Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Rate this post

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp hàng ngày gây tổn thương trên da. Hãy cùng tìm hiểu bị bỏng kiêng ăn gì để màu lành mà không để lại sẹo qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Trứng

Sau tổn thương, các vết bỏng sẽ tiến hành lên da non để tái tạo làn da mới. Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có thể khiến vết thương lâu lành, hình thành các khoảng trắng gây ra vết sẹo loang lổ, không đều màu và mất thẩm mỹ. Tuy không đáng sợ như sẹo thâm. [1]

Vì vậy, không nên sử dụng trứng khi bị bỏng, đặc biệt trong thời kỳ vết thương lên da non.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Không nên sử dụng trứng khi bị bỏng

Đồ nếp

Đồ nếp là tên gọi chung của các món ăn được chế biến từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, bánh khúc… Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn ấm sẽ khiến cơ thể bị nóng, khiến tình trạng vết thương nặng thêm và lâu lành hơn.

Đồng thời, những vết thương bỏng khi ăn đồ nếp sẽ xuất hiện mủ khiến cho da lâu liền, dễ viêm nhiễm và gây ra sẹo. Từ đó, khiến chỗ da sần sùi, mất thẩm mỹ.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Những vết thương bỏng khi ăn đồ nếp sẽ xuất hiện mủ khiến cho da lâu liền

Thịt gà

Tuy là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng khi bị bỏng, bạn không nên ăn thịt gà. Theo quan niệm Đông y, thịt gà có tính nóng nên khi ăn vào sẽ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết bỏng, khiến cấu trúc da bị tổn thương nặng và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Ngoài ra, việc ăn thịt gà cũng có thể gây ngứa ngáy tại vết thương và khó chịu.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Khi bị bỏng, bạn không nên ăn thịt gà vì có thể bị sưng mũ

Thịt xông khói

Thịt xông khói là một trong những món ăn gây hao hụt vitamin Ekhoáng chất cần thiết để tích lũy tái tạo mô mềm. Từ đó, khiến vết bỏng lâu lành hơn và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Thịt xông khói khiến vết bỏng lâu lành hơn và dễ để lại sẹo

Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, khiến vị trí bỏng ngứa ngáy, khó chịu. Từ đó, kích thích người bệnh gãi liên tục vào vết thương khiến chúng lâu lành hơn, tăng viêm nhiễm và hình thành sẹo. Vậy nên, bạn nên hạn chế ăn hải sản khi vết thương bỏng đang phục hồi.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Nên hạn chế ăn hải sản khi vết thương bỏng đang phục hồi

Rau muống

Rau muống có tính mát, hàm lượng vitamin A cao giúp tăng sinh các sợi collagen ở vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến hình thành lớp mô xơ cứng làm đầy lên tại khu vực bị thương, tạo thành vết sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. [2]

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? Cách chăm sóc đúng cách

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Rau muống tạo thành vết sẹo lồi gây mất thẩm mỹ

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm cung cấp protein, vitamin B5, kali,… không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn thịt bò trong thời điểm vết bỏng bắt đầu tái tạo lại khiến chỗ bị thương tăng sinh sắc tố melanin. Từ đó, gây ra hiện tượng sẫm màu tại chỗ bị bỏng, dễ tạo thành sẹo thâm.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Ăn thịt bò dễ tạo thành sẹo thâm

Bánh kẹo

Tương tự như thịt xông khói, bánh kẹo cũng là một trong những nhóm thực phẩm gây hao hụt vitamin E và khoáng chất. Từ đó, cản trở việc tái tạo mô mềm và khiến vết thương lâu lành hơn.

Ngoài ra, lượng đường có trong bánh kẹo cũng là một trong những nhân tố kích thích phản ứng viêm của cơ thể, khiến vết bỏng sưng, viêm, mưng mủ và lâu lành hơn bình thường.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Lượng đường có trong bánh kẹo kích thích phản ứng viêm, khiến vết bỏng lâu lành hơn

Lưu ý khi bị bỏng

Ngoài những thực phẩm cần tránh, bạn cũng cần lưu ý bổ sung những dưỡng chất giúp vết bỏng mau lành như sau:

  • Chất đạm giúp làm đầy vết thương, tái tạo mô liên kết.
  • Vitamin A thúc đẩy nhanh quá trình làm lành và tăng sinh tế bào da mới, hạn chế nguy cơ sẹo.
  • Vitamin C giúp tổng hợp collagen và chống lại vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng vết thương dễ nhiễm trùng, khó lành.
  • Kẽm giúp tái tạo tế bào và tăng cường hệ miễn dịch,…

Đặc biệt, bệnh nhân bỏng cần bổ sung nhiều nước hàng ngày để tránh vùng da bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Đồng thời, kết hợp với nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Bệnh nhân bỏng cần bổ sung nhiều nước hàng ngày để tránh vết thương bị khô

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Diện tích bỏng lớn hoặc những khu vực nhạy cảm.
  • Vết bỏng sâu và có dấu hiệu nhiễm trùng như: tiết dịch, sưng, đỏ, đau dữ dội.
  • Vết bỏng phồng rộp và không lành trong 2 tuần, có màu đen, nâu hoặc trắng.
  • Bỏng do điện hoặc hóa chất.
  • Trẻ dưới 5 tuổi, người già có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,… bị bỏng.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

Người bị bỏng cần đi khám bác sĩ khi vết thương có dấu hiệu trầm trọng hơn

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương bỏng, diện tích, tình trạng tổn thương, độ sâu vết bỏng và các dấu hiệu nhiễm trùng thông qua việc quan sát.
  • Cận lâm sàng gồm chụp X-quang và các xét nghiệm chẩn đoán khác tùy vào nguyên nhân gây bỏng.

Bị bỏng kiêng ăn gì? 8 thực phẩm nên tránh để không bị sẹo, mau lành

>>>>>Xem thêm: Đi tiểu ra máu là bệnh gì? 8 nguyên nhân tiểu ra máu bạn nên biết

Bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương bỏng thông qua việc quan sát vết thương

Một số bệnh viện có thể thăm khám

Nếu cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trưng Vương,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về những thực phẩm nên kiêng cho người bị bỏng. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *