Hẹ là một loại rau xanh, có hương vị đặc trưng thường được sử dụng trong nhiều món ăn. Ngoài ra, hẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó là nguồn protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng dồi dào. Hãy cùng tìm hiểu về lá hẹ cũng như những công dụng của nó ở bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Những lợi ích sức khỏe của lá hẹ
Hẹ là loài thực vật có hoa liên quan đến hành, có vị không quá cay, rất nổi tiếng trong nhiều công thức nấu ăn. Các củ nhỏ màu trắng và phần thân màu xanh lá cây, được gọi là vảy, thường được dùng tươi để trang trí cho các món ăn. Không những vậy, loài cỏ này còn đem đến những tiềm năng tuyệt vời cho sức khỏe đấy.
Contents
Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của cây hẹ
Cây hẹ có tên khoa học là Allium ramosum L., thuộc họ Alliaceae (họ Hành), cùng họ với các loại cây gia vị khác như tỏi tây, hành lá, tỏi, hành tây, và hành trắng.
Mặc dù vỏ bên ngoài của củ hẹ có màu sắc và hình dáng gần giống với hành tây đỏ, nhưng phần ruột bên trong của chúng rất khác nhau. Bên trong phần vỏ ngoài, hẹ có từ 3 đến 6 tép nhỏ như tỏi, thay vì một khối hoàn chỉnh như hành tây.
Hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Với 100g tương đương với 10 muỗng canh hẹ xắt nhỏ có thể cung cấp:
– Calo: 75
– Chất đạm: 2.5g
– Chất béo: 0g
– Tinh bột: 17g
– Chất xơ: 3g
– Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Sắt: 7% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Magie: 5% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Phospho: 5% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Kali: 7% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Kẽm: 4% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
– Vitamin B9: 9% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
So với hành tây thông thường, hẹ là nguồn protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng dồi dào hơn cả, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B và vitamin A và vitamin C.
Những lợi ích sức khỏe của lá hẹ
Ngăn ngừa ung thư
Ăn các loại rau lá họ Hành, bao gồm cả lá hẹ, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Một số hợp chất như lưu huỳnh được tìm thấy trong hẹ có tác dụng kháng khuẩn, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển hoặc lây lan khắp cơ thể.
Ngoài ra, một đánh giá nghiên cứu năm 2015, báo cáo rằng ăn các loại rau lá họ Hành có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Các thành phần hoạt tính của chúng có thể có tác dụng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư và làm thay đổi nguy cơ mắc ung thư của một người.[1]
Một nghiên cứu khác năm 2019, đã liên kết 16 loài rau lá họ Hành khác nhau với việc ngăn ngừa hoặc ảnh hưởng tích cực đến bệnh ung thư. Các tác giả đã nhấn mạnh các hợp chất S-allyl mercaptocysteine, quercetin, flavonoid và ajoene trong nhóm cây họ Hành chứa các đặc tính chống ung thư tiềm năng.[2]
Cải thiện tâm trạng và trí nhớ
Hẹ có chứa một lượng nhỏ choline và folate (vitamin B9). Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Choline cũng giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ, kiểm soát cơ bắp cùng các chức năng khác của não và hệ thần kinh. Trong khi đó, folate đã được nghiên cứu có liên quan đến cả rối loạn nhận thức và rối loạn tâm trạng. Sự kết hợp của choline và folate trong hẹ có thể giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh như mất trí nhớ, Alzheimer.
Tác dụng kháng khuẩn
Tìm hiểu thêm: Phân biệt mụn cóc và sùi mào gà? Cách điều trị hiệu quả
Các hợp chất organosulfur trong hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Các loại cây thuộc họ Hành từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, sốt, ho, hay bệnh cảm cúm. Ngoài ra, một lần súc miệng 15 giây với chiết xuất từ hẹ và nước đã được chứng minh là có hiệu quả hơn chlorhexidine, một chất khử trùng y tế, được cho là có khả năng ức chế vi khuẩn trong miệng đến 24 giờ.
Giảm biến chứng dị ứng
Trong phản ứng gây ra dị ứng, các tế bào trong cơ thể giải phóng histamin, gây ra các triệu chứng như sưng, chảy nước mắt và ngứa. Hẹ có nhiều quercetin, một loại hợp chất giúp kiểm soát các bệnh liên quan tới mắt và mũi. Cơ chế của quercetin là có thể hoạt động như một chất kháng histamin tự nhiên, giúp ngăn chặn sự giải phóng histamin và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng như viêm nhiễm đường hô hấp, hẹn suyễn dị ứng, viêm phế quản và dị ứng theo mùa. Trên thực tế, quercetin chính là một thành phần chính trong nhiều loại thuốc dị ứng và các loại thực phẩm bổ sung khác.
Những lợi ích sức khỏe khác của hẹ
– Ngăn ngừa loãng xương: Hẹ có chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu.
– Tốt cho mắt: Hẹ cũng chứa lutein và zeaxanthin, chúng tích tụ trong võng mạc của mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Điều này có nghĩa là ăn thực phẩm giàu các chất này có thể có lợi cho thị lực.
Cách bổ sung hẹ vào chế độ ăn uống
>>>>>Xem thêm: Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh
Hương vị tinh tế của hẹ được ưa chuộng trong rất nhiều các công thức chế biến món ăn. Một số cách phổ biến để ăn hẹ bao gồm:
– Nướng hẹ cùng với các loại rau, đậu phụ hoặc thịt khác
– Băm nhỏ hẹ và thêm chúng vào các món xào và súp
– Thái nhỏ và rắc hẹ lên trên các ăn như món salad, bruschetta hoặc mì ống
– Rải hẹ lên trên các loại bánh như pizza
– Băm nhỏ và thêm hẹ vào nước sốt
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về lá hẹ cũng như những lợi ích sức khỏe của loại rau quen thuộc này mang lại. Hãy thử cho lá hẹ vào một số món ăn được gợi ý trong bài viết trên để cả gia đình cùng thưởng thức, vừa thơm ngon lại bữa bổ dưỡng cho sức khỏe.
Nguồn: MedicalNewsToday, WebMD, Vinmec.com