Bệnh huyết áp, mỡ máu và tiểu đường là những bệnh mạn tính đòi hỏi việc điều trị kéo dài và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng Kenshin tìm hiểu và thực trạng bệnh huyết áp – mỡ máu – tiểu đường hiện nay.
Bạn đang đọc: Thực trạng bệnh Huyết áp – Mỡ máu – Tiểu đường hiện nay
Contents
Bệnh huyết áp
Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ người trưởng thành bị tăng huyết áp chiếm đến 25%, tức là cứ 10 người sẽ có khoảng 3 người bị tăng huyết áp.
Nguyên nhân
Tăng huyết áp ở người lớn thường là tăng huyết áp vô căn hay không rõ nguyên nhân (chiếm đến 90%). Các trường hợp còn lại là tăng huyết áp thứ phát do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Bệnh lý về thận: hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp/mạn, suy thận, sỏi thận,…
- Bệnh lý cơ quan nội tiết: cường giáp, bệnh cushing, u tủy thượng thận hoặc cường aldosteron của tuyến thượng thận.
- Bệnh lý tim mạch: hẹp hoặc xơ vữa động mạch bụng hoặc hở/hẹp van động mạch chủ.
- Bệnh lý khác: tiền sản giật ở phụ nữ mang thai từ tuần 22 của thai kỳ hoặc rối loạn thần kinh.
- Do một số thuốc: thuốc tránh thai, thuốc nhỏ mũi hoặc cam thảo trong đông y.
Dấu hiệu/triệu chứng
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg hay huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg hay tăng cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Một số triệu chứng gợi ý tăng huyết áp thường gặp bao gồm:
- Đau đầu: đau dữ dội, thường ở vùng trán và thái dương, khi đau nghe thấy tiếng mạch đập.
- Thường xuyên mất ngủ, khó vào giấc ngủ.
- Nhìn mờ: thường gặp trong tăng nhãn áp do tăng huyết áp, kèm theo đau đầu, nhìn thấy ánh sáng xanh đỏ.
- Ù tai, chóng mặt: khi tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình – ốc tai.
- Chảy máu cam (máu mũi): do áp lực thành mạch cao làm vỡ các mạch máu nhỏ ở mũi gây chảy máu mũi nhiều và khó cầm.
- Một số trường hợp tăng huyết áp có thể xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, tim đập nhanh nếu tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm
Bệnh mỡ máu (rối loạn chuyển hoá lipid)
Bệnh mỡ máu hay rối loạn lipid máu đang có xu hướng tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa trong những năm gần đây.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng cho thấy tỷ lệ người Việt Nam mắc mỡ máu cao chiếm 29% (khoảng 27 triệu người), trong đó có gần 50% người trưởng thành ở thành thị mắc bệnh mỡ máu, nhiều nhất là ở độ tuổi từ 35 – 44 tuổi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh mỡ máu là do chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt không hợp lý gây thừa và tích tụ cholesterol xấu trong máu, nhất là LDL cholesterol và triglyceride, cụ thể như:
- Không ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
- Ăn nhiều nội tạng và mỡ động vật, thức ăn nhanh.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia.
- Lười vận động, tập luyện thể dục thể thao.
Ngoài ra, bệnh mỡ máu có thể do các nguyên nhân khác như: đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, hội chứng Cushing, sử dụng hormone estrogen kéo dài hoặc hội chứng thận hư,…
Dấu hiệu/triệu chứng
Bệnh mỡ máu giai đoạn đầu gần như không có biểu hiện bất thường và đa số các trường hợp được phát hiện dựa vào kết quả xét nghiệm mỡ máu hoặc bệnh gây ra biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Tuy nhiên, một số triệu chứng sau có thể gợi ý bệnh mỡ máu như:
- Người béo phì hoặc thừa cân.
- Thường xuyên đau đầu, chóng mặt.
- Khó thở thường xuyên nhất là khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều.
- Xuất hiện các khối u mềm, màu vàng dưới da hoặc gân cơ.
Bệnh mỡ máu có xu hướng trẻ hoá ngày càng tăng
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Bệnh tiểu đường hiện nay là bệnh mạn tính có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo Bộ Y tế năm 2021, nước ta có khoảng 5 triệu người trưởng thành mắc tiểu đường (chiếm 7,1% dân số)
Đặc biệt, có hơn 55% người mắc bệnh tiểu đường xuất hiện các biến chứng trên các cơ quan khác như:
- 34% người bệnh có biến chứng tại tim mạch: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
- 39,5% người bệnh có biến chứng tại mắt hoặc hệ thần kinh: bệnh võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể, viêm đa dây thần kinh,…
- 24% bệnh nhân có biến chứng thận: bệnh thận đái tháo đường, suy thận, viêm hoại tử đài bể thận,…
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đái tháo đường từ di truyền, chế độ sinh hoạt hoặc các bệnh lý khác như:
- Tuyến tụy bị tổn thương dẫn đến thiếu hụt hoàn toàn hormone insulin làm cơ thể không chuyển hóa được đường trong máu (gặp trong đái tháo đường type 1).
- Lối sống không lành mạnh: ăn nhiều bánh kẹo công nghiệp, ăn quá nhiều tinh bột, lười vận động.
- Người thừa cân, béo phì.
- Một số bệnh lý gây đái tháo đường: ung thư tuyến tụy, chấn thương tụy, bệnh to đầu chi,…
- Sử dụng các thuốc: Glucocorticoid, thuốc lợi tiểu thiazide,…
- Ngoài ra, tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra bệnh đái tháo đường sau này.
Dấu hiệu/triệu chứng
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường ở giai đoạn sớm thường không điển hình và khó nhận biết. Vì vậy, người có các nguyên nhân gây đái tháo đường nên thực hiện sàng lọc bệnh sớm từ 1 – 3 năm/lần sau 45 tuổi. Ngoài ra, một số người bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Gầy sút cân: đây là triệu chứng thường gặp nhất, có thể gầy sút từ 1-5 kg/tháng dù người bệnh ăn uống bình thường.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài.
- Cảm giác khát thường xuyên, nhất là thèm các loại đồ uống có đường.
- Hay đói, thèm ăn nhiều.
- Đi tiểu nhiều: tăng cả về số lần đi tiểu cũng như lượng nước tiểu so với bình thường.
- Nhìn mờ cả hai mắt.
- Tê bì, cảm giác kiến bò ở trên da, nhất ở bàn chân.
- Vết thương chậm lành.
Tìm hiểu thêm: Dầu hạt bí ngô: dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành nước ta ngày càng tăng
Kenshin luôn đủ thuốc
Việc điều trị bệnh luôn phải tuân thủ theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định và đòi hỏi thời gian sử dụng kéo dài. Kenshin luôn đủ thuốc điều trị bệnh huyết áp, bệnh mỡ máu và tiểu đường.
>>>>>Xem thêm: Quy tắc giữ ấm cho bé trong mùa lạnh giúp con luôn khoẻ mạnh
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế, Hội Tim Mạch Học Việt Nam, VNHA.