảy ra ngoài.

Tắc tia sữa có thể gây đau và sưng vùng vú. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan đến sữa mẹ. [1]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Sữa bị dồn lại thành cục trong bầu vú gây đau

Thời điểm thường dễ tắc tia sữa

Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, thời điểm thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa nhất là khi vừa mới sinh.

Trong giai đoạn đầu sau khi sinh, cơ chế sản xuất và điều tiết sữa của tuyến vú vẫn đang được thiết lập. Do đó, tắc tia sữa là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Tắc tia sữa thường xảy ra ở những bà mẹ mới sinh em bé

Dấu hiệu tắc tia sữa

Triệu chứng của tắc tia sữa có thể tiến triển dần dần bao gồm: đau vú, căng tức vùng vú, tăng cường cảm giác đau khi bé bú, vùng ngực bị sưng phù nề, sờ thấy khối cứng ở vú, cảm giác nóng rát và giảm lượng sữa tiết ra.

Trong đó, triệu chứng sờ thấy khối cứng ở vú là dấu hiệu quan trong nhất để nhận biết tình trạng, vị trí, kích thước to hay nhỏ của khối cứng. Đây cũng là dấu hiệu các mẹ đã hết bị tắc tia sữa nếu khối cứng này không còn tồn tại.

Ngoài đau tức vú do tắc tia sữa thì triệu chứng tiếp theo sẽ là sốt cao. Đây là triệu chứng rất phổ biến và thường gặp trong tình trạng tắc tia sữa.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm vú và bao gồm các triệu chứng giống cúm như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Cơn đau thường dữ dội hơn so với tình trạng tắc ống dẫn sữa và có thể xuất hiện vệt đỏ trên ngực.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Khi bị tắc sữa, mẹ sẽ cảm thấy đau, căng tức vùng vú kèm cảm giác nóng ran

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Mẹ quá nhiều sữa

Đôi khi, sự tăng sản lượng sữa quá nhiều có thể gây tắc tia sữa. Lượng sữa quá nhiều, bé không bú hết, sữa không được thoát ra ngoài, trữ lại tại bầu vú và dẫn đến vón cục. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc sữa sau sinh.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mẹ quá nhiều sữa khiến sữa bị trữ lại dẫn đến vón cục và gây tắc tia sữa

Mới sinh

Trong giai đoạn đầu sau khi sinh, sản lượng sữa của mẹ vẫn đang được điều chỉnh và sản xuất. Trong quá trình này, tắc tia sữa là một vấn đề phổ biến. Quá trình đào thải sữa chưa đồng đều, lúc ít sữa lúc nhiều sữa. Quá nhiều sữa thì gây căng tức vùng vú và có thể gây tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mẹ mới sinh em bé thường gặp tình trạng tắc tia sữa

Bé ngậm bắt vú không đúng cách

Khi bé ngậm bắt vú không đúng cách hoặc lực hút không đủ mạnh dẫn đến không tạo đủ lực để hút sữa ra ngoài, gây ứ đọng và tắc nghẽn trong ống dẫn sữa. Điều này có thể gây tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Bé ngậm bắt vú không đúng cách có thể ra gây tình trạng tắc tia sữa

Bé không bú mẹ thường xuyên

Khi bé không bú mẹ thường xuyên làm giảm sự kích thích và lưu thông sữa. Điều này có thể dẫn đến tắc tia sữa, do sữa không được đào thải ra ngoài.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Bé không bú mẹ thường xuyên có thể gây tắc tia sữa

Vắt không hết sữa sau khi cho bé bú

Nếu sữa không được vắt hết sau khi bé bú, có thể dẫn đến tắc tia sữa. Sữa còn lại trong tuyến sữa hoặc ống sữa có thể tạo thành cặn bã và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Sữa không được vắt hết sau khi bé bú có thể dẫn đến tắc tia sữa

Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến sữa thông qua các vết thương nhỏ hoặc nhiễm trùng. Khi xảy ra sự sự nhiễm khuẩn, tuyến sữa hoặc ống sữa có thể bị viêm và gây tắc nghẽn, gây khó khăn trong việc lưu thông sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến sữa gây viêm và làm tắc tia sữa

Stress

Stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết sữa, làm giảm lưu thông sữa do ức chế sản sinh hormoon oxytocin – có tác dụng co bóp các cơ quan quanh nang, đẩy sữa ra ngoài ống sữa và núm vú. Điều này có thể góp phần gây ra tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết và sản xuất sữa

Mặc áo ngực quá chật

Áo ngực quá chật có thể tạo áp lực lên tuyến sữa và ống sữa, gây cản trở trong quá trình lưu thông sữa. Điều này có thể dẫn đến tắc tia sữa và gây khó khăn trong việc cho con bú hoặc vắt sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mặc áo ngực quá chật có thể cản trở lưu thông dòng sữa gây tắc sữa

Cách chữa tắc tia sữa cho mẹ

Massage ngực bằng tay

Massage ngực có tác dụng kích thích sự lưu thông của sữa trong tuyến sữa và ống sữa, giúp làm mềm và khai thông các tuyến sữa bị tắc nghẽn, từ đó giảm tắc tia sữa.

Động tác massage không cần quá mạnh mẽ, chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng và đều đặn lên những vùng bị tắc. Khi massage, mẹ nên bắt đầu từ núm vú và massage hướng về phía vị trí tắc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.

Mẹ có thể sử dụng 5 ngón tay chụm lại quanh quầng núm để massage, hoặc dùng 2 lòng bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng hai bên ngực theo hình nan hoa xe đạp từ bầu vú đến quầng vú. [2]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Massage ngực là cách đơn giản và hữu hiệu để chữa tắc tia sữa

Chườm nóng

Nhiệt độ nóng từ túi chườm sẽ làm giãn các mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu và sữa. Nhờ đó, tia sữa mở rộng, dòng sữa di chuyển trơn tru từ tuyến vú đến vú, chữa tắc tia sữa.

Để giảm tắc tia sữa, bạn có thể sử dụng khăn xô nhúng vào nước ấm và đắp lên khu vực ngực, hoặc dùng chai thủy tinh đổ nước ấm và lăn qua lại trên bầu ngực. Tuyệt đối lưu ý chỉ sử dụng nước ấm để tránh bị bỏng.

Tuy nhiên hiện nay, bác sĩ thường khuyên các mẹ nếu bị đau vú nhiều do tắc tia sữa thì chườm lạnh sẽ hiệu quả hơn. Trong trường hợp ngực bị sưng tấy, phù nề hoặc tụ máu do tác động từ bên ngoài thì nên sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau, giảm sung huyết và giảm thân nhiệt.

Trước khi áp dụng phương pháp này, các mẹ nên tìm hiểu kĩ về tình trạng của mình hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp chườm nóng và chườm lạnh để đạt kết quả tốt nhất.

Cho bé bú thường xuyên

Quá trình bé bú mẹ sẽ tạo ra một lực hút cơ học, kích thích tia sữa gửi tín hiệu đến các tế bào cơ trong tuyến vú, gây co bóp và đẩy dòng sữa từ tuyến vú đến vú. Đổi nhiều tư thế bú cũng rất quan trọng, vì mỗi tư thế sẽ tác động mạnh mẽ đến các tia sữa khác nhau trong tuyến vú.

Bằng cách thay đổi tư thế, bạn có thể đảm bảo rằng tất cả các tia sữa đều được kích thích và khơi thông. Điều này cũng giúp kích thích sự sản xuất sữa và duy trì lượng sữa đủ cho bé. [2]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mẹ nên cho bé bú thường xuyên để tránh trữ quá nhiều sữa trong bầu vú

Sử dụng máy hút sữa

Máy hút sữa mô phỏng lực hút sữa giống như khi em bé bú mẹ. Lực hút từ máy sẽ kích thích khai thông tuyến sữa bị tắc, giúp loại bỏ tắc tia sữa và đẩy sữa từ tuyến vú ra ngoài. Máy hút sữa có thể là một công cụ hữu ích để hỗ trợ mẹ trong việc xử lý tắc tia sữa và duy trì lượng sữa đủ cho bé.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Máy hút sữa sẽ giúp mẹ hút sữa từ bầu vú ra ngoài, khai thông tia sữa bị tắc

Uống nhiều nước

Các mẹ nên uống 1 cốc nước trước khi cho con bú. Nước là một trong những thành phần chính hình thành nên sữa mẹ, vì vậy việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất sữa. Khi cơ thể có đủ nước, máu sẽ lưu thông tốt hơn, từ đó tăng cường cung cấp dưỡng chất và oxy đến tuyến vú, giúp khơi thông tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mẹ nên uống nhiều nước khi cho con bú để tăng lưu lượng sữa

Sử dụng hành tím

Dùng hành tím để chữa tắc sữa là mẹo dân gian rất hay được sử dụng và cho hiệu quả tác dụng tốt. Củ hành tím xắt lát chừng 1.5 mm, sau đó đắp lên 2 bầu ngực (tránh đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp 2 lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc tia sữa hoàn toàn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Kết hợp massage ngực với hành tím sẽ giúp khai thông tia sữa

Uống nước lá

Khi bị tắc tia sữa, nhiều bà mẹ được khuyên uống nước lá bồ công anh, lá đinh lăng sẽ giúp khơi thông tia sữa.

Các chất kháng viêm có trong lá bồ công anh và đinh lăng, chẳng hạn như flavonoid và các hợp chất phenol, đã được nghiên cứu và biết đến với khả năng giảm viêm. Những hoạt chất kháng viêm này có thể làm dịu các triệu chứng sưng, tấy, đỏ, đau do viêm tại vùng vú.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Nước lá đinh lăng thường được dân gian áp dụng để chữa tắc tia sữa

Chườm lá mít ấm

Theo những kinh nghiệm dân gian, phụ nữ bị tắc tia sữa có thể khơi thông tia sữa khi thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Lấy 18 lá mít đem đi hơ nóng. Sau đó, đặt lên mỗi bên ngực 9 lá (đặt lên vùng ngực bị căng cứng nhất vì nơi đó là vùng tia sữa bị tắc nghẽn).
  • Bước 2: Sử dụng tay để xoa bóp nhẹ nhàng và ấn mạnh để kiểm tra xem liệu có thấy sữa chảy ra không.
  • Bước 3: Tiếp tục thực hiện các bước trên cho đến khi sữa chảy ra.
  • Bước 4: Sau khi đã thấy sữa chảy ra, mẹ nên cho bé bú ngay để giúp khơi thông tia sữa.
  • Bước 5: Sau khi bé đã bú xong, tiếp tục massage nhẹ nhàng vùng ngực để đảm bảo tia sữa được khơi thông hoàn toàn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Chườm nóng bằng lá mít ấm đã được dân gian áp dụng để chữa tắc tia sữa từ lâu

Chườm xôi nếp

Sử dụng xôi nếp để chữa tắc tia sữa là một phương pháp mà nhiều người mẹ áp dụng. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy xôi nếp nóng và cho vào một tấm khăn vải, sau đó buộc lại và chườm lên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong. Mẹ nên chườm khoảng 20 phút và lâu hơn tại những vùng bầu ngực cảm thấy cứng hoặc đau.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của Acid alpha lipoic (ALA) đối với da, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Chườm xôi nếp để chữa tắc tia sữa hay được các bà các mẹ áp dụng

Chườm lá bắp cải

Một phương pháp chữa tắc tia sữa mà nhiều người mẹ áp dụng là sử dụng lá bắp cải. Bạn có thể tách riêng từng lá bắp cải, rửa sạch và để ráo.

Sau đó, hãy hâm nóng lá bắp cải và đắp lên bầu ngực. Kết hợp xoa bóp bầu ngực khi đắp lá, thực hiện liên tục cho đến khi sữa được lưu thông hoàn toàn. Khi lá bắp cải bớt nóng, bạn có thể thay lá mới để tiếp tục liệu pháp này.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Lá bắp cải hâm nóng đắp lên bầu ngực kết hợp massage để chữa tắc tia sữa

Chườm bằng men rượu

Trong dân gian, khi bị tắc tia sữa, các bà và các mẹ thường áp dụng biện pháp chườm bằng men rượu. Bạn có thể mua men rượu và giã nát. Sau đó, thêm một ít rượu trắng vào men để làm men mềm hơn, sau đó đắp lên ngực và ủ lại bằng khăn.

Trong khi đắp, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực để kích thích lưu thông tia sữa. Điều này không những giúp chữa tắc sữa mà còn giúp sữa về nhiều hơn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Chườm bằng men rượu có thể giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Chườm bằng lá đu đủ

Lá đu đủ chứa một số hợp chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn như papain, chymopapain. Chúng giúp làm dịu các triệu chứng sưng đau của phản ứng viêm. Hơn nữa, quá trình massage xoa bóp bằng lá đu đủ có thể tạo ra tác động nhiệt đối với vùng ngực, kích thích tăng cường lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho vùng ngực.

Cách thực hiện mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá đu đủ như sau:

  • Đặt lá đu đủ trong nước nóng hoặc hơ lửa nhẹ để làm ấm lá.
  • Dùng lá đu đủ ấm để chườm nhẹ nhàng lên vùng ngực, đặc biệt là những vị trí có dấu hiệu của tắc tia sữa.
  • Để lá đu đủ ở trên vùng ngực trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Lá đu đủ hơ nóng đắp lên bầu ngực có thể giúp khai thông tia sữa bị tắc

Sử dụng cao dán

Sử dụng cao dán là một phương pháp tiện lợi, nhanh chóng để giúp giảm tắc tia sữa. Các miếng cao thường được làm từ các thành phần tự nhiên và thảo dược, chúng có tác dụng làm tan các cục sữa bị vón và khơi thông dòng chảy của sữa.

Lưu ý: Khi mua các sản phẩm cao dán để chữa tắc tia sữa, nên chọn mua ở các hiệu thuốc có uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Các miếng cao dán là cách tiện lợi để chữa tắc tia sữa

Đắp lá tía tô và rau dừa nước

Đắp lá tía tô thường được sử dụng để chữa tắc sữa, còn rau dừa nước có thể ít phổ biến hơn.

Cách thực hiện như sau: Bạn lấy một nắm lá tía tô cùng ngọn và lá rau dừa nước rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên ngực khoảng 20 phút (bạn nên băng lại để lá khỏi rơi vãi). Mỗi ngày đắp lấy 2 – 3 lần, thực hiện đều đặn sẽ thấy có hiệu quả.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Lá tía tô và rau dừa nước cũng là một trong những biện pháp chữa tắc tia sữa hiệu quả

Sử dụng xơ mướp

Theo quan điểm Đông y, xơ mướp được cho là có tính bình, vị ngọt, thông kinh lạc, từ đó hỗ trợ quá trình lưu thông dòng sữa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Xơ mướp già khô (từ mướp hương già), 10 gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm cùng với 2 chén nước. Sau đó, đun sôi rồi đun nhỏ cho đến khi còn 1 chén nước.

Cách sử dụng: Chờ chén nước nguội rồi uống. Sau khi uống, mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi hút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông. Các mẹ nên uống 2 thang/ngày trong khoảng 2 – 3 ngày.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Người ta thường đun xơ mướp cùng bồ kết, hành tươi rồi uống để chữa tắc sữa

Massage bằng lược

Khi gặp tắc tuyến sữa, một phương pháp mẹ có thể thử là sử dụng lược dày và chải nhẹ từ trong ra ngoài trên hai bầu ngực để giúp khơi thông tuyến sữa đang bị tắc. Tuy nhiên, nhớ đảm bảo chải nhẹ nhàng và không gây đau hoặc tổn thương cho da và mô mềm xung quanh.

Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có biểu hiện nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Lược răng thưa, lược đầu tròn có thể dùng để massage bầu ngực bị tắc sữa

Lưu ý khi chữa tắc tia sữa ở nhà

Khi chữa tắc tuyến sữa ở nhà, hãy lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng lên vùng tắc tuyến sữa từ trong ra ngoài có thể giúp kích thích lưu thông máu và sữa. Nhưng hãy đảm bảo không dùng lực quá mạnh và không gây đau hoặc tổn thương cho da.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn: Nghỉ ngơi đủ, giữ sự thư giãn và tránh căng thẳng có thể hỗ trợ quá trình giảm tắc tuyến sữa.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng tắc tuyến sữa kéo dài hoặc gây đau đớn, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp. [3]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Khi chữa tắc tia sữa tại nhà hãy đảm bảo massage nhẹ nhàng và đúng cách

Tắc tia sữa có bị lại không?

Tắc tia sữa có thể tái phát nếu nguyên nhân gây tắc tuyến sữa không được giải quyết đúng cách. Nếu bạn đã từng gặp tắc tuyến sữa trước đó, có thể có nguy cơ tái phát tắc tuyến sữa trong tương lai.

Để giảm nguy cơ tái phát, các mẹ nên cho bé bú sữa đều đặn và đảm bảo rằng bé ngậm bắt vú đúng cách. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng vú để khơi thông tia sữa. Nếu tình trạng tắc tuyến sữa tái phát hoặc thuyên giảm sau một thời gian, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Tắc tia sữa có thể tái phát nếu nguyên nhân gây tắc tuyến sữa chưa được giải quyết

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa

Cho bé bú sớm, bú đúng cữ, thường xuyên

Các mẹ nên cho bé bú ngay sau khi sinh và thường xuyên trong ngày. Việc này giúp kích thích sự lưu thông và cung cấp sữa đều cho bé.

Đồng thời, mẹ nên cho bé đúng cữ để quá trình tiết sữa được lập trình theo nhịp sinh học, giúp kích thích sự tiết sữa đúng lúc và đủ lượng. Hệ thống nội tiết của cơ thể mẹ sẽ điều chỉnh quá trình sản xuất sữa dựa trên nhu cầu của bé, tức là sữa sẽ được sản xuất theo nhịp sinh học và đáp ứng đủ lượng cần thiết cho bé. [4]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mẹ nên cho bé đúng cữ để quá trình tiết sữa được lập trình theo nhịp sinh học

Đảm bảo bé bú cạn 1 bên rồi mới đến bên còn lại

Cho bé bú cạn 1 bên rồi mới đến bên còn lại để chắc chắn không còn nguồn sữa thừa tạo thành chất cặn gây tắc tia sữa.

Phương pháp này cũng có lợi ích khác là giúp bé có thể tiếp cận với nguồn sữa dinh dưỡng nhất. Sữa ở “trước” thường chứa nhiều nước hơn và giúp giảm cảm giác khát của bé, trong khi sữa ở “sau” chứa nhiều chất béo và giúp bé cảm thấy no lâu hơn.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Nếu bé không bú hết sữa, lượng sữa thừa có thể sẽ gây tắc tia sữa

Mặc áo ngực rộng rãi, thoải mái

Mặc áo ngực chật gây ra những áp lực đè nén lên vùng ngực, làm cản trở dòng chảy của sữa và gây tắc tia sữa. Mặc áo ngực rộng rãi cho phép tuyến sữa có không gian để phát triển, không chèn ép lên tia sữa, giúp quá trình lưu thông sữa diễn ra dễ dàng hơn và giảm nguy cơ tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Mặc áo ngực rộng rãi sẽ giúp quá trình lưu thông sữa diễn ra dễ dàng hơn

Vắt hết sữa sau khi cho bé bú

Khi bé bú, có thể sẽ còn một lượng nhỏ sữa còn lại trong tuyến sữa. Nếu không vắt hết sữa sau khi cho bé bú, sữa có thể tích tụ và gây tắc tia sữa.

Khi mẹ vắt cạn sữa, bầu vú của mẹ sẽ được kích thích và gửi tín hiệu đến hệ thống nội tiết của cơ thể để sản xuất và tiết sữa. Việc vắt sữa thường xuyên sau khi bé bú có thể giúp kích thích sự sản xuất sữa và duy trì lượng sữa đủ cho bé.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Việc vắt sữa thường xuyên sau khi bé bú có thể giúp kích thích sự sản xuất sữa

Uống nhiều nước

Các bà mẹ nên uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho quá trình sản xuất sữa cho bé bú. Ngoài ra, nước cũng giúp tăng lưu thông máu và sữa trong các tuyến để đảm bảo rằng sữa không bị ứ đọng, tích tụ và gây tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Các bà mẹ nên uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho quá trình sản xuất sữa

Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Tinh thần căng thẳng làm tăng sinh các hormone chống stress như cortisol có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa và quá trình lưu thông sữa. Khi bạn giữ tâm trạng thoải mái, lượng hormone stress sẽ suy giảm, việc sản xuất và tiết sữa hoạt động bình thường, giảm nguy cơ tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Các mẹ luôn giữ tâm trạng thoải mái sẽ tránh được việc tắc tia sữa

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Đặc biệt, khi nồng độ chất béo trong cơ thể quá cao sẽ làm suy giảm chức năng của hormone prolactin (đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa). Do đó có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa.

Vì vậy, các bà mẹ nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo hay nhiều dầu mỡ để phòng ngừa tắc tia sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Trong giai đoạn cho bé bú, các mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất nếu như tình trạng tắc sữa không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà. Các bà mẹ cũng cần sự chăm sóc y tế ngay nếu như xuất hiện các dấu hiệu viêm vú như:

  • Sốt, ớn lạnh.
  • Sưng đỏ, u cục ở núm vú.
  • Đau bầu ngực dữ dội.
  • Các triệu chứng giống cúm như đau cơ và mệt mỏi toàn thân. [5]

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Khi mẹ thấy đau bầu ngực dữ dội hãy đến khám tại cơ sở y tế gần nhất

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Bạn nên đến các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn điều trị và chăm sóc. Bạn có thể tham khảo các bệnh viện sau:

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Sài Gòn…
  • Hà Nội: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Hữu Nghị…

Tắc tia sữa phải làm sao? 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

>>>>>Xem thêm: Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

Khi bị tắc tia sữa nghiêm trọng, mẹ nên đến các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa

Hy vọng rằng bạn có thể nắm rõ 16 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà thông qua bài viết trên. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *