Hôi miệng là một trong những trở ngại khi giao tiếp khiến bạn mất tự tin và làm người khác ngại đến gần, đặc biệt là đối với những người làm lĩnh vực kinh doanh, tư vấn trực tiếp. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách trị hôi miệng nhé!
Bạn đang đọc: 24 Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà đơn giản, hiệu quả
Contents
- 1 Nguyên nhân hôi miệng
- 2 Các cách trị hôi miệng tại nhà
- 2.1 Vệ sinh răng miệng kỹ
- 2.2 Súc miệng bằng nước muối
- 2.3 Đánh răng bằng baking soda
- 2.4 Đánh răng với tinh dầu tràm
- 2.5 Súc miệng bằng mật ong
- 2.6 Súc miệng bằng giấm táo
- 2.7 Dùng lá ổi trị hôi miệng
- 2.8 Trị hôi miệng bằng sữa chua
- 2.9 Dùng sữa
- 2.10 Dùng nước chè xanh, trà xanh chữa hôi miệng
- 2.11 Dùng vỏ bưởi trị hôi miệng tại nhà
- 2.12 Trị hôi miệng tại nhà bằng bột quế
- 2.13 Dùng táo chữa hôi miệng
- 2.14 Dùng chanh chữa hôi miệng
- 2.15 Dùng bạc hà trị hôi miệng
- 2.16 Dùng mùi tàu trị hôi miệng
- 2.17 Dùng dầu dừa trị hôi miệng
- 2.18 Dùng nước ép dứa trị hôi miệng
- 2.19 Chữa hôi miệng tại nhà bằng cam
- 2.20 Dùng gừng chữa hôi miệng tại nhà
- 2.21 Dùng thì là chữa hôi miệng tại nhà
- 2.22 Dùng nước muối ngò gai
- 2.23 Dùng húng chanh
- 2.24 Sử dụng xịt thơm miệng
- 3 Cách phòng tránh hôi miệng
Nguyên nhân hôi miệng
Các nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm:
- Thuốc lá làm cho hơi thở có mùi hôi và tăng nguy cơ mắc bệnh nướu gây ra hôi miệng.
- Viêm lợi, sâu răng và một số bệnh răng miệng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Các mảnh thức ăn dính vào kẽ răng sẽ gây ra mùi hôi.
- Khô miệng có thể dẫn đến hôi miệng bởi nước bọt tự nhiên có vai trò làm sạch miệng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho các mảnh nhỏ của thức ăn tích tụ và từ từ phân giải tạo ra mùi hôi.
- Nhịn ăn hoặc ăn ít carbohydrate có thể gây ra hôi miệng. Điều này là do việc phân giải chất béo tạo ra các chất gọi là cetone gây ra mùi hương khó chịu.
- Một số loại thuốc: nitrat được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, thuốc an thần, sử dụng vitamin liều cao… có thể làm giảm nước bọt dẫn đến miệng có mùi hôi khó chịu.
- Các bệnh về miệng, mũi, và họng: nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm trong mũi, họng có thể gây ra hôi miệng.
- Vật thể lạ ở trong khoang mũi có thể gây hôi miệng, đặc biệt là ở trẻ em.
- Một số bệnh ung thư, suy gan và các bệnh chuyển hóa khác có thể gây hôi miệng. [1] [2]
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu làm cho hơi thở có mùi hôi
Các cách trị hôi miệng tại nhà
Hôi miệng đôi khi là triệu chứng chỉ điểm cho thấy cơ thể bạn đang mắc bệnh lý khác. Do đó, trong một số trường hợp hôi miệng nặng và không do nguyên nhân ngoại lai thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Tuy nhiên, để hỗ trợ làm giảm mùi hôi miệng do bệnh lý, điều trị hôi miệng do bạn hút thuốc lá hay ăn đồ có mùi, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:
Vệ sinh răng miệng kỹ
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng. Để duy trì sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride trong ít nhất 2 phút, 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối) để ngăn chặn mảng bám hình thành trên kẽ răng.
Bên cạnh đó, đánh răng sau mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa hôi miệng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn do thức ăn dính vào răng.
Ngoài ra, cạo lưỡi có thể loại bỏ mảng thức ăn còn dính trên lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc công cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Bạn nên chải hoặc cạo lưỡi ít nhất 1 lần mỗi ngày. [3]
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám thức ăn và mảng bám cao răng.
Cách thực hiện:
- Để súc miệng bằng nước muối, bạn pha 1 thìa cà phê muối với 250ml nước ấm.
- Súc miệng với hỗn hợp này trong 30 giây, sau đó nhổ bỏ.
- Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Đánh răng bằng baking soda
Baking soda là một chất tẩy rửa tự nhiên có tác dụng trị hôi miệng. Bên cạnh đó, baking soda có tác dụng trung hòa axit, loại bỏ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn gây hôi miệng.
Để đánh răng bằng baking soda, bạn trộn một ít baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Sau đó, dùng hỗn hợp này để đánh răng như bình thường. Bạn có thể đánh răng bằng baking soda 1 – 2 lần/tuần.
Tuy nhiên, nên sử dụng baking soda một cách thận trọng vì nó có thể bào mòn men răng nếu sử dụng quá nhiều. Bạn có thể tham khảo một số mẹo để sử dụng baking soda đánh răng hiệu quả như:
- Sử dụng baking soda với nước ấm.
- Đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh.
- Súc miệng với nước sạch sau khi đánh răng.
- Không sử dụng baking soda quá nhiều lần/tuần. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng baking soda mỗi tháng 1-2 lần.
- Sau khi dùng bakingsoda cần sử dụng thêm một số loại nước súc miệng chứa fluor để tăng tái khoáng.
Đánh răng với Baking Soda giúp giảm hôi miệng hiệu quả
Đánh răng với tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Hơn nữa, mùi hương dịu nhẹ của tinh dầu tràm giúp hơi thở thơm mát và cải thiện vấn đề hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Nhỏ 1 -2 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng trên bàn chải.
- Đánh răng kỹ trong 2 – 5 phút
- Sau đó súc miệng lại với nước ấm.
- Bạn có thể đánh răng với tinh dầu tràm 2 – 3 lần/ngày.
Bạn có thể tham khảo một số mẹo để sử dụng tinh dầu tràm đánh răng hiệu quả như:
- Sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất.
- Không sử dụng tinh dầu tràm quá nhiều.
- Không sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Nếu bạn bị dị ứng với tinh dầu tràm, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
Đánh răng với tinh dầu tràm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng
Súc miệng bằng mật ong
Mật ong có đặc tính chống khuẩn mạnh giúp tiêu diệt những vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và tạo môi trường tốt để những vi khuẩn có lợi phát triển. Khi vi khuẩn có hại không còn tồn tại trong miệng thì lúc này, mùi hôi miệng cũng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Pha 1 thìa cà phê mật ong với 250ml nước ấm, súc miệng trong 30 giây, sau đó nhổ bỏ. Bạn có thể súc miệng với nước mật ong 2 – 3 lần/ngày.
- Cách 2: Uống 1 – 2 thìa cà phê mật ong sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Mật ong sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
- Cách 3: Thoa một ít mật ong lên lợi và giữ trong 15 phút, sau đó súc miệng với nước ấm. Mật ong sẽ giúp giảm viêm và đau nướu.
Súc miệng bằng giấm táo
Giấm táo là sản phẩm tự nhiên được tạo ra từ quá trình lên men. Trong giấm táo chứa nhiều thành phần có lợi như axit amin, axit axetic, các loại vitamin và khoáng chất,… giúp kháng khuẩn và cải thiện sức khỏe của răng miệng giúp giảm hôi miệng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước.
- Bước 2: Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Giấm táo giúp kháng khuẩn và cải thiện sức khỏe của răng miệng
Dùng lá ổi trị hôi miệng
Lá ổi chứa tanin có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, lá ổi còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như tanin, phosphoric, oxalic… có tác dụng làm trắng răng, loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa sâu răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi, vò nát rồi cho vào nồi.
- Bước 2: Đổ thêm nước đun sôi, cho vào một thìa muối rồi khuấy đều, để nguội rồi súc miệng.
- Bước 3: Bạn có thể súc miệng với nước lá ổi 2 – 3 lần/ngày.
Lá ổi chứa tanin có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng
Trị hôi miệng bằng sữa chua
Sữa chua chứa vi khuẩn lactobacillus – giúp chống lại vi khuẩn có hại trong cơ thể và giảm tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, probiotics trong sữa chua giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Bạn nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua không đường mỗi ngày.
Sữa chua giúp chống lại vi khuẩn có hại trong cơ thể và giảm tình trạng hôi miệng
Dùng sữa
Sữa có tác dụng ngăn chặn tạm thời mùi hôi miệng ởi vì trong sữa có chứa các chất béo và casein trong sữa sẽ giúp hòa tan và liên kết với các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi và hành.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sữa sau khi ăn tỏi có thể cải thiện tình trạng hơi thở có mùi tỏi. Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể uống 1 ly sữa trong hoặc sau bữa ăn có chứa tỏi và hành để khử mùi hôi miệng. [3]
Sữa có tác dụng ngăn chặn tạm thời mùi hôi miệng
Dùng nước chè xanh, trà xanh chữa hôi miệng
Trà xanh có chứa catechin – có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và có vai trò trong việc chữa các bệnh về răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,… Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa polyphenol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha trà xanh với nước ấm, để nguội rồi súc miệng.
- Bước 2: Bạn có thể súc miệng với nước trà xanh 2 – 3 lần/ngày hoặc uống trà xanh sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.[2]
Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn
Dùng vỏ bưởi trị hôi miệng tại nhà
Bưởi là một loại trái cây phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy ở các chợ và siêu thị. Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi và kháng khuẩn tốt. Vỏ bưởi có chứa các hợp chất như limonen, myrcen, pectin,… có tác dụng cải thiện tình trạng hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Nhai trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm.
- Cách 2: Sử dụng vỏ bưởi để đun sôi với 300ml nước. Đun sôi khoảng 10 phút, sau đó thêm một chút muối vào và tắt bếp. Đợi cho nước nguội và sử dụng để súc miệng hàng ngày.
Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi và kháng khuẩn
Trị hôi miệng tại nhà bằng bột quế
Bột quế có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ thức ăn thừa và các mảnh vụn bám trên răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn 2 muỗng cà phê bột quế với 2 muỗng cà phê mật ong.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vào 1 ly nước nóng, khuấy đều.
- Bước 3: Để hỗn hợp nguội rồi dùng để súc miệng.
- Bước 4: Súc miệng với hỗn hợp này trong 30 giây, sau đó nhổ bỏ.
Bước 5: Bạn có thể súc miệng với hỗn hợp này 2 – 3 lần/ngày.
Quế có tính kháng khuẩn và là thực phẩm có mùi hương dễ chịu
Dùng táo chữa hôi miệng
Các hợp chất tự nhiên trong táo có khả năng làm trung hòa các hợp chất mùi hôi trong tỏi. Điều này không chỉ khử mùi trong miệng mà còn làm giảm mùi trong cơ thể. [3]
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn một quả táo.
- Bước 2: Lọc lấy nước ép táo.
- Bước 3: Súc miệng bằng nước ép táo trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
Táo có khả năng làm trung hòa các hợp chất mùi hôi trong tỏi
Dùng chanh chữa hôi miệng
Chanh là một loại quả quen thuộc, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng chữa hôi miệng. Chanh chứa nhiều vitamin C, axit citric,… có tác dụng sát khuẩn, khử trùng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời giúp làm sạch mảng bám trên răng, lưỡi.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch vỏ chanh, sau đó nhai thật kỹ. Vỏ chanh có chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
- Cách 2: Vắt chanh lấy nước cốt, sau đó thêm một chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc đánh răng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, chanh có tính acid sẽ gây bào mòn men răng. Do đó, bạn chỉ nên dùng cách này trong thời gian ngắn.
Chanh chứa axit citric có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn
Dùng bạc hà trị hôi miệng
Lá bạc hà chứa menthol có tác dụng làm mát và khử mùi. Ngoài ra, lá bạc hà còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà, giã nát rồi lấy nước.
- Bước 2: Hoà nước bạc hà với nước theo tỉ lệ 1:3.
- Bước 3: Bạn có thể súc miệng với nước lá bạc hà 2 – 3 lần/ngày.[2]
Lá bạc hà chứa menthol có tác dụng làm mát và khử mùi
Dùng mùi tàu trị hôi miệng
Mùi tàu hay còn được gọi là ngò gai là loại nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày. Thành phần của mùi tàu chứa nhiều tinh dầu và chứa các chất như protid, phospho, vitamin C, glucozo… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 50g lá mùi tàu và cắt nhỏ thành khúc.
- Bước 2: Đun sôi lá mùi tàu đã sơ chế với 100ml nước và 1 muỗng cà phê muối.
- Bước 3: Để nước sôi khoảng 10 phút để các chất trong lá mùi tàu hoà tan ra.
- Bước 4: Tắt bếp và chờ nước nguội.
- Bước 5: Sử dụng nước đã nguội để súc miệng mỗi ngày, thực hiện từ 3 – 5 lần/ngày.
Tìm hiểu thêm: Vitamin E là gì? Tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ
Mùi tàu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả
Dùng dầu dừa trị hôi miệng
Dầu dừa chứa nhiều axit béo có lợi, đặc biệt là axit lauric, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm. Các thành phần này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Các thực hiện:
- Bước 1: Hâm nóng một thìa canh dầu dừa.
- Bước 2: Ngâm bàn chải mềm vào dầu và chải nhẹ nhàng lên các mặt của răng.
- Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch.
Dầu dừa có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Dùng nước ép dứa trị hôi miệng
Nước ép dứa chứa enzyme bromelain kích thích sản xuất nước bọt giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể uống một ly nước ép dứa sau mỗi bữa ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở có mùi hôi.
- Nhai một miếng dứa trong 1 – 2 phút sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng hôi miệng. [3]
Nước ép dứa có tác dụng phá vỡ các mảng bám trên răng
Chữa hôi miệng tại nhà bằng cam
Cam có chứa lượng lớn vitamin C giúp kích thích tiết nước bọt, giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn.
Bên cạnh đó, cam còn chứa axit citric có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây sử dụng cam để trị hôi miệng như:
- Cách 1: Ăn cam tươi sau mỗi bữa ăn.
- Cách 2: Uống nước cam sau mỗi bữa ăn.
- Cách 3: Súc miệng với nước cam trong 30 giây trước khi đi ngủ. [3]
Cam giúp kích thích tiết nước bọt, giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn
Dùng gừng chữa hôi miệng tại nhà
Gừng chứa chất hoạt gingerol có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm ấm khoang miệng giúp giảm viêm và đau nướu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thái lát gừng tươi, cho vào nước đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi để nguội.
- Bước 2: Dùng nước này súc miệng ngày 3 – 4 lần.
Gừng có tác dụng làm ấm khoang miệng và giảm mùi hôi
Dùng thì là chữa hôi miệng tại nhà
Thì là có chứa các chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, thì là còn có tác dụng kích thích sản xuất nước bọt giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ các mảng bám thức ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hạt thì là.
- Bước 2: Nhai một muỗng hạt thì là thật kỹ cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt.
- Bước 3: Nhổ hỗn hợp đó đi. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 1-2 lần/ngày. [2]
Thì là có tác dụng kích thích sản xuất nước bọt giúp làm sạch khoang miệng
Dùng nước muối ngò gai
Muối có tính chất kháng khuẩn và sát trùng cao giúp làm sạch và ngăn ngừa sự phát triển các vi khuẩn gây hôi miệng. Khi kết hợp muối với ngò gai, khả năng kháng khuẩn được tăng cường và mùi hôi trong khoang miệng sẽ giảm đáng kể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm ngò gai và đun nó với một lượng nước vừa đủ cho đến khi sôi.
- Bước 2: Để nguội và sau đó thêm một ít muối vào hỗn hợp.
- Bước 3: Súc miệng bằng nước ngò gai từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện trong 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự cải thiện của mùi hôi miệng. [2]
Kết hợp muối với ngò gai giúp điều trị tình trạng hôi miệng
Dùng húng chanh
Tinh dầu trong lá húng chanh chứa các chất cavacrol và colein có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Ngoài ra, húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và giúp làm sạch khoang miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng lá húng chanh đã phơi khô sắc lấy nước thật đặc.
- Bước 2: Ngậm nước này trong khoảng 5 – 7 phút, sau đó nhổ ra.
- Bước 3: Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để hơi thở trở nên thơm tho và dễ chịu hơn. [2]
Lá húng chanh có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ mùi hôi
Sử dụng xịt thơm miệng
Xịt thơm miệng chứa các loại tinh dầu có tác dụng khử mùi, mang đến hơi thở thơm mát ngay lập tức. Tuy nhiên, xịt thơm miệng là sản phẩm có thể giúp cải thiện mùi hôi miệng tạm thời. [2]
Cách phòng tránh hôi miệng
Vệ sinh kỹ răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp làm sạch răng, tiêu diệt vi khuẩn để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh răng miệng sạch sẽ:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Đánh răng ít nhất trong 2 phút, tập trung chải kỹ các bề mặt của răng, bao gồm mặt trước, mặt sau và mặt nhai.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối ấm sau khi đánh răng để giúp làm sạch và sát khuẩn khoang miệng.
Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ răng miệng
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có tác dụng làm ẩm khoang miệng, kích thích quá trình tạo nước bọt để làm sạch mảng bám trên răng, nướu và lưỡi, từ đó giúp cải thiện mùi hôi miệng.
Ngoài ra, nước cũng giúp thanh lọc cơ thể và hạn chế tình trạng mất nước, điều này cũng có thể góp phần cải thiện mùi của hơi thở. [2] [3]
Uống nhiều nước giúp làm sạch mảng bám trên răng, nướu và lưỡi
Hạn chế uống cà phê
Cà phê là một thức uống phổ biến, tuy nhiên, uống nhiều cà phê là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Cà phê có chứa caffeine – một chất có thể làm khô miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi. Ngoài ra, cà phê cũng có thể gây ra các vết ố trên răng gây mất thẩm mĩ và làm hơi thở có mùi khó chịu.
Hạn chế uống cà phê để tránh gây khô miệng
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Hút thuốc lá sẽ gây khô miệng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra hôi miệng.
Khi bỏ hút thuốc lá, các vấn đề về răng miệng sẽ được cải thiện. Nước bọt sẽ được tiết ra giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong miệng, giảm nguy cơ viêm nướu.
Bổ sung kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sức khỏe của răng và nướu. Kẽm có tác dụng giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sản xuất nước bọt, giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn. Nước bọt có tác dụng trung hòa axit và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Dưới đây là một số cách bổ sung kẽm để trị hôi miệng:
- Ăn các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Uống viên uống bổ sung kẽm. [3]
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Một số loại thực phẩm có mùi như hành tây hoặc tỏi sống có thể gây hôi miệng sau khi ăn. Thức ăn có tính axit (giấm) và thực phẩm có hàm lượng đường cao góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi.
Vì vậy, bạn có thể ăn một số thực phẩm lành mạnh để ngăn ngừa hôi miệng như:
- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch…
- Rau có màu xanh đậm.
- Các loại trái cây.
- Các loại thực phẩm giàu protein như cá, đậu, hoặc hạt.
- Thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa. [4]
Ăn nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa hôi miệng
Điều trị bệnh về răng miệng
Hôi miệng là một tình trạng phổ biến có thể gây khó chịu cho người mắc phải và những người xung quanh. Có một số trường hợp hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý như: viêm nha chu, sâu răng, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh gây ra hôi miệng
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách trị hôi miệng có thể thực hiện tại nhà hàng ngày giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ hôi miệng mà mỗi người có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh hút thuốc, vệ sinh kỹ răng miệng và uống nhiều nước để bảo vệ sức khoẻ răng miệng nhé!
Nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách chữa hôi miệng dứt điểm
https://www.colgate.com.vn/oral-health/bad-breath/morning-breathabout-how-to-deal-with-it
Things You Can Try at Home to Eliminate Bad Breath
https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-bad-breath#home-remedies
Nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách chữa hôi miệng dứt điểm
https://www.colgate.com.vn/oral-health/bad-breath/morning-breathabout-how-to-deal-with-it
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Vitamin D3 có tác dụng gì? 9 công dụng của vitamin D3 bạn nên biết