Ngoài công dụng là gia vị cho bữa ăn hàng ngày, lá hẹ còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Bên cạnh đó, lá hẹ còn có mối liên quan với tai mũi họng, khắc phục được các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu lá hẹ có tác dụng gì trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Lá hẹ có tác dụng gì? 10 tác dụng của lá hẹ không thể bỏ qua!
Contents
Tính chất kháng khuẩn
Hẹ có tính chất kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm nổi bật. Do đó, hẹ giúp ức chế sự phát triển của các mầm bệnh, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Một nghiên cứu cho thấy hẹ có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả nhất là đối với các mầm bệnh lây truyền qua đường ăn uống.[nguon title=”Antimicrobial effects of chive extracts against bacteria pathogen and Lactobacillus acidophilus” link=”https://www.researchgate.net/publication/329486137_Antimicrobial_effects_of_chive_extracts_against_bacteria_pathogen_and_Lactobacillus_acidophilus”][/nguon]
Tiềm năng chống ung thư
Hẹ là nguồn cung cấp flavonoid tuyệt vời – một chất chống oxy hóa có tác dụng hiệu quả trong điều trị ung thư miệng và phổi.
Ngoài ra, hẹ còn rất giàu allicin, giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Hơn nữa, hẹ còn có tác dụng chống lại ung thư đại tràng nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào.
Nhiều nghiên cứu cho kết quả là hẹ cũng giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, do có tác dụng kích thích tổng hợp glutathione – chất này giúp phát hiện loại bỏ các thành phần gây ung thư cho cơ thể.[2]
Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Đặc tính kháng khuẩn của hẹ có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng da đầu, hỗ trợ hình thành nang tóc mới.
Ngoài ra, hẹ còn giúp gia tăng lượng máu nuôi do da đầu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Vì vậy, chiết xuất hẹ được coi như một phương thuốc hiệu quả để dưỡng tóc, nuôi dưỡng da đầu và củng cố nang tóc.
Hẹ có công dụng nuôi dưỡng tóc chắc khỏe
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Thành phần của hẹ giàu flavonoid giúp chống lại các tác dụng phụ liên quan đến tăng đường huyết, giữ lượng đường trong máu ổn định.
Ngoài ra, trong khẩu phần 5g hẹ chỉ chứa 0,1g carbohydrate nên được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2.
Lợi ích với thai kỳ
Thành phần của hẹ rất giàu folate – loại vitamin quan trọng giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của não và tủy sống thai nhi. Folate cũng hỗ trợ tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Vì vậy hẹ là nguồn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho thai kỳ.
Ngoài ra, hẹ còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp hỗ trợ miễn dịch của trẻ trong bào thai.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng
Hẹ có tác dụng cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ nhờ thành phần giàu choline – một hoạt chất giúp kích thích ngủ ngon. Do đó, lá hẹ cũng là một cách để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
Đồng thời, hẹ cũng giàu axit folic, được biết đến với công dụng kích thích sản xuất serotonin và dopamine. Những loại hormone này còn được gọi là “hormone hạnh phúc”, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chứa vitamin K2
Điều trị sỏi thận
Hẹ còn là thảo dược nổi tiếng trong điều trị sỏi thận.
Nghiên cứu cho thấy hẹ làm hòa tan các tinh thể sỏi thận. Đồng thời, hẹ chứa hợp chất hữu cơ etyl axetat – có đặc tính chống viêm, giúp hỗ trợ điều trị sỏi canxi.[3]
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hợp chất allicin trong hẹ có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và hỗ trợ thành mạch, điều hòa huyết áp. Hơn nữa, hẹ còn chưa hợp chất hữu cơ quercetin – trực tiếp tham gia vào quá trình ngăn ngừa mảng bám và dự phòng đột quỵ.
Cải thiện sức khoẻ mắt
Trong hẹ cũng chứa lutein và zeaxanthin, những chất này tích tụ trong võng mạc mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Do đó, ăn hẹ giúp hỗ trợ thị lực hiệu quả.
Hỗ trợ trị bệnh từ vitamin B9 (Folate) trong hẹ
Nguồn folate dồi dào trong hẹ đóng vai trò quan trọng trong điều trị, dự phòng các bệnh lý như sa sút trí tuệ, các nhóm bệnh ung thư, cải thiện bệnh tim mạch và đột quỵ, dị tật bẩm sinh ở trẻ và giảm nguy cơ sinh non.
>>>>>Xem thêm: Các vitamin nhóm B và vai trò của vitamin B đối với cơ thể
Bài viết đã cung cấp 10 công dụng của lá hẹ – một loại rau xanh thân thuộc với nhiều gia đình Việt. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Nguồn tham khảo: Verywellfit, MedicalNewsToday, HealthifyMe, Y Tế Việt Nam