Ngày nay, việc hút thuốc lá đang dần trở nên phổ biến. Mọi người thường xuyên sử dụng chúng dù biết rõ chúng không đem lại lợi ích cho sức khỏe mà còn góp phần làm suy yếu cũng như là tàn phá các bộ phận bên trong cơ thể. Vậy cụ thể những tác hại của thuốc lá là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: 11 tác hại của thuốc lá tới sức khỏe và mọi người xung quanh
Contents
- 1 Tại sao hút thuốc lá rất có hại?
- 2 Các tác hại của hút thuốc lá
- 2.1 Tăng nguy cơ ung thư
- 2.2 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
- 2.3 Tổn thương phổi, suy hô hấp
- 2.4 Ảnh hưởng thai kỳ
- 2.5 Khói thuốc lá thụ động ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người xung quanh.
- 2.6 Hình thành các nếp nhăn, đẩy nhanh quá trình lão hóa
- 2.7 Giảm ham muốn tình dục
- 2.8 Gây rối loạn chức năng cương dương
- 2.9 Gây giòn xương, loãng xương
- 2.10 Ố vàng răng, ảnh hưởng thẩm mỹ
- 2.11 Gây mù lòa
- 3 Một số điều cần lưu ý đối với thuốc lá
- 4 Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao hút thuốc lá rất có hại?
Một trong những tác hại tiêu biểu nhất của việc hút thuốc lá đó chính là có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây nhiều tổn hại đến các cơ quan khác như bàng quang, máu, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày,… [1].
Chưa dừng lại ở đó, những người hút thuốc lá còn có nguy cơ mắc các bệnh sau đây:
- Mắc bệnh lao phổi.
- Khó thụ thai.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Đục thủy tinh thể.
- Vàng răng, các loại bệnh về nướu.
Hút thuốc lá có thể gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác nhau
Các tác hại của hút thuốc lá
Tăng nguy cơ ung thư
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư máu, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư phế quản,…
Đặc biệt hơn, đối với những người hút thuốc lá với tần suất rất cao thì tỷ lệ bị ung thư phổi nhiều hơn gấp 25 lần đối với người bình thường.[2]
Người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc ung thư phổi nhiều hơn gấp 25 lần người bình thường
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
Ngoài ung thư, hút thuốc lá còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim và mạch máu (bệnh tim mạch) cao hơn gấp hai đến bốn lần so với những người không hút thuốc.
Các hóa chất có trong khói thuốc lá làm cho thành mạch máu trở nên dày hơn và tăng nguy cơ dẫn đến hình thành cục máu đông, gây nên hiện tượng tim đập nhanh, huyết áp tăng và nhồi máu cơ tim.[2]
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn gấp 2 – 4 lần
Tổn thương phổi, suy hô hấp
Hút thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tích tụ một lượng hóa chất độc hại bên trong phổi và đường hô hấp và lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.
Tất cả các chất độc tích tụ lâu ngày này sẽ làm tổn thương đường thở và các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi, gây tắc nghẽn và suy giảm chức năng phổi.
Một điều đáng chú ý là, những người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) cao gấp 12 đến 13 lần so với những người không hút thuốc.[2]
Hút thuốc lá dẫn đến các loại bệnh về phổi, suy hô hấp
Ảnh hưởng thai kỳ
Theo các nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá có tỷ lệ khó mang thai và không thể mang thai cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
Ngoài ra, người mẹ hút thuốc khi đang mang bầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng, đặc biệt là phổi và não của bé.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa hút thuốc lá và việc sảy thai bởi vì carbon monoxide có trong khói thuốc có thể khiến thai nhi đang phát triển không nhận đủ oxy.[3]
Thai phụ hút thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phổi và não của thai nhi
Khói thuốc lá thụ động ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người xung quanh.
Trẻ em khi hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dễ dàng mắc các loại bệnh liên quan đến phổi như cảm lạnh, cúm, ho, khó thở, viêm phổi, hen suyễn,…
Đối với mẹ bầu, khói thuốc lá thụ động không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi như thai chết lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh,…
Một số người vô tình ngửi phải khói thuốc lá vẫn sẽ có nguy cơ tiềm tàng các loại bệnh về phổi, hen suyễn,…
Những người hít phải khói thuốc lá thụ động cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Hình thành các nếp nhăn, đẩy nhanh quá trình lão hóa
Việc hút thuốc lá sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các nếp nhăn (đặc biệt là xung quanh mắt và môi), các đốm đồi mồi, đôi mắt sưng húp khiến da xỉn, khô và thâm sạm.
Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là lượng hóa chất có trong thuốc lá sẽ làm cho các mao mạch dưới da co lại, làm hạn chế lưu lượng máu đến da.
Việc thiếu máu và oxy khiến cho da trông mờ đục và vô hồn. Về lâu dài, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các sợi liên kết như elastin và collagen, những cấu trúc làm căng, mịn da – từ đó hình thành nên các nếp nhăn vĩnh viễn, lão hóa sớm.[2]
Hút thuốc làm đẩy nhanh quá trình lão hóa, hình thành các nếp nhăn
Giảm ham muốn tình dục
Tình trạng giảm ham muốn tình dục thường xảy ra ở những người đàn ông lớn tuổi do suy giảm testosterone, tuy nhiên đối với những người thường xuyên hút thuốc lá thì tình trạng giảm ham muốn tình dục diễn ra sớm hơn và nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trong các cuộc nghiên cứu của trường Đại học Kentucky cũng cho thấy rằng những người hút thuốc có xu hướng sinh hoạt tình dục thấp hơn so với người không hút thuốc.
Ở nam giới, xuất tinh sớm không còn là một vấn đề quá xa lạ, nguyên nhân do các hóa chất có trong thuốc lá sẽ làm giảm lưu lượng máu, giảm cảm giác trong dương vật, gây ra bệnh tim mạch và thiếu sức chịu đựng.[2]
Hút thuốc lá dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục với đối phương
Gây rối loạn chức năng cương dương
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự rối loạn chức năng cương dương xảy ra ở nam giới đó là do việc hút thuốc lá với tần suất cao.
Các hóa chất có trong thuốc lá cũng có thể làm thay đổi các mạch máu xung quanh dương vật, đồng thời chúng có thể tạo ra các khối nghẽn trong động mạch làm giảm lượng máu chảy vào dương vật khi có kích thích.
Hơn nữa, nicotine được biết là ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu cung cấp dương vật, khiến bạn khó có thể cương cứng hoặc duy trì lâu sự cương cứng đó nếu có.[2]
Hút thuốc lá làm rối loạn chức năng cương dương ở nam giới
Gây giòn xương, loãng xương
Trong kết quả của một số nghiên cứu, đã phát hiện ra việc hút thuốc sẽ dẫn đến giảm mật độ xương do tăng huy động canxi từ xương vào máu.
Việc giảm mật độ xương sẽ khởi phát sớm bệnh loãng xương, đau khớp và thậm chí rụng răng do mật độ xương giảm quá nhiều trong xương hàm.[2]
Tìm hiểu thêm: Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe
Hút thuốc dẫn đến giòn xương do tăng huy động canxi từ xương vào máu
Ố vàng răng, ảnh hưởng thẩm mỹ
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều hắc ín, đây là một loại hóa chất làm cho răng có màu vàng nhạt. Loại hắc ín này rất khó để làm sạch bằng cách đánh răng thông thường và tạo thành vết ố vĩnh viễn trên răng của người hút thuốc.
Ngoài ra, đối với những người hút thuốc, hơi thở có mùi rất nặng và đem lại cảm giác không thoải mái đối với những người xung quanh, đặc biệt là khi tiếp xúc gần hoặc nói chuyện trực tiếp.[2]
Răng bị ố vàng do thường xuyên sử dụng các loại thuốc lá
Gây mù lòa
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể (thủy tinh thể của mắt bị mờ khiến ta khó nhìn thấy được mọi thứ xung quanh), thoái hóa điểm vàng (những tổn thương bình thường có liên quan đến tuổi tác), tổn thương thần kinh thị giác.[4]
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể
Một số điều cần lưu ý đối với thuốc lá
Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Do đó, có một số điều ta cần phải nhớ rõ:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: rạp chiếu phim, bệnh viện, bến xe, sân bay,…
- Không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc, đặc biệt là nơi có trẻ em và phụ nữ có thai.
- Không bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi.
- Nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công cộng.
Tuy nhiên, vì lợi ích tuyệt đối cho sức khỏe, việc bỏ thuốc lá là một chuyện bạn cần phải làm. Bởi vì khi không hút thuốc lá thì cơ thể sẽ không còn tích lũy những loại hóa chất độc hại, giúp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh nguy hiểm cho cơ thể. [5]
Không hút thuốc nơi đông người để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Một số câu hỏi thường gặp
Có loại thuốc lá nào an toàn hơn không?
Tất cả các loại thuốc lá có mặt trên thị trường hiện nay như: thuốc lá điện tử, thuốc lá loại nhẹ có nhãn “không có chất phụ gia” hoặc “tự nhiên”, thuốc lá có đầu lọc,… đều chứa các loại hóa chất có hại đối với cơ thể.
Hơn thế, những loại thuốc lá điện tử này có khả năng gây ung thư cao hơn gấp nhiều lần so với thuốc lá điếu.[1]
Tất cả các loại thuốc lá đều chứa hóa chất có hại đối với cơ thể
Nghiện hút thuốc có nguy hiểm hay không?
Đối với một số người, việc hút thuốc chính là biện pháp để giúp họ đối phó với căng thẳng và tăng khả năng tập trung của bản thân. Tuy nhiên, cách làm này lại gây hại vô cùng đối với sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
Hút thuốc trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, bệnh tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác.
Do đó, việc nghiện thuốc lá là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cần được giải quyết triệt để.[6]
Nghiện hút thuốc lá gây hại vô cùng đối với sức khỏe
Tại sao cai thuốc lá khó khăn?
Việc cắt, giảm nicotine hay ngừng hút thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai nghiện với các triệu chứng như lo lắng, khó chịu, căng thẳng, dễ nổi nóng, trầm cảm, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi,… kéo dài từ 1 đến 4 tuần.
Ngoài ra, sẽ có một số người gặp phải tình trạng thèm ăn, táo bón, loét miệng, ho và tăng cân (trung bình khoảng 6kg). Cảm giác thèm ăn tăng lên có xu hướng kéo dài ít nhất 3 tháng. [6]
Ngừng hút thuốc đột ngột gây ra mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng ở giai đoạn đầu
Lợi ích của việc cai thuốc lá
Một số lợi ích bạn có thể nhận ra sớm sau khi cai thuốc:
- Trong vòng 8 giờ, bạn thở dễ dàng hơn.
- Trong vòng 2 ngày, khứu giác và vị giác của bạn cảm nhận tốt hơn.
- Trong vòng 2 – 3 tuần, cơ thể bạn lưu thông tốt hơn, bạn có thể đi bộ dễ dàng hơn và phổi của bạn bắt đầu làm việc tốt hơn.
- Trong vòng 3 tháng, cơ thể bạn có thể phòng chống nhiễm trùng tốt hơn.
- Trong vòng 1 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim của bạn được giảm đi một nửa.
- Trong vòng 5 năm, nguy cơ đột quỵ giảm xuống giống như một người chưa bao giờ hút thuốc.
Cai thuốc giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn về mọi mặt
Một số biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá
- Dùng thuốc varenicline.
- Liệu pháp thay thế nicotin, bupropion, nortriptyline hoặc cytisine.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Tránh rượu bia và những chất kích thích khác
Hút thuốc lá đang là một vấn đề vô cùng phổ biến ở hiện nay, tuy nhiên chúng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Vậy nên, mọi người hãy hạn chế hoặc không nên dùng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh!
10 tác hại hàng đầu của việc hút thuốc lá
https://benhvienungbuounghean.vn/2018/05/10-tac-hai-hang-dau-cua-viec-hut-thuoc-la/
Smoking During Pregnancy
https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/health_effects/pregnancy/index.htm
Health Effects of Cigarette Smoking
https://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/fact_sheets/health_effects/effects_cig_smoking/
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người
Tobacco smoking: Health impact, prevalence, correlates and interventions
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5490618/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Cây cỏ mỹ là gì? 8 tác hại gây “chết người” và các thông tin cần biết