Rụng tóc ở nữ giới là điều mà ai cũng lo lắng, xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân rụng tóc ở nữ nhé!
Bạn đang đọc: 11 nguyên nhân rụng tóc ở nữ nên lưu ý ngay để phòng tránh
Contents
- 1 Di truyền học
- 2 Sinh con
- 3 Thiếu vitamin B
- 4 Những thay đổi trong sử dụng thuốc tránh thai
- 5 Thiếu hụt dinh dưỡng
- 6 Tuổi tác
- 7 Thuốc men
- 8 Gàu hoặc vảy nến da đầu
- 9 Căng thẳng về tình cảm hoặc thể chất
- 10 Thường xuyên để kiểu tóc quá chặt
- 11 Thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt
- 12 11 bệnh lý trực tiếp dẫn đến rụng tóc
- 13 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Di truyền học
Ở phụ nữ, tình trạng rụng tóc thường tập trung ở đỉnh đầu. Ở nam giới, tình trạng rụng tóc thường xảy ra dọc theo đường chân tóc.
Rụng tóc do di truyền học
Sinh con
Tóc của bạn thường sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong cuộc đời.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tăng trưởng.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn tóc ngừng phát triển và tóc không rụng và đến giai đoạn tóc nghỉ ngơi.
- Giai đoạn 3: Sau giai đoạn nghỉ ngơi, tóc của bạn sẽ rụng.
Trong thời kỳ mang thai, hầu hết mọi người đều nhận thấy tóc mọc nhanh và dày – giai đoạn phát triển, bởi vì có sự gia tăng của hormone (estrogen) trong cơ thể.
Sau khi sinh con, nồng độ estrogen trở lại bình thường, tóc sẽ tiếp tục chu kỳ phát triển bình thường và sau đó bắt đầu rụng tóc và đỉnh điểm của hiện tượng này khoảng 4 tháng sau sinh.
Hiện tượng rụng tóc sau sinh là tạm thời. Vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này. Bạn có thể sử dụng các loại dầu gội và dầu xả làm phồng tóc để cải thiện mái tóc mỏng của mình.
Rụng tóc do sinh con
Thiếu vitamin B
Một số vitamin B và khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc phát triển mái tóc của bạn. Nếu bạn bị rối loạn ăn uống có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B6, vitamin B12, axit amin L – lysine, kẽm,… là nguyên nhân làm cho tóc dễ bị gãy rụng.
Thiếu vitamin B gây rụng tóc
Những thay đổi trong sử dụng thuốc tránh thai
Khi bạn chuyển từ việc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố sang một loại biện pháp tránh thai nội tiết tố khác có thể gây rụng tóc do rối loạn nội tiết tố. Cho dù bạn mới sử dụng hoặc ngừng sử dụng hoặc thay đổi loại khác thì cơ thể của bạn sẽ phản ứng bằng việc rụng tóc nhiều hơn.
Hiện tượng rụng tóc do thay đổi biện pháp tránh thai là tạm thời và sẽ trở lại bình thường khi nội tiết tố trong cơ thể trở về mức ban đầu.
Những thay đổi trong sử dụng thuốc tránh thai
Thiếu hụt dinh dưỡng
Để duy trì và tạo ra mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt phụ thuộc vào việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt các nguồn dinh dưỡng như: sắt, kẽm, vitamin B3 (niacin) và protein là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mái tóc của bạn. [1]
Để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng bạn cần đến gặp bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác xem thiếu nguồn dinh dưỡng gì.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Tuổi tác
Theo tuổi tác, sự phát triển của tóc cũng sẽ dần chậm lại. Tại một số thời điểm, nang tóc ngừng phát triển – điều này khiến tóc mỏng và thưa hơn.
Tuổi tác là nguyên nhân rụng tóc
Thuốc men
Theo Mayo Clinic cho rằng một số loại thuốc có thể gây rụng tóc mãn tình. Đặc biệt, đối với những loại thuốc điều trị cao huyết áp, ung thư, viêm khớp, và trầm cảm. [2]
Nếu trong trường hợp bạn cho rằng thuốc bạn đang sử dụng gây rụng tóc nhiều thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử trí phù hợp nhất.
- Trong trường hợp rụng tóc là tạm thời thì bạn không cần quá lo lắng, sau khi ngừng sử dụng thuốc bạn sẽ cải thiện vấn đề rụng tóc.
- Trong trường hợp rụng tóc là mạn tính thì bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc khác để thay thế.
Thuốc men là nguyên nhân rụng tóc
Gàu hoặc vảy nến da đầu
Khi da đầu bạn bị gàu hoặc vảy nến da đầu sẽ khiến cho bạn có cảm giác ngứa và muốn gãi. Nhưng điều này là nguyên nhân khiến rụng tóc nhiều hơn.
Gàu là nguyên nhân gây rụng tóc và dễ diều trị nhất bởi vì bạn có thể sử dụng các loại dầu gội trị gàu an toàn.
Vảy nến da đầu là một tình trạng tự miễn dịch gây ra các mảng da dày ở da đầu. Điều trị vấn đề này thường mất nhiều thời gian và công sức hơn so với điều trị gàu. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Gàu hoặc vảy nến da đầu
Căng thẳng về tình cảm hoặc thể chất
Khi bạn đang căng thẳng về chuyện tình cảm hoặc thể chất, bạn có thể ngừng mọc tóc khi cơ thể đang tập trung nguồn lực để giúp bạn vượt qua những điều trên.
Tóc của bạn phát triển không đồng đều nhau:
- Một số đang phát triển.
- Một số đang nghỉ ngơi.
- Một số đang rụng dần đi.
Thông thường, khi căng thẳng thì tóc sẽ rụng tạm thời và trở lại như ban đầu khi tâm trạng của bạn vui vẻ.
Căng thẳng về tình cảm hoặc thể chất
Thường xuyên để kiểu tóc quá chặt
Khi bạn thường xuyên buộc tóc quá chặt, nó khiến chân tóc ngày càng yếu đi và nếu điều này xảy ra đủ lâu sẽ bị rụng tóc vĩnh viễn. Nó được xem là quá trình để lại sẹo trên da đầu, có thể làm hỏng nang tóc và không thể cải thiện được.
Để ngăn ngừa và điều trị rụng tóc do buộc tóc quá chặt thì bạn không nên buộc một kiểu tóc quá lâu và cố gắng không kéo tóc quá chặt.
Thường xuyên để kiểu tóc quá chặt
Thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt
Nếu bạn thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt sẽ làm thân tóc bị hư tổn, dễ gãy rụng. Rụng tóc không phải nguyên nhân liên quan đến chân tóc mà nó còn liên quan đến thân tóc.
Để cải thiện tình trạng này bạn nên hạn chế việc tạo kiểu tóc bằng nhiệt, chải quá mạnh. Thay vào đó bạn nên chải tóc nhẹ nhàng và sử dụng các sản phảm làm dịu cho tóc.
Thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt
11 bệnh lý trực tiếp dẫn đến rụng tóc
Bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp là do tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc không sản xuất hormone tuyến giáp để duy trì hoạt động của cơ thể. Thiếu hormone giáp sẽ làm cho tóc bị mỏng và rụng nhiều hơn.
Bênh suy giáp dẫn đến rụng tóc
Bệnh cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, gây ra tình trạng rụng tóc.
Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Sanico NV của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Bệnh cường giáp dẫn đến rụng tóc
Bệnh Hodgkin
Bệnh Hodgkin là sự gia tăng ác tính các tế bào lympho vượt ngoài tầm kiểm soát. Các thuốc điều trị bệnh này có ảnh hưởng đến tế bào tóc, làm cho tóc dễ bị gãy rụng. Tuy nhiên, tóc thường sẽ mọc lại sau khi hoàn thành việc điều trị.
Điều trị bệnh Hodgkin có thể dẫn đến rụng tóc
Suy tuyến yên
Suy tuyến yên là tình trạng rối loạn nội tiết do tuyến yên không sản xuất đủ các loại hormone. Điều này có thể dẫn đến suy giảm hoạt động hoặc hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng tóc bị suy yếu, dễ bị gãy rụng.
Nếu được điều trị sớm thì có thể cải thiện tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Bệnh suy tuyến yên gây ra tình trạng tóc bị suy yếu, dễ bị gãy rụng
Viêm tuyến giáp Hashimoto
Viêm tuyến giáp Hashimoto là một loại bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Khi chữa trị viêm tuyến giáp Hashimoto có thể dẫn đến rụng tóc và tóc thường sẽ mọc lại sau khi điều trị xong.
Chữa trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể dẫn đến rụng tóc
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra tình trạng rụng tóc.
- Trường hợp nhẹ: có thể làm rụng tóc, tóc dễ gãy.
- Trong trường hợp nặng: thì nang tóc bị tổn thương nặng và không thể hồi phục.
Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra tình trạng rụng tóc.
Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là một rối loạn ít gặp và xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ một số loại hormone mà cơ thể cần. Tuyến thượng thận sản xuất hormone corticotropin và aldosterone, các chất này giúp duy trì sự phát triển bình thường của tóc.
Sự suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận có thể làm cho tóc của bạn dễ bị gãy rụng và mỏng.
Sự suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận có thể làm cho tóc của bạn dễ bị gãy rụng và mỏng
Bệnh không dung nạp Gluten (Celiac)
Celiac là một bệnh tự miễn, khi tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và phá hủy niêm mạc ruột non. Vì vậy, cơ thể không thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết để duy trì mái tóc khỏe mạnh.
Việc duy trì chế độ ăn uống không chứa gluten khi bạn bị celiac có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc và kích thích mọc tóc trở lại.
Bệnh không dung nạp Gluten (Celiac)
Bệnh phát ban trên da (Địa y planus)
Khi mắc bệnh địa y planus, các tế bào miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào chứa sắc tố melanin ở chân tóc làm cho tóc dễ bị gãy rụng. Sau khi quá trình chữa trị bệnh địa y planus hoàn thành, tóc thường sẽ mọc trở lại bình thường.
Bệnh địa y planus là các tế bào miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào chứa sắc tố melanin ở chân tóc
Nấm ngoài da
Nấm ngoài da là tình trạng viêm, gây tổn vùng da bị nấm. Bên cạnh đó, nấm trên da đầu có thể phá hủy các tế bào tóc ở đầu, làm cho tóc dễ bị gãy rụng.
Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng rụng tóc liên quan đến nấm trên da đầu, bạn nên chăm sóc tóc và da đầu thường xuyên bằng cách sử dụng thuốc trị nấm và dầu gội phù hợp.
Nấm ngoài da là tình trạng viêm, gây tổn vùng da bị nấm
Xơ cứng bì
Xơ cứng bì là một bệnh lý mà các tế bào collagen bị tích tụ quá nhiều làm giảm sự đàn hồi và độ mềm dẻo của da. Trong trường hợp xơ cứng bì ảnh hưởng đến da đầu, nó có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc nhưng phụ thuộc vào mức độ và vị trí của bệnh.
Sự tích tụ các tế bào collagen ở dưới chân tóc gây rối loạn và chèn ép các tế bào tóc dẫn đến tình trạng rụng, tóc mỏng dần và kém độ bóng bẩy.
Xơ cứng bì là một bệnh lý mà các tế bào collagen bị tích tụ quá nhiều ở da
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị rụng tóc nhưng không rõ nguyên nhân để họ có thể xác định nguyên nhân cơ bản và có cách điều trị tốt nhất.
- Mệt mỏi.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt.
- Phẫu thuật.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán rụng tóc ở phụ nữ có thể đơn giản hoặc phức tạp:
- Kéo nhẹ tóc của bạn để kiểm tra xem có bao nhiêu sợi tóc mọc ra.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ vitamin và khoáng chất (như vitamin D, vitamin B, kẽm và sắt) và nồng độ hormone (bao gồm cả hormone tuyến giáp và hormone giới tính).
- Kiểm tra da đầu dưới kính hiển vi và nội soi.
- Sinh thiết da đầu để loại bỏ và kiểm tra một mảnh da đầu rất nhỏ.
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó, để đạt hiệu quả điều trị người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu để thăm khám.
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, viện Y học cổ truyền Trung ương,…
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Domaco Dr.med. Aufdermaur Ag của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Bài viết trên đã đưa ra 11 nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!