Mangan là nguyên tố vi lượng tuy nhỏ nhưng vô cùng cần thiết đối với cơ thể con người. Nếu để xảy ra tình trạng thiếu mangan lâu ngày sức khỏe của bạn sẽ giảm sút, về sau còn kéo theo các căn bệnh nghiệm trọng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của việc thiếu mangan như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Thiếu mangan: Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị
Thiếu mangan là bệnh rất hiếm xảy ra nhưng một khi mắc phải sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng thiếu mangan? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Contents
Nguyên nhân gây thiếu mangan
Thiếu mangan sẽ diễn ra nếu bạn bổ sung không đủ nguyên tố này trong thực phẩm hàng ngày. Một chế độ ăn uống thiếu chất, không lành mạnh sẽ là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng thiếu mangan.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, những đối tượng thuộc phạm vi sau sẽ có nguy cơ cao dễ mắc chứng thiếu mangan:
– Người mắc bệnh động kinh
– Người bệnh tiểu đường
– Người bị suy tuyến tụy ngoại tiết (họ sẽ không có khả năng tiêu hóa các loại thực phẩm đưa vào cơ thể bởi sự thiếu hụt các enzym tiêu hóa từ tuyến tụy)
– Những người đang chạy thận nhân tạo
– Trẻ em mắc bệnh Perthes (là tình trạng bệnh trong đó lưu lượng máu di chuyển đến xương đùi bị gián đoạn)
– Trẻ em bị mắc bệnh phenylketon niệu (hội chứng rối loạn di truyền khi mà nồng độ chất phenylalanin của máu tăng vượt lên mức cho phép)
– Người mắc bệnh loãng xương
Triệu chứng và biến chứng xảy ra khi cơ thể thiếu mangan
Triệu chứng xảy ra khi cơ thể thiếu mangan
Một người nếu gặp triệu chứng thiếu mangan sẽ có các triệu chứng điển hình sau đây:
– Xương có dấu hiệu khuyết tật hoặc kém phát triển xương, ví dụ như xương bị cong, chi ngắn và dày hơn, mở rộng khớp..
– Tăng trưởng chậm hoặc suy yếu mô liên kết dẫn đến vết thương lâu lành. Bởi mangan góp phần kích thích sản sinh các sợi collagen giúp tái tạo mô da.
– Mức sinh trưởng và phát triển thấp, do mangan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất thyroxine. Đây là hooc môn quan trọng của tuyến giáp giúp duy trì cảm giác thèm ăn, chuyển hóa các chất và giữ cân nặng thích hợp. Nếu thiếu mangan sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm hooc môn thyroxine, giảm tiến độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
– Triệu chứng rối loạn trạng thái cân bằng giữa duy trì glucose bình thường và bệnh tiểu đường.
– Triệu chứng chuyển hóa bất thường của carbohydrate và chất béo.
Tìm hiểu thêm: Liều dùng, cách dùng vitamin K
Biến chứng xảy ra khi cơ thể thiếu mangan
Biến chứng của bệnh thiếu mangan hiện chưa được nghiên cứu rõ ràng trên cơ thể người.
Tuy nhiên, trên cơ thể động vật đã thấy được các biểu hiện khuyết tật về xương như: xương cột sống cong, chi ngắn hơn và dày hơn, mở rộng khớp…
Hơn nữa, ở động vật mang thai khi có triệu chứng thiếu mangan sinh con ra sẽ khiến cho bé con có vấn đề về di chuyển nghiêm trọng.
Chẩn đoán và điều trị khi thiếu mangan
Chẩn đoán thiếu mangan
Để chẩn đoán triệu chứng thiếu mangan, một xét nghiệm máu đơn giản sẽ được tiến hành. Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân sau đó đem đi xét nghiệm.
Theo phòng thí nghiệm Mayo Clinic xét nghiệm mangan máu phạm vị nồng đồ cho phép ở mức an toàn là từ 4,7 cho tới 18,3 nanogam trên mililit (ng / mL). So sánh nồng độ mangan trong máu trên thực tế so với bảng tham chiếu, các bác sĩ sẽ cho ra chẩn đoán của mình. Nếu có thắc mắc, bạn hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để được giải đáp cụ thể nhất.
Cách điều trị khi thiếu mangan
Để điều trị chứng thiếu mangan, bạn sẽ được khuyên nên bổ sung thêm mangan vào cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm mangan trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung thêm mangan trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua các thực phẩm giàu mangan sau đây:
– Các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, hồ đào.
– Các loại đậu như đậu lima và đậu pinto.
– Ngũ cốc cám và bột yến mạch.
– Gạo lứt.
– Rau bina.
– Sô cô la đen.
Theo liều lượng mangan khuyến nghị của viện nghiên cứu Linus Pauling, lượng mangan theo tiêu chuẩn sẽ là 2.3 miligam trên ngày ở nam trưởng thành và ở nữ giới con số này sẽ là 1,8 miligam.
>>>>>Xem thêm: 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp bạn cần chú ý
Mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị của bệnh thiếu mangan. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn để chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình nhé.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu sắt
>>>>> Những đối tượng nên bổ sung canxi