Nhiều người thường sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên, việc này đôi khi được thực hiện không đúng cách hoặc lạm dụng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về men vi sinh, cách sử dụng an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Men vi sinh là gì? Cách sử dụng men vi sinh đúng cách an toàn và hiệu quả
Contents
- 1 Men vi sinh là gì?
- 2 Các tác dụng của men vi sinh đối với sức khỏe
- 2.1 Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
- 2.2 Hội chứng ruột kích thích
- 2.3 Giảm cân
- 2.4 Giảm viêm
- 2.5 Giảm tình trạng trầm cảm, lo âu
- 2.6 Hạ huyết áp
- 2.7 Cải thiện hệ thống miễn dịch
- 2.8 Chống lão hóa da
- 2.9 Táo bón
- 2.10 Ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng
- 2.11 Viêm mũi dị ứng
- 2.12 Viêm da dị ứng
- 2.13 Phòng chống dị ứng
- 3 Cách sử dụng men vi sinh đúng cách an toàn và hiệu quả
- 4 Cách lựa chọn chế phẩm men vi sinh
- 5 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng men vi sinh
Men vi sinh là gì?
Men vi sinh là những loại vi sinh vật sống có lợi được sử dụng qua đường ăn hoặc uống với mục đích đem lại lợi ích cho sức khỏe. Men vi sinh thường là vi khuẩn chí đường ruột hoặc một số loại nấm men có tác dụng trên hệ tiêu hóa.
2 loại vi khuẩn được sử dụng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacteria. Ngoài ra, men vi sinh có thể bao gồm một số loại vi khuẩn có lợi khác như Saccharomyces, Enterococcus, Escherichia, Bacillus, Streptococcus,… Ngoài ra, men vi sinh có thể chứa các chủng nấm men, thường gặp nhất là saccharomyces boulardii. Mỗi chủng vi sinh vật đem lại những lợi ích sức khỏe khác nhau.
Mỗi loại men vi sinh ở dạng thực phẩm bổ sung đều có ghi chú về thành phần loại vi sinh vật, từ đó tương ứng với lợi ích sức khỏe khác nhau. Men vi sinh có thể cung cấp một chủng vi khuẩn nhất định hoặc chứa nhiều chủng vi sinh khác nhau, được gọi là men vi sinh phổ rộng hoặc đa chủng.
Men vi sinh còn được cung cấp dưới dạng thực phẩm lên men như sữa chua, dưa chua, kim chi,… Không nên nhầm lẫn men vi sinh với prebiotic, đó là carbs – thường là chất xơ – giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện đã có trong ruột. Những thực phẩm lên men được gọi là synbiotics bao gồm thành phần men vi sinh (probiotics) và chất xơ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển (prebiotics).[1]
Men vi sinh là những vi sinh vật sống có lợi cho đường ruột
Các tác dụng của men vi sinh đối với sức khỏe
Cùng tìm hiểu rõ hơn về các tác dụng của men vi sinh đối với sức khỏe của bạn:
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Trong đường tiêu hóa của mỗi người đều tồn tại một hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp. Chúng đóng vai trò cân bằng nội môi cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất và sức đề kháng của cơ thể. Sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật của mỗi người.[2]
Trong trường hợp hệ vi khuẩn chí đường ruột xáo trộn như sử dụng kháng sinh, điều trị ung thư hoặc tiêu chảy do Clostridium difficile,… bổ sung men vi sinh sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, củng cố và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Có 31 trên tổng số 39 thử nghiệm ngẫu nhiên với tổng 9.955 người tham gia đã ghi nhận hiệu quả của men vi sinh trong việc ngăn ngừa 60% số ca tiêu chảy do Clostridium difficile trên những người tham gia dùng kháng sinh.[3]
Bổ sung men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng ngừa tiêu chảy
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hội chứng khá thường gặp, bao gồm các rối loạn chức năng đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… mà không kèm theo các tổn thương thực thể. Sự thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột là một yếu tố góp phần tạo ra các triệu chứng của IBS.
Sử dụng men vi sinh trong điều trị hội chứng ruột kích thích giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường các chủng vi khuẩn có lợi, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hóa.
Có đến 7 trên tổng 11 nghiên cứu (63,6%) kết luận rằng việc bổ sung men vi sinh ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có sự cải thiện đáng kể các triệu chứng so với nhóm dùng giả dược.
Ngoài ra, 8 thử nghiệm sử dụng men vi sinh đa chủng trong thời gian dài trên 8 tuần ghi nhận khả năng cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích rõ rệt hơn so với nhóm đơn độc một chủng vi khuẩn.[4]
Men vi sinh hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
Giảm cân
Tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan đến sự thay đổi thành phần, giảm sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột là một yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan.[5]
Thử nghiệm được tiến hành trên 210 người Nhật Bản khỏe mạnh có lượng mỡ nội tạng cho thấy tiêu thụ sữa lên men có chứa Lactobacillus gasseri SBT2055 (LG2055) liều thấp khoảng 10^8 CFU/ngày giúp làm giảm đáng kể lượng mỡ ở bụng sau 12 tuần. Tuy nhiên, công dụng này sẽ giảm bớt khi ngừng dùng men vi sinh trong 4 tuần, do đó, người tham gia cần tiêu thụ liên tục để duy trì hiệu quả.[6]
Vi khuẩn đường ruột còn có khả năng phòng bệnh béo phì thông qua điều hòa trục vi sinh vật não – ruột. Những người thừa cân có nhiều SCFA trong phân và nồng độ propionate cao hơn đáng kể so với người gầy. Butyrate và propionate có tác dụng chống lại bệnh béo phì do chế độ ăn kiêng và điều chỉnh hormone đường ruột thông qua thụ thể axit béo tự do 3 (FFAR3) ở chuột.[7]
Sáu chủng vi khuẩn Bifidobacteria có khả năng tạo axit linoleic liên hợp (CLA) – có tác dụng chống béo phì. Đồng thời, chủng Lactobacillus reuteri khi sử dụng đường uống giúp ngăn ngừa bệnh lý béo bụng và tăng cân trên các thí nghiệm. Do đó, việc bổ sung men vi sinh giúp củng cố hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giảm cân và ngăn tình trạng béo phì.[5]
Bạn có thể dùng men vi sinh để giảm cân và kiểm soát cân nặng
Giảm viêm
Men vi sinh có khả năng giảm tình trạng viêm nhờ hỗ trợ sửa chữa các hàng rào biểu mô siêu thấm, ngăn chặn sự lây truyền mầm bệnh và khôi phục cân bằng hệ vi khuẩn có lợi đường ruột. Các chủng vi khuẩn trong men vi sinh có khả năng chống viêm bằng cách ngăn ngừa hoặc sửa chữa vị trí bị tổn thương trên hàng rào biểu mô – nguồn kích thích phản ứng viêm.
Men vi sinh còn tăng cường sản xuất các axit béo chuỗi ngắn có đặc tính chống viêm như butyrate,… và tổng hợp các peptide kháng khuẩn, chống viêm ở bề mặt niêm mạc.
Men vi sinh tham gia kích thích biệt hóa và hoạt động của tế bào miễn dịch như tế bào đuôi gai, tế bào lympho T, sau đó tăng sản xuất các cytokine điều hòa quan trọng như interleukin-10 (IL-10), TGF-b,…[8]
Men vi sinh giúp giảm tình trạng viêm
Giảm tình trạng trầm cảm, lo âu
Bệnh nhân trầm cảm biểu hiện đa dạng các triệu chứng tâm trạng, lo lắng và nhận thức. Men vi sinh góp phần cải thiện các triệu chứng của trầm cảm thông qua tăng chỉ số serotonin và giảm các dấu hiệu viêm.[9]
Vi khuẩn đường ruột có thể liên hệ với hệ thần kinh trung ương thông qua con đường thần kinh – nội tiết – miễn dịch, do đó hoạt động của vi khuẩn tại ruột có ảnh hưởng đến chức năng và hành vi của não bộ. Sự gia tăng của vi khuẩn gây hại tại đường ruột như Clostridia và sự giảm chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacteria có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh tự kỷ.[10]
Sử dụng men vi sinh giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường các chủng vi khuẩn có lợi đồng thời cạnh tranh và ngăn sự phát triển của các chủng vi khuẩn có hại, duy trì sự khỏe mạnh của trục thần kinh – ruột. Từ đó, men vi sinh có tác dụng giảm tình trạng lo âu, trầm cảm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhận thức, thần kinh như bệnh Parkinson, Alzheimer,…[1]
Bổ sung men vi sinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và hỗ trợ điều trị trầm cảm
Hạ huyết áp
Men vi sinh được ghi nhận góp phần làm hạ huyết áp trên nhóm bệnh nhân cao huyết áp (huyết áp trên 130/85 mmHg). Thử nghiệm tiêu thụ (lớn hơn hoặc bằng 10^11) đơn vị men vi sinh mỗi ngày ghi nhận có sự thay đổi đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khi sử dụng men vi sinh đa chủng và dùng kéo dài ít nhất 8 tuần.[11]
Men vi sinh có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch đường ruột và cả hệ miễn dịch toàn cơ thể. Vi khuẩn hội sinh và men vi sinh có thể thúc đẩy tính toàn vẹn của hàng rào ruột, giúp phát triển hệ thống miễn dịch của vật chủ, duy trì sức đề kháng đường ruột.
Nhờ đó, chúng ngăn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh chất dinh dưỡng cũng như vị trí bám trên bề mặt niêm mạc trong đại tràng.
Đặc biệt 2 chủng vi khuẩn Bacteroides fragilis và Bacillus có ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của mô bạch huyết đường ruột, hàng rào miễn dịch niêm mạc ở động vật có vú cũng như cần thiết cho sự đa dạng hóa gen globulin miễn dịch tại chỗ và toàn thân.[5]
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong hàng rào miễn dịch của cơ thể
Chống lão hóa da
Thành phần men vi sinh thường gặp là chủng Lactobacillus được đánh giá có tác dụng chống lão hóa da. Lactobacillus plantarum HY7714 đã được chứng minh tác dụng bảo vệ nguyên bào sợi ở da người và chuột không lông khỏi tác động quang học của tia UVB thông qua việc ức chế biểu hiện metalloproteinase (MMP)-1 do UVB gây ra.
Ngoài ra, thí nghiệm cũng cho thấy thành phần L. plantarum HY7714 trong men vi sinh có khả năng ức chế hiệu quả biểu hiện MMP-13 cũng như các hoạt động MMP-2 và -9 trong mô da, từ đó giúp giảm rõ rệt số lượng, độ sâu và diện tích nếp nhăn trên da.[12]
Sử dụng men vi sinh giúp làm chậm quá trình lão hóa da
Táo bón
Men vi sinh được biết đến chủ yếu với vai trò trên hệ tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng ruột cũng như củng cố hàng rào bảo vệ đường ruột. Song, việc bổ sung các chủng vi khuẩn đường ruột còn giúp tăng hoạt động tiêu hóa tại đại tràng, từ đó tăng lưu thông ruột và giảm tình trạng táo bón.[13]
Đánh giá tổng quan đã chứng minh chủng Bifidobacteria lactis trong men vi sinh có khả năng điều trị táo bón. Trong 14 nghiên cứu trên 1.182 người tham gia ghi nhận men vi sinh làm giảm đáng kể thời gian lưu thông trong lòng ruột và tăng tần suất đại tiện.[14]
Men vi sinh còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở người cao tuổi từ 10 – 40%, đặc biệt là chủng Bifidobacteria longum.[15]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Leo của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Men vi sinh giúp điều trị và phòng ngừa táo bón
Ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng
Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng cụ thể, men vi sinh được cho là hữu ích trong việc phòng ngừa sâu răng. Đánh giá tổng quan của 7 nghiên cứu trên tổng số 1.715 người tham gia cho thấy nhóm sử dụng men vi sinh ít có nguy cơ mắc bệnh sâu răng hơn.[16]
Ngoài ra, việc bổ sung men vi sinh góp phần củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc miệng, ngăn sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, tình trạng viêm và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nha chu.
Men vi sinh giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng
Viêm mũi dị ứng
Men vi sinh có tác dụng giảm nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ. Trong tổng 23 nghiên cứu trên 1919 bệnh nhân ghi nhận sử dụng men vi sinh có thể làm giảm triệu chứng và cải thiện đáng kể về điểm chất lượng cuộc sống trong bệnh viêm mũi dị ứng (RQLQ) so với giả dược và giảm kháng thể IgE đặc hiệu của kháng nguyên gây bệnh.[17]
Men vi sinh giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ và phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một rối loạn da mạn tính gây ngứa, liên quan đến dị ứng nhưng không phải do dị ứng gây ra. Nó thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có thể bắt đầu từ 2 đến 6 tháng tuổi. Nhiều người trưởng thành có thể thoát khỏi tình trạng này khi còn rất nhỏ. Viêm da dị ứng là một trong các loại của bệnh eczema.
Trong tổng số 9 nghiên cứu trên 269 người tham gia ở người lớn đã cung cấp bằng chứng sơ bộ rằng một số chủng men vi sinh có thể hữu ích cho việc giảm triệu chứng viêm da dị ứng.[18]
Men vi sinh không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn đem lại tác dụng toàn thân, củng cố hàng rào bảo vệ da, niêm mạc. Bổ sung men vi sinh là một hình thức can thiệp sớm để củng cố hàng rào bảo vệ da bị xáo trộn, giảm nguy cơ tiến triển thành viêm da dị ứng.
Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa có mối liên quan mật thiết với tình trạng dị ứng, nhờ khả năng thúc đẩy sản xuất TGF miễn dịch loại Th1 – chất ức chế mạnh mẽ tình trạng viêm da dị ứng do Th2 gây ra, cũng như sản xuất kháng thể tại chỗ IgA.[19]
Nghiên cứu tích lũy về công dụng của men vi sinh nhóm Lactobacillus GG ghi nhận làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng (chàm) ở trẻ em trong 7 năm đầu đời.[20]
Men vi sinh giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng
Phòng chống dị ứng
Probiotic có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và góp phần phòng ngừa một số bệnh dị ứng. Nghiên cứu thực hiện cung cấp men vi sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nhằm đánh giá khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát sinh bệnh dị ứng.
Tổng số 17 nghiên cứu trên 4.755 người tham gia cho thấy trẻ sơ sinh được tiếp xúc với men vi sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng thấp hơn, đặc biệt ở nhóm tiếp xúc với hỗn hợp men vi sinh. Tuy nhiên, tác dụng này đối với bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng không rõ ràng.[21]
Men vi sinh có tác dụng phòng ngừa dị ứng
Cách sử dụng men vi sinh đúng cách an toàn và hiệu quả
Sử dụng men vi sinh đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa. Một số trường hợp được chỉ định sử dụng men vi sinh:
- Đang có tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài ra phân sống,…
- Đang bị bệnh gây suy yếu hệ vi sinh vật đường ruột của cơ thể.
- Các thói quen hàng ngày như căng thẳng và chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, do đó sử dụng men vi sinh là một cách để khôi phục cân bằng này.
- Sử dụng phương pháp điều trị gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như dùng kháng sinh, xạ trị, hóa trị trong ung thư,…
- Thường xuyên mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa và sử dụng men vi sinh giúp cải thiện tình trạng đó.
- Một số người có nhu cầu sử dụng men vi sinh hàng ngày với mục đích duy trì sức khỏe chung.[22]
Mỗi chủng vi sinh vật đem lại những lợi ích sức khỏe khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn các chủng men vi sinh cũng như dạng probiotics khác nhau. Bạn có thể dùng men vi sinh dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc thông qua thực phẩm và đồ uống lên men.
Với những vấn đề sức khỏe cụ thể, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn các chế phẩm bổ sung. Mỗi loại thực phẩm bổ sung thường sẽ cung cấp thông tin về chủng vi khuẩn, liều dùng cụ thể và hàm lượng men vi sinh thường cao hơn khi bổ sung qua nguồn thực phẩm. Một số chế phẩm sinh học hoạt động tốt hơn khi ăn và một số khác khi bụng đói.
Nguồn thực phẩm và đồ uống có thể giúp thúc đẩy sự đa dạng hơn của vi khuẩn trong quần thể sinh vật đường ruột nhờ cung cấp cả thành phần prebiotic – chất xơ tạo môi trường cho men vi sinh phát triển. Những người có chế độ ăn lành mạnh, đa dạng, cân bằng các nhóm thực phẩm sẽ nhận được nhiều men vi sinh cũng như prebiotics thông qua thực phẩm.
Một số loại thực phẩm giàu men vi sinh như:
- Sữa chua.
- Đồ chua, lên men như dưa cải, kim chi,…
- Kombucha.
- Bơ sữa lên men truyền thống.
- Phô mai lên men.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu prebiotics để tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn chí đường ruột phát triển tốt. Những thực phẩm chứa nhiều prebiotics là những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… Trẻ sơ sinh cũng có thể nhận được nguồn prebiotics thông qua sữa mẹ và một số loại sữa công thức.[23]
Bạn có thể bổ sung men vi sinh vào các thời điểm dưới đây:
- Uống men vi sinh ít nhất 2 tiếng sau khi sử dụng kháng sinh (nếu đang sử dụng cả hai) giúp tránh việc lợi khuẩn bị tiêu diệt và giảm thiểu tác dụng.
- Sử dụng lúc đói, trước ăn 30 – 60 phút.
- Tránh cho trẻ dùng men vi sinh ngay sau bữa ăn để không gây quá tải và nôn mửa đặc biệt là đối với trẻ thường xuyên nôn trớ.
Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh giúp đạt hiệu quả tối đa:
- Không pha loãng với nước đun sôi.
- Uống ngay sau khi ra pha với nước sạch. Để lâu ở môi trường ngoài khiến vi sinh vật chết, giảm hiệu quả.
- Tuân thủ liều lượng của nhà sản xuất, không tự ý tăng liều so với khuyến cáo.
- Không sử dụng men vi sinh khi đang có tổn thương thực thể tại đường tiêu hóa, phẫu thuật ruột, viêm tụy cấp,…
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Không tự ý sử dụng phối hợp men vi sinh và men tiêu hóa khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Sử dụng men vi sinh đúng cách để đạt hiệu quả sử dụng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn
Cách lựa chọn chế phẩm men vi sinh
Tại Hoa Kỳ, men vi sinh được kinh doanh dưới nhiều dạng và đa dạng về chủng. Các sản phẩm này chịu sự quản lý của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nhưng hầu hết các sản phẩm không cần thông qua phê duyệt. Do đó, bạn hãy là người tiêu dùng thông minh và thận trọng khi chọn mua các loại thực phẩm bổ sung.
Khi bạn lựa chọn sử dụng men vi sinh dạng chế phẩm bổ sung, bạn cần chú ý:
- Chọn những chủng vi sinh vật có lợi ích đã được chứng minh đem lại hiệu quả sức khỏe.
- Lựa chọn chế phẩm ở dạng an toàn, dễ tiêu thụ và dễ sử dụng.
- Các chủng vi khuẩn còn sống và có thể sống sót khi đi vào đường tiêu hóa của bạn.
Một số chủng vi sinh vật thường được sử dụng bao gồm:
- Chi Lactobacillus gồm L.acidophilus, L.rhamnosus, L.casei và L.plantarum.
- Chi Bifidobacteria gồm Bifidobacteria longum và Bifidobacteria breve.
Hoặc bạn có thể bổ sung men vi sinh thông qua thực phẩm và đồ uống lên men. Mặc dù cung cấp men vi sinh với số lượng ít, song thực phẩm cung cấp cả thành phần prebiotics, giúp hỗ trợ phát triển các chủng vi khuẩn chí trong hệ tiêu hóa của bạn.
Bạn nên chọn mua loại men vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng men vi sinh
Trong những ngày đầu sử dụng, men vi sinh bổ sung cần thời gian để hòa nhập và cân bằng với hệ vi sinh trong đường tiêu hóa của bạn, do đó bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ bao gồm khó chịu ở bụng, đầy hơi,… Tuy nhiên, sau vài ngày, khi hệ vi sinh vật đạt cân bằng, các triệu chứng tiêu hóa sẽ dần cải thiện.
Với những người có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ sơ sinh non tháng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, HIV/AIDS,… các chủng men vi sinh có thể phát triển lấn át và gây triệu chứng tiêu hóa nặng nề hơn. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Đặc biệt trong một số trường hợp trong men vi sinh có thể chứa một chủng vi khuẩn có hại lẫn trong đó, chúng có thể phát triển và gây bệnh trên đường tiêu hóa của bạn như viêm dạ dày – ruột, tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm loét đại tràng,…
Một số tác dụng phụ của men vi sinh có thể gặp bao gồm nhiễm trùng, sản sinh các chất gây độc bởi vi sinh vật và chuyển gen kháng kháng sinh từ vi sinh vật sinh học sang các vi khuẩn khác trong đường tiêu hóa của bạn. Một số sản phẩm probiotic đã ghi nhận có chứa các vi sinh vật khác với những vi sinh vật được liệt kê trên nhãn, điều này tiềm tàng rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.
Men vi sinh có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên những người có hệ miễn dịch suy yếu
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các công dụng sức khỏe của men vi sinh cũng như cách sử dụng men vi sinh đúng để đem lại hiệu quả tối ưu. Cùng chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Introduction to the human gut microbiota
https://portlandpress.com/biochemj/article/474/11/1823/49429/Introduction-to-the-human-gut-microbiota
The use of probiotics to prevent Clostridium difficile diarrhea associated with antibiotic use
https://www.cochrane.org/CD006095/IBD_use-probiotics-prevent-clostridium-difficile-diarrhea-associated-antibiotic-use
Probiotics in Irritable Bowel Syndrome: An Up-to-Date Systematic Review
https://www.mdpi.com/2072-6643/11/9/2048
Impacts of Gut Bacteria on Human Health and Diseases
https://www.mdpi.com/1422-0067/16/4/7493
Effect of Lactobacillus gasseri SBT2055 in fermented milk on abdominal adiposity in adults in a randomised controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23614897/
Butyrate and Propionate Protect against Diet-Induced Obesity and Regulate Gut Hormones via Free Fatty Acid Receptor 3-Independent Mechanisms
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0035240&xid=17259,15700022,15700043,15700124,15700149,15700168,15700173,15700186,15700201
Probiotics as regulators of inflammation: A review
https://www.ffhdj.com/index.php/ffhd/article/view/2
The effects of probiotics on depressive symptoms in humans: a systematic review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5319175/
Hypothesis for a systems connectivity model of autism spectrum disorder pathogenesis: Links to gut bacteria, oxidative stress, and intestinal permeability
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23273906/
Effect of probiotics on blood pressure: a systematic review and meta-analysis of randomized, controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25047574/
Oral administration of Lactobacillus plantarum HY7714 protects hairless mouse against ultraviolet B-induced photoaging
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25112318/
Mechanisms of Action of Probiotics and the Gastrointestinal Microbiota on Gut Motility and Constipation
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2161831322006792
The effect of probiotics on functional constipation in adults: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916523047895
The effect of probiotics as a treatment for constipation in elderly people: A systematic review
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S016749431730211X
Probiotics: What You Need To Know
https://www.nccih.nih.gov/health/probiotics-what-you-need-to-know
A systematic review and meta-analysis of probiotics for the treatment of allergic rhinitis
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/alr.21492
Probiotics: What You Need To Know
https://www.nccih.nih.gov/health/probiotics-what-you-need-to-know
Probiotics for the prevention of atopic dermatitis and other allergic diseases: What are the real facts?
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2353385417300650
Probiotics during the first 7 years of life: A cumulative risk reduction of eczema in a randomized, placebo-controlled trial
https://www.jacionline.org/article/S0091-6749(06)03800-0/fulltext
Probiotics for prevention of atopic diseases in infants: systematic review and meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26198702/
Probiotics
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/14598-probiotics
What is the difference between prebiotics and probiotics?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323490#foods
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 7 cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết