Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Rate this post

Bạch hầu có thể gây viêm nhiêm, hình thành giả mạc cấp tính tại nhiều vùng của cơ thể. Đây cũng có thể là bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp nên cần được phát hiện sớm. Cùng tìm hiểu về các triệu chứng bệnh bạch hầu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Bệnh bạch hầu lây lan bằng cách nào?

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua một số con đường như:

  • Giọt bắn trong không khí: do người bệnh ho hoặc hắt hơi khiến nước bọt và vi khuẩn cùng được đào thải ra ngoài. Khi đó, bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh nếu hít phải.
  • Tiếp xúc trực tiếp: bạn cũng có thể nhiễm phải vi khuẩn nếu chạm tay trực tiếp lên vùng niêm mạc hoặc da có tổn thương dạng giả mạc.
  • Tiếp xúc gián tiếp: một số ít người có thể nhiễm bạch hầu khi vô tình tiếp xúc với quần áo hay khăn tắm có chứa dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Bệnh bạch hầu có thể lây lan do người bệnh hắt hơi làm xuất hiện giọt bắn chứa vi khuẩn

Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn?

Bạch hầu có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên nếu bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn nếu xuất hiện một số yếu tố nguy cơ như:[1][2]

  • Người chưa được tiêm vắc-xin phòng ngừa bạch hầu.
  • Những thành viên trong gia đình tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân.
  • Người cao tuổi, trẻ em có sức đề kháng kém.
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị đái tháo đường, ung thư, suy thận mạn…
  • Người đang sinh sống trong các khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
  • Khách du lịch vừa trở về từ vùng có dịch bạch hầu.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có tử vong không?

Bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có thể nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu thường trong khoảng từ 5 – 10%, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người trên 40 tuổi.[2]

Một số biến chứng thường gặp của bệnh gồm:

  • Suy hô hấp: các lớp giả mạc chứa vi khuẩn, tế bào chết trên vùng hầu họng, thanh quản có thể trở lên dày dần theo thời gian và làm bít tắc đường hô hấp. Điều này khiến bệnh nhân khó thở, nhịp thở nhanh, thậm chí chỉ số spO2 giảm xuống dưới 95%.
  • Tổn thương tim: vi khuẩn bạch hầu có khả năng tiết độc tố vào trong máu đi đến tim dẫn đến viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.
  • Nhiễm độc thần kinh: độc tố vi khuẩn có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng, đặc biệt là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến các thần kinh ở tay, chân hoặc thần kinh kiểm soát cơ hô hấp.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Khó thở, suy hô hấp có thể là biến chứng của bệnh bạch hầu

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện sau từ 2 – 5 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường gây ra chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.

Bạn cần biết một số dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh bạch hầu như:[3]

  • Sốt nhẹ từ 37.5 đến 38.5 độ C kèm theo mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
  • Nhìn thấy mảng trắng hoặc xanh xám bám chặt trên vùng amidan, hầu họng.
  • Chảy nước mũi kèm theo một chút mủ nhầy lẫn máu.
  • Ho khan, tiếng to kèm theo đau rát cổ họng.
  • Sưng hạch bạch huyết, ấn đau ở dưới hàm, vùng cổ.
  • Một số ít trường hợp có thể gặp các vết loét trên da, nhìn mờ, nói lắp, khàn tiếng…

Tìm hiểu thêm: 3 biến chứng não úng thuỷ thường gặp, cách điều trị và phòng ngừa

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Hình thành giả mạc trên vùng hầu họng, thanh quản là dấu hiệu điển hình của bệnh

Điều trị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm và giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh ra xung quanh. Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị sau:[4]

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh dạng viên uống hoặc truyền thuốc trực tiếp vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc phù hợp với đúng liều lượng sẽ rút ngắn thời gian bình phục bệnh bạch hầu. Một số loại kháng sinh có thể được sử dụng bao gồm: penicillin G, erythromycin, azithromycin.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh là biện pháp điều trị bạch hầu hiệu quả

Kháng độc tố bạch hầu

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu thường là những tổn thương gây ra do độc tố được tiết ra từ vi khuẩn. Do đó, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu, bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu nhằm trung hòa độc chất trong máu của người bệnh.

Tuy nhiên, thuốc kháng độc tố có thể gây nguy hiểm với những người có cơ địa dị ứng. Vì thế, nếu bạn có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa hoặc dị ứng thức ăn… hãy thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm để hạn chế rủi ro.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu để điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Quả tầm xuân: Nguồn gốc, thành phần, lợi ích và tác dụng phụ

Tiêm huyết kháng độc tố bạch hầu có thể giúp phòng ngừa tổn thương do độc tố

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn nhận biết kịp thời các triệu chứng của bệnh bạch hầu. Hãy chia sẻ thông tin này đến với bạn bè và người thân của bạn để mọi người có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *