Viêm phế quản là một bệnh đường hô hấp phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra không ít khó chịu và cản trở trong các hoạt động thường ngày. Bên cạnh các loại thuốc tây y, rất nhiều thảo dược dễ bắt gặp xung quanh chúng ta cũng có tác dụng chữa viêm phế quản hiệu quả. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu một vài phương pháp chữa viêm phế quản bằng thuốc nam nhé!
Bạn đang đọc: 7 cây thuốc chữa viêm phế quản bạn nên biết
Hoàng kỳ
Trong hoàng kỳ có chứa rất nhiều thành phần hóa học như acid amin, choline, beta – sitosterol, betain cùng với các polysaccharide và isoflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng. Chính nhờ những tác dụng trên, hoàng kỳ có thể được sử dụng để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như ho và viêm phế quản.
Cách sử dụng hoàng kỳ để chữa viêm phế quản:
Hoàng kỳ thái lát mỏng, mỗi lần 5 đến 10g. Hãm với nước sôi trong 30 phút, sử dụng thay cho trà. Duy trì đều đặn trong khoảng 3 – 5 ngày.
Hoa cúc vàng
Bên trong hoa cúc vàng có chứa vô số chất mang tác dụng dược lý, đặc biệt là các thành phần như tinh dầu, vitamin A, vitamin B1 và một số chất khác như adenin, cholin cùng với các sắc tố.
Nhờ những thành phần trên, hoa cúc vàng cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, trong số đó phải kể đến công dụng giảm ho và giải độc cho đường hô hấp. Người ta dùng hoa cúc vàng như một liều thuốc hiệu quả để giảm tình trạng viêm phế quản.
Bài thuốc chữa viêm phế quản với hoa cúc như sau:
Dùng 20g hoa cúc vàng, 10g hoa đu đủ đực, 10g húng chanh. Tất cả dùng tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, cho vào bếp cùng với 10g đường phèn, hấp cách thủy trong 10 – 15 phút. Để nguội, sau đó tiếp tục nghiền nát, thêm nước rồi uống 2 đến 3 lần một ngày.
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền của Ấn độ, Trung Quốc và Việt Nam. Bộ phận thường dùng của loài cây này là phần bên trên mặt đất, bao gồm lá, thân và cành mang lá.
Theo y học hiện đại, lá và thân cây xuyên tâm liên có chứa tanin, đường, chất nhựa và các acid hữu cơ. Ngoài ra, bên trong lá còn có các chất như andrographolide, neoandrographolide và panicolide. Theo dược lý hiện đại, các chất này có tác dụng chống viêm mạnh và kháng lại được nhiều vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,…
Trong y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Với tác dụng thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng, xuyên tâm liên thường được dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan.
Bài thuốc chữa viêm phế quản có chứa xuyên tâm liên:
Dùng 12g xuyên tâm liên, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, cam thảo và trần bì mỗi thứ 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần uống. Dùng đều đặn từ 7 – 10 ngày.
Núc nác
Núc nác còn có tên gọi khác là Nam hoàng bá, thuộc loại cây gỗ, mọc hoang nhiều ở nước ta. Các bộ phận của núc nác mang rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bên cạnh nước, protein, glucid, vitamin C,..vỏ và hạt núc nác còn chứa một hỗn hợp flavonoid cùng với chất đắng kết tinh gọi là oroxylin và baicalein, các chất này có tác dụng chống viêm rõ rệt.
Theo y học cổ truyền, núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng mát gan, nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu viêm. Nhờ đó có thể sử dụng núc nác trong điều trị viêm họng, ho khản tiếng và viêm phế quản.
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng cây núc nác:
Hạt núc nác 10g, đường phèn 30g. Sắc chia thành 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ.
Tìm hiểu thêm: 4 cách chữa hẹp bao quy đầu an toàn và hiệu quả nhất
Ma hoàng
Từ rất lâu trước đây, ma hoàng vốn được xem là một loại thuốc đông y với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Bên trong ma hoàng có chứa rất nhiều thành phần hóa học, trong đó ephedrin là hoạt chất mang đặc tính dược lý cao nhất.
Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, rất thích hợp cho những trường hợp do phế quản co kèm thở khó khăn.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng ma hoàng:
Dùng ma hoàng 5g, tế tân 3g, Bán hạ 2g, Ngũ vị tử 1g và 600m nước. Đem sắc cho đến khi còn khoảng 200ml, chia làm 3 lần uống trong một ngày.
Bách bộ
Bách bộ là một loại thảo dược quý, thường được dân gian lưu truyền như một “thần dược trị ho”, có thể giúp điều trị các bệnh ho lâu ngày và viêm phế quản mạn tính. Bộ phận mang tác dụng dược lý của bách bộ là phần rễ củ.
Trong rễ củ của bách bộ có chứa một lượng lớn các loại alkaloid như glucid, lipid tuberostemonin, stemonin, isostemotinin,…
Theo Y học hiện đại, các thành phần trên mang tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus aureus,..Đặc biệt, stemonin có trong bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, giúp ức chế các phản xạ gây ho.
Cách dùng bách bộ hiệu quả để điều trị viêm phế quản:
Dùng 20g củ bách bộ khô, đun sắc với khoảng 100ml nước. Thêm vào một chút mật ong rừng, chia làm 3 lần uống trong một ngày.
Bồ hòn
Từ xa xưa, bồ hòn đã được sử dụng phổ biến để giặt và tẩy quần áo thay cho xà phòng. Tuy nhiên trong Đông y, bồ hòn còn được biết đến như là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản.
Với 18% là saponin, cụ thể là các loại saponin mang đặc tính dược lý mạnh như Sapindosid A, B, E, E1,…Bồ hòn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Cao chiết xuất từ quả bồ hòn ức chế được các vi khuẩn thường gặp trong hô hấp như Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus,…
Bài thuốc chữa viêm phế quản với bồ hòn:
Quả bồ hòn đem rửa sạch, sau đó phơi khô và nhai trực tiếp, nuốt lấy nước. Ngoài ra có thể dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Người bị Covid nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
7 cách trị rạn da tại nhà hiệu quả không ngờ
7 cách uống nước ép cần tây giảm cân hiệu quả và những lưu ý khi uống