Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Rate this post

Đã hơn 3 năm kể từ khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên được phát hiện cho tới nay, thế giới vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn được đại dịch. Để hiểu rõ hơn về tái dương tính và tái nhiễm Covid-19, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tái dương tính và tái nhiễm Covid-19 là gì?

Tái dương tính là gì?

Thực tế đã ghi nhận trong một số trường hợp có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với Covid-19 dù đã khỏi các triệu chứng của bệnh và đã có kết quả xét nghiệm âm tính trước đó.

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại và không có triệu chứng lâm sàng nào trong vòng ít hơn 90 ngày kể từ thời điểm xuất hiện các triệu chứng cấp tính như sốt cao, ho khan, khó thở,… thì khả năng cao là tái dương tính với Covid-19.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tái dương tính cho kết quả dương tính trong vòng 90 ngày sau khi khỏi bệnh

Tái nhiễm là gì?

Tái nhiễm là tình trạng một người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, hồi phục và sau đó nhiễm bệnh trở lại.

Người bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm nhiều lần và ở các lần tái nhiễm vẫn có thể lây lan virus cho người khác. Thời gian tái nhiễm Covid-19 ở mỗi người là khác nhau, điều này là do khả năng đáp ứng miễn dịch ở mỗi người là không giống nhau.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Người tái nhiễm có thể gặp triệu chứng nhẹ như ho khan

Nguyên nhân gây ra tái dương tính và tái nhiễm Covid-19

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái dương tính

Đặc điểm của tình trạng tái dương tính là thời điểm dương tính sau rất gần với thời điểm dương tính trước đó và gần như không có triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh.

Điều này có thể là do xác virus Corona sau khi bị tiêu diệt vẫn chưa kịp đào thải hoàn toàn nên mới cho kết quả dương tính giả.

Việc tái nhiễm trong khoảng thời gian gần là rất khó xảy ra, vì sau khi khỏi bệnh trong khoảng 90 ngày, cơ thể vẫn còn các kháng thể giúp ngăn chặn việc nhiễm bệnh.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tái dương tính do xác virus vẫn còn trong cơ thể

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nhiễm

Sau khi nhiễm Covid-19, cơ thể sẽ có lượng kháng thể nhất định để ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh trong vòng vài tháng.

Tuy nhiên, khả năng duy trì đáp ứng miễn dịch của mỗi người là khác nhau, ở những người suy giảm miễn dịch thì khả năng này duy trì trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ngoài ra, việc virus tiến hóa, ngày càng xuất hiện thêm các biến chủng mới cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nhiễm. Nếu lần nhiễm sau do một biến chủng có đặc tính kháng nguyên khác so với lần nhiễm trước thì các kháng thể lúc này không đủ khả năng để chống lại virus.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tái nhiễm do sự tiến hóa của virus

Các đối tượng dễ bị tái dương tính và tái nhiễm Covid-19

Trẻ em và người già

Trẻ em và người già là đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao do hệ miễn dịch hoạt động yếu. Đồng thời ở người già còn có nguy cơ mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… cũng là yếu tố làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Trong khi đó, ở trẻ em nguy cơ tái nhiễm cao là do trẻ chưa được tiêm vắc xin nên chưa có đủ kháng thể để chống lại virus.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Trẻ em và người già là đối tượng có nguy cơ cao tái dương tính và tái nhiễm Covid-19

Người có hệ miễn dịch yếu

Người có hệ miễn dịch hoạt động không tốt, hệ miễn dịch suy giảm sẽ dẫn đến kháng thể cơ thể tạo ra sau lần mắc Covid đầu tiên không đủ để bảo vệ bản thân trước nguy cơ tái nhiễm.

Khi hệ miễn dịch yếu, cơ thể dễ bị tái nhiễm nhiều lần, chính việc nhiễm bệnh này cũng khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi và sức khỏe ngày càng yếu hơn.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Người có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe sẽ trở nên yếu hơn sau mỗi lần tái nhiễm

Người thường xuyên tiếp xúc mầm bệnh

Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm rất mạnh mẽ. Mặc dù cơ thể có thể sản sinh ra kháng thể, nhưng nếu tiếp xúc với mầm bệnh quá thường xuyên thì lượng kháng thể này cũng không đủ để duy trì miễn dịch.

Ngoài ra, một số người thường xuyên tiếp xúc mầm bệnh cũng khiến cơ thể dễ nhiễm các biến chủng mới hơn như:

  • Nhân viên y tế.
  • Nhân viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
  • Y, bác sĩ tuyến đầu.
  • Học sinh, sinh viên,…

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh như nhân viên y tế dễ bị tái nhiễm

Điều trị khi bị tái dương tính và tái nhiễm Covid-19

Điều trị khi tái dương tính Covid-19

Tái dương tính Covid-19 là tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể cách ly, tự điều trị tại nhà nếu không có triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu chứng xuất hiện nhẹ.

Người bị tái dương tính cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có thể bổ sung thêm vitamin C kết hợp với các bài tập thể dục vừa phải để tăng cường sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Người tái dương tính có thể tự theo dõi tại nhà

Điều trị khi tái nhiễm Covid-19

Ở những người bị tái nhiễm Covid-19 thì sẽ có diễn biến lâm sàng và triệu chứng nhẹ hơn so với lần nhiễm đầu tiên. Do đó, khi bị tái nhiễm, bạn chỉ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị các triệu chứng.

Tìm hiểu thêm: Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tập thể dục nhẹ giúp tăng cường khả năng đề kháng

Biện pháp phòng ngừa tái nhiễm và tái dương tính

Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang luôn là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong việc phòng ngừa Covid-19. Hãy luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng để tránh tiếp xúc với mầm bệnh và hạn chế lây lan virus cho cộng đồng.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Đeo khẩu trang thường xuyên giúp phòng ngừa lây nhiễm

Hạn chế nơi đông người

Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm rất nhanh chóng thông qua tiếp xúc gần giữa người bệnh với người khác.

Khi ở những nơi đông người, bạn không thể biết rằng những người xung quanh có nhiễm bệnh hay không. Do đó, bạn nên hạn chế đến nơi đông người để bảo vệ bản thân mình.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Nơi đông người có nguy cơ lây bệnh cao

Rửa tay, vệ sinh thường xuyên

Virus SARS-CoV-2 có khả năng bám trên các bề mặt, đồ vật và khi bạn vô tình chạm tay vào virus thì chúng sẽ bám vào tay.

Nếu chưa rửa tay sạch mà chạm vào mắt, miệng, mũi thì virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và lây nhiễm. Do đó, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên giúp tăng khả năng phòng chống nhiễm bệnh.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Rửa tay thường xuyên giúp phòng tránh lây nhiễm Covid

Tập thể dục

Tập luyện thể dục không chỉ giúp tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai cho cơ thể mà còn giúp kích thích cơ thể tăng cường sản sinh kháng thể, góp phần phòng ngừa tái nhiễm covid-19.

Trong thời gian dương tính với covid-19, nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng bạn vẫn có thể tập luyện các bài tập nhẹ với thời gian hợp lý để giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh và giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe phòng chống Covid

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch và khả năng chống lại virus gây bệnh.

Một chế độ ăn khoa học lành mạnh, kết hợp với việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch hoạt động. Ngoài ra, việc thường xuyên bổ sung thêm vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng

Tiêm vắc-xin

Tiêm vắc-xin không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bản thân mà còn góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, từ đó giúp đẩy lùi đại dịch. Hơn nữa, việc tiêm đủ mũi vắc-xin giúp gia tăng khả năng kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bệnh chuyển nặng, nhập viện và tử vong.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

Tiêm vắc-xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Khi nào cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao, người bệnh được khuyến khích tự điều trị tại nhà trong các trường hợp xuất hiện triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn bạn cần nhận được sự chăm sóc y tế:

  • Khó thở, hụt hơi, thở gấp, rút lõm lồng ngực, thở phập phồng cánh mũi.
  • Mất vị giác, khứu giác.
  • Tím môi, tím đầu ngón tay, da xanh nhợt nhạt.
  • Người có bệnh nền mạn tính.

Tái dương tính và tái nhiễm Covid giống hay khác nhau?

>>>>>Xem thêm: Nhà sản xuất Âu Cơ chất lượng có tốt không? Các sản phẩm nổi bật

Khó thở, hụt hơi là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

  • Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,…

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn thông tin về tái dương tính và tái nhiễm Covid. Hãy trang bị thêm nhiều kiến thức về dịch bệnh Covid-19 để bảo vệ bản thân và gia đình. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: CDC, NCBI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *