Retinol là một hoạt chất có mặt trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da, chống lão hóa và cải thiện sắc tố da. Vậy cách dùng retinol như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đấy nhé!
Bạn đang đọc: Cách lựa chọn và hướng dẫn sử dụng retinol đảm bảo an toàn hiệu quả
Contents
Tác dụng của retinol đối với làn da
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, gồm các phân tử nhỏ có khả năng thẩm thấu sâu vào trong lớp hạ bì của da và trung hòa các gốc tự do ngăn ngừa quá trình lão hóa.[1]
Ngoài ra, retinol thúc đẩy sản xuất elastin, collagen và kích thích tái tạo tế bào da mới làm đầy các nếp nhăn, cải thiện tình trạng lỗ chân lông to. Hơn nữa, retinol còn có tác dụng tẩy tế bào chết làm sạch da, làm mới cấu trúc da, làm đều màu da và giúp nâng tông da.
Retinol ngăn ngừa lão hóa da, kích thích tái tạo tế bào mới giúp làn da luôn tươi trẻ
Lựa chọn hàm lượng retinol phù hợp với làn da
Retinol ở các nồng độ khác nhau sẽ cho hiệu quả tác dụng trên da khác nhau và có mức độ phù hợp riêng đối với từng loại da.
Nồng độ thấp
Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng retinol trước đây hoặc có làn da khô và nhạy cảm, hãy sử dụng retinol có nồng độ thấp 0,01% đến 0,03%. Tỷ lệ retinol 0,01% trở lên được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe làn da như giảm các dấu hiệu lão hóa và làm giảm kích thước lỗ chân lông.[2]
Retinol nồng độ thấp 0,01 – 0,03% phù hợp cho da khô và da nhạy cảm
Nồng độ trung bình
Retinol nồng độ 0,03% đến 0,3% hoạt động mạnh hơn và tốc độ làm đẹp da cũng nhanh hơn retinol nồng độ dưới 0,03%, đặc biệt là làm gia tăng collagen và axit hyaluronic. Retinol này rất phù hợp với da có nhiều vấn đề như da không đều màu, lỗ chân lông to, da không mịn và thiếu săn chắc.
Nồng độ retinol từ 0,03% trở lên có thể chống lại các tác động có hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn. Điều này có hiệu quả kể cả đối với làn da mỏng.
Một nghiên cứu năm 2015 thực hiện quan sát hiệu quả của retinol nồng độ 0,1% khi thoa lên toàn bộ khuôn mặt với chu trình cách ngày trong 2 tuần, sau đó bôi hàng ngày trong 10 tuần tiếp theo. Kết quả cho thấy các nếp nhăn và tình trạng da bị lão hóa đã được cải thiện.[3]
Retinol nồng độ 0,03 – 0,3% có tốc độ làm đẹp da nhanh hơn retinol dưới 0,03%
Nồng độ cao
Retinol nồng độ cao 0,3% đến 1% phù hợp với làn da có nhiều nếp nhăn sâu, không đều màu và không đáp ứng với retinol nồng độ thấp. Nồng độ retinol cao sẽ cho tác dụng điều trị nhanh hơn nhưng cũng khiến da có nguy cơ bị kích ứng cao hơn.
Một nghiên cứu về tác dụng của retinol 0.3% và 0.5% trên da năm 2020 cho thấy, toàn bộ da mặt đã đều màu hơn, giảm nếp nhăn và các vết thâm nám. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu là kích ứng da nhẹ hoặc trung bình và thường gặp ở nồng độ 0,5%.[4]
Bạn có thể dùng retinol nồng độ cao khi làn da không cải thiện khi dùng retinol dưới 0,3%
Cách sử dụng retinol an toàn
Trước khi bắt đầu sử dụng retinol, bạn nên thử phản ứng dị ứng trên một vùng nhỏ trên da như vùng hàm, cổ hoặc vùng cánh tay sát nách. Sau đó quan sát một vài ngày, nếu vùng da đó không bị mẩn đỏ, ngứa hay kích ứng thì bạn có thể yên tâm thêm retinol vào chu trình chăm sóc da hàng ngày.
Bạn cần đọc kỹ khuyến nghị của nhà sản xuất cũng như hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để đảm bảo sử dụng retinol một cách an toàn và hiệu quả. Nói chung, retinol thường được kết hợp với các sản phẩm khác trong chu trình chăm sóc da với các bước cơ bản như sau:
- Tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/tuần để giúp các tinh chất dễ dàng thẩm thấu vào da.
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ (lưu ý không nên chà mạnh khi làn da đang được điều trị bằng retinol).
- Sau đó thoa một lớp toner để cân bằng da và loại bỏ bụi bẩn còn sót.
- Đợi cho da mặt khô rồi thoa một lớp mỏng retinol cỡ hạt đậu lên toàn bộ khuôn mặt (lưu ý trong vài tuần đầu tiên sử dụng chỉ cần thoa retinol cách ngày).
- Kết thúc chu trình bằng kem dưỡng cấp ẩm mỏng nhẹ, có khả năng phục hồi da, không gây bết dính hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Khi dùng retinol, da thường sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng retinol vào buổi tối. Vào buổi sáng, bạn nên dùng kem chống nắng phổ rộng tối thiểu SPF 30 để tránh tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời.[5]
Bạn nên thử phản ứng dị ứng trước khi sử dụng retinol lên khuôn mặt
Có nên bôi retinol thường xuyên không?
Vì retinol có thể gây kích ứng da nên tốt nhất bạn hãy bắt đầu với nồng độ thấp và quan sát các phản ứng trên da. Ban đầu, bạn có thể bị mẩn đỏ, ngứa hoặc rát nhưng những triệu chứng này sẽ biến mất khi da bạn quen với việc điều trị.
Bạn có thể sử dụng retinol vài ngày một lần để cho da làm quen với retinol. Sau khi da đã thích ứng tốt với retinol, bạn có thể tăng nồng độ hoặc tăng tần suất dùng trong tuần. Nếu thấy da đỏ rát hoặc châm chích khó chịu thì hãy trở về tần suất lúc đầu.
Retinol dễ gây kích ứng nên khi mới bắt đầu sử dụng bạn nên thoa cách ngày
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng retinol
Mặc dù retinol đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt nhưng điều này không có nghĩa là các sản phẩm retinol không gây ra các tác dụng phụ.[1]
Những người dùng retinol thường gặp phải tình trạng da bị kích ứng, khô, bong tróc, mẩn đỏ và ngứa, đặc biệt là khi mới bắt đầu sử dụng.
Dưới 10% người dùng retinol có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như: nổi nhiều mụn, bùng phát bệnh chàm, đổi màu da, nhạy cảm với ánh nắng, phồng rộp, sưng tấy và có cảm giác châm chích dưới da.
Nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn có thể lớn hơn nếu kết hợp nhiều sản phẩm chứa retinol cùng một lúc.
Da bị khô và bong tróc là tác dụng phụ thường gặp khi dùng retinol
Cách khắc phục tác dụng phụ khi dùng retinol
Thay đổi một số thói quen trong chu trình chăm sóc da có thể khắc phục được các tác dụng phụ khi dùng retinol, cụ thể như sau:
- Không sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm có chứa retinol.
- Sử dụng retinol cách ngày thay vì mỗi ngày khi mới bắt đầu sử dụng.
- Không nên sử dụng retinol khi da bị cháy nắng, nứt nẻ hoặc các tình trạng kích ứng khác.
- Kết hợp thêm kem dưỡng cấp ẩm phục hồi da cùng retinol.
- Thoa kem chống nắng SPF 30 trở lên, mặc quần áo và đội mũ chống nắng khi đi ra ngoài dể hạn chế ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da.
Tìm hiểu thêm: Thai bao nhiêu tuần được xem là đủ tháng để sinh?
Bạn nên thoa kem chống nắng vào ban ngày trong khi dùng retinol
Kết hợp retinol với các hoạt chất dưỡng da khác
Retinol thường được kết hợp với các hoạt chất dưỡng da khác để tăng hiệu quả làm đẹp da. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các kích ứng không mong muốn, do đó bạn cần thật chú ý khi kết hợp các sản phẩm với nhau.
Retinol và acid glycolic (AHA)
Axit glycolic (AHA) là một dạng axit alpha-hydroxy hoạt động như một chất tẩy da chết hóa học. Kết hợp acid glycolic và retinol rất có ích trong việc làm giảm các vết thâm và sẹo do mụn trứng cá.
Tuy nhiên, cả hai hoạt chất này đều dễ gây ra các kích ứng trên da. Do đó, bạn nên cân nhắc về việc sử dụng hai sản phẩm này xen kẽ giữa các ngày hoặc axit glycolic vào buổi sáng và retinol vào ban đêm.[5]
Kết hợp acid glycolic và retinol giúp giảm các vết thâm và sẹo do mụn trứng cá
Retinol và acid salicylic (BHA)
Cả retinol và axit salicylic (BHA) đều được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhưng cả hai đều có thể gây kích ứng và làm khô da. Khi da khô quá mức sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn và khiến tình trạng mụn trên da trở nên nghiêm trọng hơn.[6]
Nếu bạn muốn thử cả hai loại sản phẩm, hãy cân nhắc sử dụng xen kẽ axit salicylic vào buổi sáng và retinol vào ban đêm.
Bạn có thể dùng xen kẽ BHA vào buổi sáng và retinol vào ban đêm
Retinol và acid hyaluronic
Acid hyaluronic là một loại hoạt chất dưỡng ẩm tuyệt vời cho làn da, cụ thể là làm chậm quá trình bay hơi nước trên da. Acid hyaluronic giúp làn da căng bóng, ẩm mịn đồng thời góp phần làm dịu da và giảm kích ứng khi sử dụng retinol.
Kết hợp retinol và acid hyaluronic sẽ giúp ra căng bóng và ẩm mịn hơn
Retinol và niacinamide
Niacinamide là một dẫn xuất vitamin B3 có tác dụng kháng viêm trị mụn và điều trị da bị kích ứng mẩn đỏ. Một nghiên cứu năm 2008 đã kiểm tra sự kết hợp của niacinamide và retinol, cho thấy niacinamide làm giảm kích ứng và khô da do retinol gây ra.[7]
Niacinamide giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng và khô da do retinol gây ra
Retinol và vitamin C
Tinh chất vitamin C có tác dụng làm sáng da và làm mờ nếp nhăn. Trong khi đó, retinol sẽ làm chậm quá trình phân hủy collagen, duy trì độ đàn hồi và độ săn chắc của da. Kết hợp vitamin C cùng retinol làm tăng hiệu quả làm đẹp da, làm đều màu da giúp da tươi sáng và rạng rỡ.[8]
Tuy nhiên, cả hai sản phẩm trên đều dễ gây kích ứng da, tốt nhất bạn nên sử dụng vitamin C vào buổi sáng và retinol vào ban đêm.
Kết hợp vitamin C cùng retinol làm tăng hiệu quả làm đẹp da
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin liên quan về cách sử dụng retinol an toàn và hiệu quả. Chúc bạn có một làn da trắng sáng và rạng rỡ. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé!
What percentage of retinol should I use?
https://www.paulaschoice-eu.com/which-retinol-strength-should-i-use
A comparative study of the effects of retinol and retinoic acid on histological, molecular, and clinical properties of human skin
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/jocd.12193
A Clinical Anti-Ageing Comparative Study of 0.3 and 0.5% Retinol Serums: A Clinically Controlled Trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32428912/
Retinol
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23293-retinol
Comparison of anti-aging efficacy from cosmetic ingredients on photoaged skin
https://www.jaad.org/article/S0190-9622(03)03443-1/fulltext
Nicotinamide attenuates aquaporin 3 overexpression induced by retinoic acid through inhibition of EGFR/ERK in cultured human skin keratinocytes
https://www.spandidos-publications.com/ijmm/22/2/229.
Histological evaluation of a topically applied retinol-vitamin C combination
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15767769/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Tác hại khi bị nhiễm độc thuỷ ngân với cơ thể