Khi bị thủy đậu, việc chăm sóc sức khỏe và chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Bạn đã bao giờ tự hỏi “bị thủy đậu kiêng ăn gì” và “bị thủy đậu nên ăn gì” chưa? Hãy cùng khám phá những gợi ý dinh dưỡng trong bài viết sau để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi bị bệnh nhé!
Bạn đang đọc: Bị thủy đậu kiêng gì? 5 thực phẩm cần tránh và lưu ý khi bị thủy đậu
Contents
Bị thủy đậu kiêng ăn gì?
Khi bị thủy đậu, việc điều trị không chỉ bao gồm thuốc mà còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm nên kiêng ăn khi đối mặt với tình trạng này.
Thức ăn cay
Thức ăn cay, như là món có ớt, có thể gây ra sự kích ứng cho miệng và cổ họng, đồng thời gây phiền toái cho dạ dày. Khi bị thủy đậu, bạn còn có nguy cơ mắc các vết loét trong miệng. Vì vậy, tốt nhất là tránh xa thức ăn cay để không làm tồi tệ thêm tình trạng bệnh.
Một số thực phẩm cay mà bạn cần tránh khi bị thủy đậu như: [1]
- Ớt.
- Nước sốt cay.
- Salsa.
- Tỏi.
Tránh ăn những thức ăn cay, nóng trong thời gian nhiễm virus thủy đậu
Thực phẩm có chứa nhiều axit
Những thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đối với những người có vấn đề về dạ dày như loét hoặc trào ngược. Vì vậy, bạn nên tránh những loại thức ăn này trong thời gian bệnh.
Bạn cần tránh một số thực phẩm có độ axit cao như:
- Quả nho.
- Trái dứa.
- Cà chua.
- Trái cây hoặc nước trái cây họ cam quýt.
- Thực phẩm ngâm giấm.
- Cà phê.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm họ cam, quýt trong thời gian bị thủy đậu
Thực phẩm cứng, giòn
Tương tự với thức ăn cay nóng và chứa nhiều axit, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giòn, cứng nếu bạn đang bị lở loét trên môi, miệng hoặc lưỡi. Vì những thực phẩm này có thể làm nặng thêm tình trạng của bạn, gây vỡ các bóng nước, làm tăng tình trạng lây lan các mụn nước và có nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí đó.
Khi bị thủy đậu bạn không nên dùng các thực phẩm cứng giòn như:
- Bắp rang bơ.
- Quả hạch.
- Những loại hạt.
- Đồ chiên.
Thức ăn cứng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn trong giai đoạn bệnh
Thức ăn mặn
Khi bị thủy đậu, việc duy trì chế độ dinh dưỡng đôi khi trở nên khó khăn do cảm giác sốt, đau họng và miệng mà bệnh nhân thường phải chịu đựng.
Trong tình trạng này, việc tránh ăn các thức ăn mặn là điều quan trọng, không chỉ vì nó có thể gây khó khăn trong việc vượt qua các triệu chứng, mà vì nó còn có thể làm chậm quá trình phục hồi. [2]
Một số thực phẩm mặn mà bạn cần tránh :
- Khoai tây chiên.
- Đồ ăn nhẹ (bánh quy).
- Nước luộc gà.
- Mì ăn liền.
Không nên ăn mặn trong thời gian bị thủy đậu vì sẽ kéo dài thời gian hồi phục
Chất béo bão hòa
Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, không chỉ có thể làm tăng tình trạng viêm và làm cho các triệu chứng trở nên khó chịu hơn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làn da của bạn.
Chất béo bão hòa thường xuất hiện trong các sản phẩm chế biến, dầu và các sản phẩm tinh chế. Để hỗ trợ quá trình phục hồi, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu mỡ, thay vào đó chọn lựa thực phẩm tự nhiên và nguồn protein từ thịt nạc, tránh các gia vị và phụ gia không cần thiết.
Một số thực phẩm giàu chất béo bão hòa bạn cần tránh như:
- Mỡ.
- Thức ăn nhanh.
- Bơ.
Không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo bão hòa khi bị thủy đậu
Bị thủy đậu nên ăn gì?
Khi bị thủy đậu, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm nên ăn, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hệ miễn dịch và đồng thời giảm bớt các triệu chứng không thoải mái mà bạn đang phải đối mặt.
Thực phẩm giàu sắt
Mặc dù chưa hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh, nhưng nghiên cứu trước đây về mối liên quan giữa thiếu máu và nhiễm thủy đậu kết luận ở những người mắc thủy đậu có nguy cơ thiếu máu cao hơn. Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm có nhiều chất sắt để có thể giảm nguy cơ này. [3]
Các thực phẩm chứa nhiều sắt bạn nên ăn khi bị thủy đậu bao gồm:
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt heo).
- Nội tạng (gan, thận, pate).
- Gia cầm (gà, vịt, cút).
- Cá và động vật có vỏ (cá hồi, cá mòi, cá ngừ).
- Trứng.
- Mì ống và bánh mì nguyên cám.
- Các loại đậu (đậu hỗn hợp, đậu nướng, đậu lăng, đậu gà).
- Rau lá xanh đậm (cải bó xôi, củ cải bạc, bông cải xanh).
- Yến mạch.
- Đậu hũ.
Bổ sung sắt bằng các loại thịt đỏ như thịt bò
Uống nhiều nước
Bệnh thủy đậu có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến vùng miệng và cổ họng dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống của bạn. Giữ dinh dưỡng và ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh rất quan trọng, giúp cơ thể bạn chống lại virus và hồi phục nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc giữ đủ nước là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Một số đồ uống cung cấp nước bao gồm:
- Nước khoáng.
- Nước dừa.
- Trà thảo mộc.
- Đồ uống chứa chất điện giải.
Bạn có thể bổ sung nước và điện giải thông qua việc uống nước dừa
Trái cây
Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị thủy đậu. Chúng chứa nhiều dinh dưỡng và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn trái cây có tính chua như chanh hay cam vì chúng có thể kích ứng vết loét trong miệng.
Một số loại trái cây giàu vitamin C bạn nên ăn là:
- Dâu.
- Kiwi.
- Dừa.
- Dưa hấu.
Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị thủy đậu
Protein
Các nguồn protein như thịt gà, thịt bò, cá và trứng không chỉ giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng nhờ chất lysine.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn các loại thịt được chế biến với nhiều gia vị hay phụ gia, để đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng mà không tăng cường những yếu tố không cần thiết cho chế độ ăn uống của mình.
Các thực phẩm giàu protein bạn có thể ăn khi bị thủy đậu như:
- Thịt gà.
- Thịt bò.
- Cá hồi.
- Trứng.
Các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, cá và trứng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng
Mật ong
Mật ong không chỉ là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên giàu chất chống oxi hóa, mà còn được biết đến với khả năng chống khuẩn và chống virus.
Khi tình trạng sức khỏe của bạn không ổn định, đặc biệt là khi đối mặt với cảm lạnh hoặc thủy đậu, mật ong không chỉ giúp làm dịu cảm giác không thoải mái mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và hồi phục nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh lupus ban đỏ có lây không?
Khi bị thủy đậu, mật ong giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và hồi phục nhanh hơn
Dầu dừa
Dầu dừa không chỉ là một nguồn dưỡng chất tự nhiên tốt cho cơ thể mà còn được biết đến với khả năng chống viêm, chống khuẩn và chống virus.
Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh chóng khi đối mặt với các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Sử dụng dầu dừa khi bị thủy đậu giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng
Trà
Việc uống trà không chỉ là một lựa chọn thưởng thức thú vị mà còn là cách tốt để hỗ trợ sức khỏe. Có một số loại trà không chỉ chứa nhiều chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng chất, mà còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Một số loại trà bạn nên uống khi bị thủy đậu bao gồm:
- Trà xanh.
- Trà hoa cúc.
- Trà thảo mộc.
Bị thủy đậu không nên làm gì để tránh để lại sẹo?
Trong nhiều trường hợp, thủy đậu thường không để lại sẹo nếu bạn duy trì các biện pháp chăm sóc da đúng cách. Do đó, khi bị thủy đậu, có một số hành động bạn nên hạn chế để tránh để lại sẹo như:
Không nên đến những nơi đông người
Khi bị thủy đậu, bạn dễ lây bệnh cho người khác vì bệnh này lây truyền nhanh. Vì vậy, bạn nên ở nhà và tránh các nơi đông người như chợ và siêu thị. Hành động nhỏ này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe chung của cộng đồng.
Hơn nữa, việc tránh những nơi đông người sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc với vật dụng và bề mặt có thể gây tổn thương cho da bị thủy đậu, giúp giảm nguy cơ để lại sẹo.
Ngoài ra, việc ở nhà giúp cơ thể có thêm thời gian và không gian để nghỉ ngơi, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm áp lực cho da đang phải đối mặt với thủy đậu.
Không nên đến những nơi đông người khi bị thủy đậu
Không gãi, chạm vào nốt thủy đậu
Cảm giác ngứa từ các nốt thủy đậu có thể rất khó chịu, nhưng điều quan trọng nhất là bạn không nên gãi, vì hành động này có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ lây truyền hay nhiễm trùng.
Thay vào đó, bạn nên mặc đồ thoáng mát khi bị thủy đậu để giảm ma sát và giữ cho cơ thể thoải mái hơn. Điều này không chỉ giúp giảm ngứa mà còn là một cách an toàn để không để lại những vết sẹo sau này. [4]
Không gãi, chạm vào nốt thủy đậu
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo khi da đang bị tổn thương do bệnh thủy đậu. Do đó, quần áo và khăn mặt của người bị thủy đậu cần được giặt và phơi riêng, hoặc được ủi trước khi sử dụng chung để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh.
Đồ cá nhân của người bị thủy đậu cần được giặt riêng
Không cần kiêng nước và gió quạt
Bệnh thủy đậu sẽ khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhưng việc dùng tay gãi sẽ khiến các nốt đỏ bị vỡ và lan ra, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Do đó, bạn cần phải tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm bớt triệu chứng ngứa và hạn chế khả năng gây nhiễm trùng. Bạn có thể tắm với nước ấm và giữ da sạch, chỉ cần hạn chế tắm quá lâu để tránh bị cảm lạnh.
Ngoài ra khi điều trị thủy đậu, bạn cần phải hạn chế tiếp xúc với gió trời cho đến khi bệnh hết. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy nóng và khó chịu, bạn vẫn có thể bật quạt để giúp không gian thoải mái hơn và giảm cảm giác ngột ngạt.
Nên tắm nước ấm và giữ da sạch khi bị thủy đậu
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh vfa nhận chỉ định điều trị thích hợp khi có các dấu hiệu sau:
- Nổi ban bọng nước lan đến một hoặc cả hai mắt.
- Bóng nước rất đỏ, ấm hoặc mềm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn.
- Nổi bóng nước kèm chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run, ho nhiều, nôn ói, cứng cổ hoặc sốt cao trên 39 độ C.
- Người bị suy giảm miễn dịch.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thủy đậu cần đi khám bác sĩ
Chẩn đoán bệnh thủy đậu
Chẩn đoán bệnh thủy đậu thường dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng như phát ban nổi bóng nước, ngứa và sốt. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu như mức độ ban đỏ, kích thước của nốt thủy đậu, và xem xét liệu có sự hiện diện của các nốt mạch máu đỏ dưới da hay không.
Một số trường hợp nghi ngờ chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm như:
- Công thức máu: Kiểm tra sự thay đổi trong các thành phần máu như tiểu cầu, tiểu bào và cấu trúc máu để đưa ra các dấu hiệu của bệnh thủy đậu.
- Phết các bóng nước trên da tìm tế bào đa nhân khổng lồ (xét nghiệm tế bào Tzanck): Xem xét tế bào đa nhân khổng lồ trong bóng nước từ nốt thủy đậu để xác nhận chẩn đoán và loại bỏ các bệnh lý khác.
- Huyết thanh chẩn đoán: Kiểm tra sự có mặt của kháng thể IgM để xác định liệu người nhiễm bệnh đã tạo ra miễn dịch phản ứng đối với virus thủy đậu hay chưa.
- Cấy máu hoặc dịch bóng nước để phân lập virus: Cấy mẫu máu hoặc dịch bóng nước từ nốt thủy đậu để phân lập virus, giúp xác định loại virus gây ra bệnh và cung cấp thông tin về đặc điểm của nó.
- PCR tìm DNA của virus: Để tìm kiếm và nhận biết DNA của virus thủy đậu trong mẫu, cung cấp thông tin chính xác về loại virus và làm tăng độ nhạy của xét nghiệm.
Chẩn đoán bệnh thủy đậu thường dựa trên các vết ban bóng nước
Các bệnh viện điều trị bệnh thủy đậu uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các bện viện hay phòng khám chuyên khoa Da liễu. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Các lưu ý khi bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu, bạn nên lưu ý những điều sau để có thể giúp giảm nguy cơ và đối phó với bệnh hiệu quả hơn:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất quan trọng trong quá trình điều trị. Do đó bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để mau chóng khỏi bệnh.
- Không nên nghe theo lời khuyên từ dân gian như không tắm hoặc tránh gió vì có thể làm bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Không nên sử dụng thuốc mỡ tetracyclin, thuốc mỡ penicillin hoặc thuốc đỏ vì thủy đậu là một bệnh do virus gây ra. Do đó, các loại thuốc chống khuẩn như tetracyclin hoặc penicillin không có tác dụng chống lại virus.
- Chỉ nên sử dụng kem nghệ trên những vết sẹo hồng nhạt sau khi vảy đã rụng vì nghệ tươi có thể làm da trở nên thâm sạm. Sau 3-4 ngày kể từ khi vảy đã rụng, bạn có thể sử dụng nghệ tươi để thoa lên vết thâm.
>>>>>Xem thêm: Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới 2023
Không nên sử dụng nghệ tươi khi bị thủy đậu vì có thể làm da trở nên thâm sạm
Tóm lại khi bị thủy đậu, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp và tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát bệnh thủy đậu. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, bạn hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng tìm hiểu bệnh thủy đậu kiêng ăn gì nhé!