Tăng men gan là một vấn đề phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đa số chúng ta đều không hiểu lý do tại sao mình lại bị tăng men gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên nhân tăng men gan thường gặp.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân men gan cao có thể bạn chưa biết
Contents
Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ dư thừa tích tụ quá nhiều trong gan từ đó ảnh hưởng đến chức năng gan.
Ngày nay đa phần khi nói đến gan nhiễm mỡ thì chúng ta hay nghĩ đến gan nhiễm mỡ do rượu. Bởi vì nó thật sự rất phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Bất cứ ai sử dụng rượu bia thì hầu như sẽ gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên một bệnh lý gan nhiễm mỡ khác cũng ảnh hưởng sức khỏe không kém là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh lý này hay gặp ở những người ở độ tuổi từ 40-60 tuổi, có rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch…
Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan. Ở các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đa số đều được phát hiện nồng độ các men gan: Alanine transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) tăng bất thường.
Ngoài khiến men gan tăng cao, khi chuyển sang giai đoạn nặng, gan nhiễm mỡ cũng gây nên các triệu chứng như vàng da, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tâm thần,…
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các triệu chứng bao gồm: đường huyết trong máu cao, huyết áp cao, thừa cân, cholesterol trong máu cao, và có thể có men gan cao.
Đường huyết trong máu cao
Viêm gan
Viêm gan là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở Việt Nam. Bệnh viêm gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: siêu vi, độc chất, rượu, thuốc…
Đa phần người bệnh khó phát hiện do bệnh thường không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi xét nghiệm thì men gan thường cao bất thường.
Viêm gan là một bệnh lý rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Viêm gan
Rối loạn sử dụng rượu hoặc ma túy
Khi một người uống quá nhiều rượu hoặc lạm dụng chất độc hại như ma túy, người đó có nguy cơ bị tổn thương gan. Các bác sĩ thường gọi đây là tổn thương gan do độc chất.
Các triệu chứng viêm gan do độc chất cũng giống như triệu chứng viêm gan khác. Những người này nên được xét nghiệm men gan để đánh giá và có biện pháp hỗ trợ khi men gan tăng.
Xơ gan
Xơ gan là giai đoạn nặng hơn của viêm gan. Khi một người bệnh bị viêm gan lâu ngày và không điều trị có thể đưa đến xơ gan. Ở giai đoạn này, tế bào gan của họ bị thay thế thành những mô xơ sợ không chức năng.
Khi đi khám, các bác sĩ sẽ dựa trên xét nghiệm men gan và một số các xét nghiệm cũng như các biểu hiện lâm sàng khác để đánh giá.
Sử dụng một số loại thuốc
Thuốc giảm đau không kê đơn đặc biệt là paracetamol có thể làm tăng men gan nếu như sử dụng quá nhiều. Những người có bệnh lý gan mạn được khuyên không nên sử dụng nhóm thuốc này để điều trị giảm đau, hạ sốt.
Một số loại thuốc khác cũng có thể làm tăng men gan như nhóm statins – một nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Chúng có vai trò rất quan trọng trong làm giảm tỷ lệ tử vong hay nhập viện ở bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch.
Tuy nhiên một tác dụng phụ hay gặp của chúng là làm tăng men gan.
Tìm hiểu thêm: Histidine là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa histidine
Suy tim
Bệnh nhân suy tim lâu ngày có thể tăng men gan do sự ứ trệ tuần hoàn máu từ gan về tim. Lâu ngày sẽ làm tế bào gan bị tổn thương từ đó làm tăng men gan.
Béo phì
Những người béo phì thường có xu hướng nạp quá nhiều chất béo, đạm và gia vị. Điều này dẫn đến sự tăng cao của triglyceride trong máu và gan không chuyển hóa hết. Lâu dần lượng chất béo tích tụ này gây ảnh hưởng đến tế bào gan và làm tăng men gan.
Những người béo phì có thể có men gan ca
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng men gan
- Lạm dụng thức uống có cồn như rượu, bia.
- Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, thảo mộc và bổ sung vitamin không đúng cách.
- Người đang bị một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.
- Tiền sử gia đình có bệnh gan.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Thông thường men gan cao không có triệu chứng do đó đa phần bạn biết men gan cao qua xét nghiệm tình cờ.
Tuy nhiên một số triệu chứng gợi ý đến tổn thương gan như: vàng da, ngứa, phân bạc màu, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, sạm da, buồn nôn hoặc nôn,… Khi gặp những triệu chứng này bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Các xét nghiệm hỗ trợ khi bạn có men gan cao
Tùy theo triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân mà bác sĩ nghĩ tới làm cho men gan bạn cao mà bác sĩ có thể cho những xét nghiệm khác nhau. Dưới đây là một số xét nghiệm có thể được làm khi men gan của bạn cao bất thường:
- Xét nghiệm máu: Là một xét nghiệm thường quy cơ bản mà bệnh nhân nào cũng nên thực hiện.
- Xét nghiệm về bilirubin: trong trường hợp nghi ngờ có tắc mật hoặc bệnh lý đường mật bệnh nhân cần được xét nghiệm bilirubin.
- Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi: HbsAg, antiHCV… được làm khi nghi ngờ nguyên nhân tăng men gan do nhiễm siêu vi.
- Siêu âm bụng: là một chẩn đoán hình ảnh cơ bản đánh giá cấu trúc gan. Có thể phát hiện được khối bất thường trong gan hay u gan.
- Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ: là các xét nghiệm cao cấp hơn để đánh giá khối bất thường trong gan khi nghi ngờ.
>>>>>Xem thêm: QN LABS của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Một số cơ sở y tế bạn có thể khám bệnh khi bị tăng men gan:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại TP Hà Nội: Bệnh viện Tâm Anh Hà nội, Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hà,…
Trên đây là một số những nguyên nhân làm tăng men gan thường gặp. Hi vọng mọi người có thể chú ý, từ đó có biện pháp chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng đọc nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: clevelandclinic, medicalnewstoday