3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Rate this post

Bệnh viêm tai giữa rất thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi. Bệnh có thể gây đau tai và sốt. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về những nguyên nhân viêm tai giữa nhé!

Bạn đang đọc: 3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Tắc vòi nhĩ

Ống Eustachian (vòi nhĩ) đi từ tai giữa đến phía sau cổ họng của bạn, nơi chúng có thể đóng mở để trao đổi, điều chỉnh áp suất không khí và thoát các chất tiết bình thường trong tai. Các ống vòi nhĩ bị sưng có thể bị tắc nghẽn, khiến dịch tích tụ trong tai giữa. Khi chất dịch này bị nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng của viêm tai giữa.

Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai hơn vì vòi Eustachian của chúng hẹp hơn và nằm ngang hơn, làm cho ống dẫn lưu khó khăn hơn.

3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Sưng khối Adenoids

Adenoids là một mảng mô nằm cao trong cổ họng, ngay sau mũi. Chúng cùng với amidan bảo vệ cơ thể bằng cách bẫy vi trùng xâm nhập qua miệng và mũi. Adenoids thường bắt đầu tiêu giảm sau khoảng 5 tuổi. Đến tuổi thiếu niên, chúng gần như biến mất hoàn toàn. Khi đó, cơ thể có những cách khác để chống lại vi trùng.

Bởi vì adenoids ở gần chỗ mở của ống vòi nhĩ nên sự sưng lên của adenoids có thể làm tắc nghẽn ống vòi nhĩ, dẫn đến viêm tai giữa. Việc sưng và kích ứng của adenoids có nhiều khả năng đóng vai trò trong nhiễm trùng tai ở trẻ vì trẻ em có adenoids tương đối lớn hơn so với người lớn.

3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Các triệu chứng khác

Một số tình trạng khác có thể liên quan đến viêm tai giữa, bao gồm:

  • Viêm tai giữa có tràn dịch, sưng và tích tụ dịch trong tai giữa mà không bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Điều này có thể xảy ra vì dịch tích tụ vẫn còn sau khi tình trạng nhiễm trùng tai đã thuyên giảm hoặc cũng có thể xảy ra do một số rối loạn chức năng hoặc tắc nghẽn không do nhiễm trùng của vòi nhĩ.
  • Viêm tai giữa mạn tính có tràn dịch: xảy ra khi dịch vẫn còn trong tai giữa và tiếp tục trở lại mà không bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Điều này khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa và có thể ảnh hưởng đến thính giác.
  • Viêm tai giữa mạn tính: là tình trạng chảy mủ dai dẳng, kéo dài trên 6 tuần, dịch mủ chảy qua lỗ thủng màng nhĩ. Bệnh điều trị phức tạp và gây giảm thính lực.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu sắp tới tháng là gì? 13 dấu hiệu đến tháng bạn nữ cần lưu ý

3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa

  • Tuổi: trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi dễ bị nhiễm trùng tai hơn vì kích thước và hình dạng của vòi nhĩ và do hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.
  • Trẻ gửi nhà trẻ: trẻ em được chăm sóc trong các cơ sở chăm sóc tập thể có nhiều khả năng bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn so với trẻ em ở nhà.
  • Bú bình ở trẻ sơ sinh: việc trẻ bú bình, đặc biệt là khi nằm, có xu hướng bị nhiễm trùng tai nhiều hơn trẻ bú mẹ.
  • Thời tiết: nhiễm trùng tai phổ biến nhất vào mùa thu và mùa đông. Đối với những người có tiền căn dị ứng phấn hoa, sẽ tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.
  • Ô nhiễm không khí: tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc ở trong môi trường có mức độ ô nhiễm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Thổ dân Alaska: Nhiễm trùng tai phổ biến hơn ở người Thổ dân Alaska.
  • Hở hàm ếch: sự khác biệt về cấu trúc xương và cơ ở trẻ em bị hở hàm ếch có thể khiến ống dẫn của vòi nhĩ trở nên khó khăn hơn.

3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể trở nặng và để lại biến chứng khó lường. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn: Kidshealth; MayoClinic; Pubmed; NIH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *