Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Rate this post

Bồ hòn không chỉ là một loại xà phòng tự nhiên để giặt tẩy quần áo mà đây còn là một loại dược liệu được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu bồ hòn có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Chữa hôi miệng

Thành phần dầu béo trong quả bồ hòn có tác dụng trung hòa dịch vị axit, cải thiện van dạ dày, làm sạch lưỡi và khoang miệng nên có tác dụng giảm hôi miệng một cách hiệu quả.

Cách dùng bồ hòn để chữa hôi miệng như sau:

Chuẩn bị 5 – 10 gam hạt bồ hòn khô, giã nát và tán thành bột mịn, pha với 5ml nước rồi dùng hỗn hợp này súc miệng. Ngậm trong miệng khoảng 10 phút thì nhổ ra. Không súc miệng lại với nước.

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Chữa sâu răng

Trong hạt bồ hòn còn chứa flavonoid giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng. Do đó, bồ hòn được ứng dụng để chữa sâu răng và giúp răng chắc khỏe.

Cách dùng bồ hòn để chữa sâu răng: Giã nát hạt quả bồ hòn rồi ngâm với nước sau đó chấm dung dịch vào các chỗ bị đau răng.

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Chữa bỏng da

Nghiên cứu sử dụng cao lỏng bồ hòn để điều trị trên 206 bệnh nhân bị bỏng (do nước sôi, vôi tôi, lửa, sét đánh,…), dùng bông thấm nước có bọc gạc tẩm cao lỏng bồ hòn đắp lên vết bỏng sau khi đã rửa sạch.

Sau 9 – 12 ngày, kết quả cho thấy vết bỏng ít mưng mủ, không hôi thối, nhanh lên da non, giảm sử dụng kháng sinh toàn thân và rút ngắn thời gian điều trị.

Nhược điểm của cao lỏng bồ hòn là sau khi đắp thuốc, người bệnh thường thấy xót, có cảm giác nóng bên trong, đặc biệt ở lần đầu sử dụng. Băng dính vào vết bỏng khó bóc, phải thấm băng với nhiều huyết thanh mặn đẳng trương (NaCl 0,9%) để dễ bóc.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc mỡ bồ hòn để trị bỏng vì đã áp dụng trên 10 bệnh nhân nhưng cho thấy vết bỏng có nhiều mủ.

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Chữa ho gà, ho có đờm

Theo Đông y, bồ hòn có tác dụng sát trùng, tiêu trệ, hóa đờm, nên dùng được cho các trường hợp ho gà, ho có đờm, viêm amidan, viêm họng,…

  • Bài thuốc trị ho gà bằng bồ hòn: Lá bồ hòn đem sắc uống cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc trị ho đờm: Dùng vỏ quả bồ hòn rửa sạch, phơi khô, nhai trực tiếp và nuốt lấy nước. Hoặc dùng vỏ quả sắc lấy nước và uống nhiều lần trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Người bị Covid nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Lợi tiểu

Theo dân gian, vỏ quả bồ hòn được ứng dụng trong điều trị tiểu nhiều lần, tiểu buốt và tiểu ra máu.

Cách trị tiểu nhiều lần tại nhà dùng bồ hòn như sau: Sắc nước vỏ quả bồ hòn chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống kiên trì trong hai tuần để thấy hiệu quả.

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

Kháng khuẩn, kháng nấm

Cao chiết quả bồ hòn với nước có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Staphylococcus Pyogenes (liên cầu khuẩn sinh mủ), và Staphylococcus Viridans (liên cầu khuẩn tan huyết) đồng thời ức chế yếu các vi khuẩn Diplococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) và Corynebacterium diphtheriae (vi khuẩn bạch hầu).

Ngoài ra, cao chiết quả bồ hòn với ethanol có tác dụng ức chế đối với liên cầu khuẩn sinh mủ và ức chế yếu liên cầu tan huyết, phế cầu khuẩn và vi khuẩn bạch hầu.

Chiết xuất từ ​​vỏ khô của quả bồ hòn cũng cho thấy có hoạt tính kháng nấm chống lại C. glabrata, C. albicans,…[1]

Do đó, bồ hòn có thể được sử dụng để điều trị nấm da, sát trùng vết thương và các bệnh ngoài da.

Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Doppelherz thuộc nước nào? Các sản phẩm nổi bật

Bồ hòn là loại dược liệu có nhiều ứng dụng trong đời sống và y học dân gian. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để phát huy hết tác dụng của vị thuốc cũng như phòng tránh tác dụng không mong muốn. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích nhé!

Nguồn: Tra cứu dược liệu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *