Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Rate this post

Tiêu chảy kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, các vấn đề về đường ruột, viêm tụy mạn tính… Hãy cùng Kenshin theo dõi bài viết sau để biết các tác nhân gây tiêu chảy và biết tại sao bị tiêu chảy kéo dài nhé!

Bạn đang đọc: Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Tiêu chảy kéo dài là gì?

Tiêu chảy kéo dài hay mạn tính được định nghĩa là phân lỏng từ 60 đến 90% là nước, đi ngoài ba lần trở lên trong vòng 24 giờkéo dài từ 4 tuần trở lên. Tiêu chảy mạn tính là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 5% dân số tại một thời điểm nhất định, xảy ra ở cả người lớntrẻ em.

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và tiêu chảy kéo dài ở người lớn xảy ra đa phần do nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài trên 4 tuần thì được xem là tiêu chảy mạn tính, nguyên nhân chính thường liên quan đến sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Cơ thể bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Tiêu chảy kéo dài

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) được đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đại tiện, liên quan đến số lần đại tiện, hoặc liên quan đến sự thay đổi độ cứng của phân.

Có nhiều yếu tố sinh lý dường như liên quan đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những yếu tố này bao gồm:

  • Thay đổi nhu động ruột.
  • Tăng độ nhạy cảm của ruột.
  • Các yếu tố khác nhau về gen và môi trường.

Nữ giới có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc IBS hơn nam giới. Các triệu chứng thường gặp là đau quặn bụng dưới kèm theo tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ.

Nếu bệnh nhân mắc hội chứng IBS gặp các vấn đề về tâm lý như tâm trạng lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi sẽ có thể bị tiêu chảy kéo dài và thường xuyên hơn.

Các triệu chứng thường được giảm bớt khi đi đại tiện, mặc dù điều này không cần thiết để chẩn đoán. Bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, không chứa máu và có cảm giác đi ngoài chưa hết. Khi nội soi, đại tràng và ruột bệnh nhân không có tổn thương.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Tác dụng phụ của thuốc

Có hơn 700 loại thuốc có liên quan đến tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể là tác dụng phụ các một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng acid có chứa magie.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc điều trị ung thư.
  • Thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh ngoài iệt các vi khuẩn có lợi tương tự như mất lượng vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.

Khi ngừng sử dụng các thuốc trên, tiêu chảy có thể ngừng trong vòng một ngày nhưng có thể lâu hơn nếu có tổn thương niêm mạc ruột. Bệnh nhân đang được hóa trị có thể bị viêm đại tràng lan tỏa hoặc từng đoạn.[1]

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Bệnh không dung nạp Lactose

Lactase là một loại enzyme có khả năng tiêu hóa đường lactose, giúp phân hủy thành đường đơn. Vì vậy khi thiếu hụt enzyme này ruột sẽ không hấp thụ được đường lactose.

Điều này làm tăng độ thẩm thấu trong lòng ruột và gây tiêu chảy kéo dài ngay sau khi ăn thực phẩm có chứa lactose.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh tự miễn dịch, một trong những bệnh viêm ruột có thể chuyển sang mạn tính.. Các triệu chứng điển hình bao gồm tiêu chảy thường đi kèm với máu và chất nhầy, đau bụngdấu hiệu tắc ruột.

Mặc dù bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong đường tiêu hóa, nhưng nó thường ảnh hưởng đến đoạn cuối hồi tràng.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là một loại của bệnh viêm ruột, căn bệnh này có chưa có nguyên nhân rõ ràng, là một bệnh viêm mạn tínhloét xuất hiện ở niêm mạc đại tràng, thường đặc trưng nhất bởi tiêu chảy phân máu.

Bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu ngoài ra còn có các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán là da xanh xao, bị sụt cân.[2]

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể là dạng bệnh xảy ra khi sưng tấynhiễm trùng ở ruột già gây đau quặn bụngtiêu chảy mạn.

Viêm kết tràngviêm đại tràng tế bào lympho là hai dạng của viêm đại tràng vi thể, cả hai đều thường biểu hiện bằng tiêu chảy mạn tính, không ra máu và có ít hoặc không có bất thường nội soi. Cả hai dạng viêm trên đều phổ biến ở phụ nữ, thường xuyên bị tiêu chảy về đêm và đại tiện không tự chủ.[3]

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Bệnh Celiac

Bệnh celiac chỉ xảy ra ở khoảng 1% dân số, là một rối loạn tự miễn dịch lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non và tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên. Các triệu chứng bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảysụt cân. Triệu chứng tiêu chảy có thể xuất hiện khoảng 43 – 85% ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh celiac .

Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh celiac ở những bệnh nhân được chuyển đến chăm sóc thứ cấp bị tiêu chảy mạn tính đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 3% – 10%.[4]

Tìm hiểu thêm: 13 cách tăng khả năng tập trung có thể bạn chưa biết

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Viêm tụy mạn tính

Viêm tụy mạn tính là tụy bị viêm lâu dài, và thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp. Đây là một tình trạng nặng của tụy, thời gian này tụy hầu như mất dần khả năng của mình, và tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính sẽ tái phát từng đợt viêm tụy cấp và đau bụng. Các enzyme tuyến tụy rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa chất béo, protein và carbohydrate thích hợp.

Viêm tụy mạn tính cuối cùng sẽ dẫn đến xơ hóa tuyến tụy, làm giảm số lượng các enzyme tuyến tụykém hấp thu gây tiêu chảy kéo dài.[nguon title=”” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544337/”][/nguon]

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Hội chứng kém hấp thu

Sự bất thường của nhu động ruộttăng thời gian vận chuyển của ruột là nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu. Các bất thường này khiến thức ăn sẽ bị đẩy qua dạ dày nhanh hơn, phân sẽ trở nên lỏng hơn do mỡ và một số chất khác không được hấp thụ. Từ đó dẫn đến tiêu chảy.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Tiêu chảy sau khi cắt túi mật

Sau khi túi mật bị cắt bỏ, mật do gan sản xuất trực tiếp đi vào tá tràng thay vì được lưu trữ. Dẫn đến lượng mật tiết ra không theo bữa ăn.

Trong bữa ăn, không đủ dịch mật, làm thức ăn không tiêu hoá được hết, còn khi thức ăn tiêu hoá hết mà mật vẫn đổ vào tá tràng. Những rối loạn này làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn không ổn định như người bình thường, dẫn đến hậu quả là gây tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy sau khi cắt túi mật xảy ra ở 12% bệnh nhân. Theo thời gian, các triệu chứng thường tự hết mà không cần can thiệp.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Nhiễm trùng mạn tính

Một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến tiêu chảy mạn tính. Bác sĩ lâm sàng luôn phải nghi ngờ nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm trùng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm du lịch và ức chế miễn dịch.[6]

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Khi nào gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các triệu chứng cần liên hệ bác sĩ khi gặp phải đối với người lớn:[7]

  • Tiêu chảy kéo dài nhiều hơn 2 ngày mà không cải thiện.
  • Bị mất nước.
  • Bị đau bụng hoặc trực tràng dữ dội.
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen.
  • Bị sốt cao (> 39°C).

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Gọi cho bác sĩ nếu bệnh tiêu chảy của con bạn không cải thiện trong vòng 24 giờ hoặc nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Bị mất nước.
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen.
  • Bị sốt cao (>39°C).

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Chẩn đoán

Các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài:[8]

  • Xét nghiệm máu: Cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Xác định nguyên nhân do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) / kỹ thuật hóa miễn dịch trong phân (FIT)
  • Kiểm tra hơi thở hydro: Xác định xem có mắc chứng không dung nạp đường lactose hay không. Thở ra quá nhiều hydro cho thấy bạn không tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ lactose.
  • Nội soi đại tràng sigma hoặc ống soi mềm: Giúp bác sĩ nhìn thấy được những tổn thương trong đại tràng.
  • Nội soi dạ dày: Các bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng có gắn camera ở đầu để kiểm tra dạ dày và phần trên ruột non của bạn. Họ có thể lấy một mẫu mô để phân tích trong phòng thí nghiệm.
  • Các xét nghiệm huyết thanh học cho bệnh celiac.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

Tham khảo các bệnh viện điều trị chứng tiêu chảy

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Đeo tai nghe nhiều có tốt không? 7 tác hại khi dùng tai nghe sai cách

Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài. Hãy cùng chia sẻ với người thân và bạn bè nhé.

Nguồn: National Library of Medicine, Mayo Clinic.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *