Bong gân là chấn thương thường gặp của cơ và dây chằng. Nếu không điều trị bong gân đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng về sau. Cùng Kenshin tìm hiểu về chủ đề bị bong gân chân nên làm gì nhé!
Bạn đang đọc: Bị bong gân chân nên làm gì? Mách bạn cách sơ cứu hiệu quả, nhanh chóng
Contents
Nghỉ ngơi/hạn chế vận động
Nghỉ ngơi hay hạn chế vận động vùng chi bị thương là điều thường xuyên được các bác sĩ khuyên bạn nên làm khi bị bong gân. Khi bị bong gân, bạn không nên để vùng bị thương chịu bất kỳ trọng lượng nào trong 48 đến 72 giờ, bạn có thể sử dụng nạng để di chuyển.
Bong gân cổ tay thường gặp trong quá trình tập thể thao
Chườm đá
Bạn có thể sử dụng túi chườm, làm lạnh và chườm vào vùng bị thương để hạn chế việc sưng tấy. Bạn nên chườm đá khu vực đó càng sớm càng tốt sau khi bị thương và tiếp tục chườm đá trong 15 đến 20 phút, thực hiện 4-8 lần một ngày và duy trì trong 2-3 ngày đầu tiên hoặc cho đến khi giảm sưng.
Ngoài việc giảm sưng, chườm lạnh còn có tác dụng giúp bạn giảm đau và dễ chịu hơn ở vùng chấn thương. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về nhiệt độ và thời gian chườm lạnh để tránh các tổn thương mô.
Chườm đá giúp giảm sưng khi bị bong gân
Quấn băng
Bạn nên sử dụng băng quấn nén vị trí bong gân. Điều này sẽ giúp cố định phần tổn thương, tránh các tổn thương mới phát sinh và tình trạng sưng của bạn, giúp bạn nhanh hồi phục hơn.
Bạn nên sử dụng những loại băng quấn cố chân làm từ thun hoặc cao su tổng hợp.
Sử dụng băng thun quấn cố định phần khớp là một trong những cách sơ cứu khi bị bong gân
Nâng cao chân
Việc nâng cao chân cao hơn tim khi bị bong gân sẽ giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng sưng tấy chi do trọng lực. Bạn có thể kê chân của mình bằng một chiếc gối đặt dưới đùi và trên cổ chân của bạn một chút.
Tìm hiểu thêm: 6 tác dụng của protein đậu nành có thể bạn chưa biết
Bạn có thể kê một chiếc gối dưới chân để giúp giảm sưng khi bị bong gân
Khi nào gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị đau và sưng ở mắt cá chân và nghi ngờ bị bong gân. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác, tránh bỏ sót tổn thương và để lại nhiều biến chứng sau này.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Đau, đặc biệt là khi bạn đứng, đè hay vùng ảnh hưởng chịu trọng lượng.
- Đau khi bạn chạm vào mắt cá chân.
- Sưng tấy.
- Bầm tím.
- Có âm thanh phát ra tại thời điểm chấn thương.
Cổ chân bị sưng bầm có thể là dấu hiệu bạn bị bong gân
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân của bạn – là những cơ quan dễ bong gân – để chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ sẽ ấn vào vùng da xung quanh vết thương để kiểm tra các điểm đau và di chuyển bàn chân của bạn để kiểm tra giới hạn vận động cũng như để biết vị trí nào gây khó chịu hoặc đau.
Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sau đây để loại trừ gãy xương hoặc để đánh giá chi tiết hơn mức độ tổn thương dây chằng như: X-quang, CT-can, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm,…
>>>>>Xem thêm: 7 cách điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ làm và hiệu quả
Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang vùng chấn thương để phân biệt với gãy xương
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Khi các bạn có các triệu chứng nghi ngờ bong gân, bạn có thể đến khám tại khoa Chấn thương Chỉnh hình của các bệnh viện, phòng khám lớn và uy tín như:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Trên đây là những điều cần làm khi bị bong gân rất dễ thực hiện và hữu ích. Hãy chia sẻ đến gia đình, bạn bè để mọi người cùng biết nhé!
Nguồn: MayoClinic, NHS.