Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Rate this post

Chôm chôm là một loại trái cây phổ biến ở khu vực nhiệt đới như Đông Nam Á và được ưa chuộng vì có vị ngọt và thơm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chôm chôm cũng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu xem chôm chôm có tác dụng gì nhé!

Bạn đang đọc: Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất

Tác dụng của chôm chôm

Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh bằng cách kích thích sản xuất tế bào bạch cầu miễn dịch. Nhờ đó, chức năng của hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường và chống lại tình trạng nhiễm trùng. [2]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm giàu vitamin C giúp kích thích sản xuất tế bào miễn dịch

Hỗ trợ tiêu hoá

Chôm chôm có thể góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh do có chứa hàm lượng chất xơ cao. Một phần trong đó là chất xơ không hòa tan giúp tăng khối lượng phân, đồng thời tăng tốc độ vận chuyển phân qua ruột, tránh tình trạng táo bón.

Phần còn lại là chất xơ hòa tan – nguồn thức ăn của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vi khuẩn này giúp sản xuất enzyme và chất dinh dưỡng cần thiết để hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra, chúng cũng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường quá trình tiêu hóa thực phẩm. [2]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm có hàm lượng chất xơ cao giúp tăng tốc độ vận chuyển thức ăn qua ruột

Hỗ trợ giảm cân

Chôm chôm là một loại trái cây có chứa ít calo và đường hơn so với nhiều loại trái cây khác. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, từ đó giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, chôm chôm cũng chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và magie giúp giữ nước cho cơ thể. Điều này có thể giúp giảm khẩu phần ăn, ngăn ngừa tăng cân và thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả hơn. [2]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm là trái cây nhiều nước và chất xơ giúp duy trì cảm giác no, giảm cơn thèm ăn

Giảm cholesterol máu

Chôm chôm chứa hàm lượng pectin dồi dào – có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, chôm chôm cũng chứa kali và magie, hai khoáng chất có khả năng ổn định huyết áp. Khi huyết áp được kiểm soát, mức độ cholesterol trong cơ thể cũng được duy trì tốt hơn, từ đó tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Hàm lượng cholesterol cao có thể gây tắc mạch

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu ở Trung Quốc chỉ ra rằng, phenolic chiết xuất từ vỏ chôm chôm có tác dụng chống bệnh tiểu đường. Nghiên cứu diễn ra trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường được tiêm hoạt chất phenolic của vỏ chôm chôm và kết quả cho thấy đã có sự giảm mức đường huyết lúc đói. [4]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tốt cho tim mạch

Chất xơ trong chôm chôm giúp giảm hấp thụ cholesterol trong ruột, từ đó giảm nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu. Ngoài ra, chôm chôm chứa nhiều khoáng chất giúp cân bằng điện giải, ổn định huyết áp, do đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm giúp giảm cholesterol xấu, tránh gây tắc mạch

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Lượng photpho trong chôm chôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương. Vitamin C trong chôm chôm cũng là một yếu tố chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe xương, từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ bị loãng xương. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm bổ sung photpho, canxi giúp xương chắc khỏe

Tăng cường sức khỏe tình dục

Lá chôm chôm được chứng minh là có tác dụng cải thiện và kích thích ham muốn tình dục. Ngoài ra, ăn chôm chôm còn hỗ trợ tăng chất lượng của tinh trùng nhờ vào lượng vitamin C dồi dào. Vì thế, bổ sung thêm chôm chôm vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp cải thiện sức khoẻ tình dục ở nam giới. [5]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm giúp kích thích hormone sinh dục

Ngăn ngừa sỏi thận

Chôm chôm là một loại trái cây có hàm lượng kali cao. Việc cung cấp nhiều kali cho cơ thể sẽ góp phần làm tăng tái hấp thu canxi ở thận. Do đó, lượng canxi lắng đọng tại thận sẽ ít hơn, từ đó có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. [6]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm cung cấp nhiều kali, tăng tái hấp thu canxi, hạn chế lắng đọng canxi tại thận

Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Chôm chôm cung cấp một lượng lớn vitamin C có đặc tính chống viêm để giảm sưng ở bàng quang. Ngoài ra, vitamin C có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra và giảm sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Đặc tính chống viêm của chôm chôm sẽ giúp tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Vitamin C cũng thực hiện một chức năng rất quan trọng trong cơ thể con người đó là tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm. Việc thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khi đó cơ thể không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào và mô.

Ăn trái chôm chôm chín hoặc uống nước ép chôm chôm sẽ đảm bảo hấp thu được nhiều sắt từ thực phẩm hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp hồng cầu và hỗ trợ điều trị thiếu máu. [3]

Tìm hiểu thêm: Mách bạn 5 cách ăn bơ giảm cân cho vóc dáng thon gọn

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm chứa nhiều khoáng chất sắt giúp tăng tổng hợp tế bào hồng cầu

Phòng ngừa ung thư

Vỏ chôm chôm có chứa bioflavonoid, một chất chống oxy hóa giúp giảm sự tổn thương tế bào do các gốc tự do, từ đó giảm triệu chứng liên quan đến ung thư tuyến tụy và ung thư ruột.

Chôm chôm cũng có khả năng loại bỏ lượng estrogen dư thừa – một loại hormone sinh sản nữ liên quan đến sự phát triển của ngực, do đó nó có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Ngoài ra, các chất xơ vốn có trong chôm chôm còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tuyến vú

Tốt cho răng miệng

Chất chống oxy hóa trong chôm chôm có thể giúp giảm viêm nướu và giảm tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, chôm chôm còn có khả năng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Chôm chôm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe răng miệng

Làm lành vết thương nhanh hơn

Các thành phần hoạt tính sinh học được tìm thấy trong vỏ chôm chôm, cụ thể là flavonoid, rutin, carotenoid và pectin, là những chất chống oxy hóa mạnh giúp chữa lành các mô bị thương. Hơn nữa, giá trị vitamin C và protein trong chôm chôm rất cao, giúp tăng cường tổng hợp collagen và sửa chữa các vùng bị tổn thương trên cơ thể. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Các hoạt chất có trong chôm chôm giúp vết thương nhanh lành, chống nhiễm trùng

Tốt cho tóc, da

Chôm chôm chứa một số axit amin thiết yếu giúp xây dựng các tế bào da khỏe mạnh, đồng thời ngăn chặn tác nhân gây nhiễm trùng da. Hàm lượng flavonoid cao có đặc tính chống oxy hóa giúp hỗ trợ chống lại tác hại của các gốc tự do, làm giảm mụn trứng cá, sẹo và đốm đen và giảm kích ứng da.

Chôm chôm không chỉ có lợi cho da mà còn thúc đẩy sự phát triển và độ dày của tóc. Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa vốn có trong trái chôm chôm giúp củng cố chân tóc, kích thích sự phát triển giúp cho tóc dài và chắc khỏe. Hơn nữa, vitamin C đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các gốc tự do có hại gây gãy, rụng tóc. [3]

Hiện tại, công dụng này của chôm chôm đối với làn da và mái tóc vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Hoạt chất có trong trái chôm chôm giúp tóc chắc khỏe

Giảm tình trạng chuột rút

Hàm lượng magie cao từ chôm chôm có vai trò tối ưu hóa chức năng cơ bắp, giảm đau cơ và chuột rút. Sau khi tập luyện với cường độ cao, các cơ ở tay và chân bị căng cứng, ăn một trái chôm chôm có thể làm dịu các triệu chứng đau nhức, khó chịu. [3]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Hàm lượng Magie trong chôm chôm giúp tối ưu hóa chức năng cơ bắp

Giảm hình thành dị tật ở thai nhi

Chôm chôm có chứa nhiều folate – một loại vitamin quan trọng cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và sao chép DNA khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ muốn mang thai nên nạp vào cơ thể ít nhất 400 microgam folate mỗi ngày vì nó rất quan trọng trong việc tránh dị tật bẩm sinh. [7]

Vì thế, việc mẹ bầu thường xuyên bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp đầy đủ lượng folate cần thiết, từ đó giảm nguy cơ hình thành dị tật ở thai nhi và đảm bảo một thai kì khỏe mạnh.

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Hoạt chất folate trong chôm chôm góp một phần nhỏ trong việc tránh dị tật thai nhi

Ăn nhiều chôm chôm có tốt không?

Như đã trình bày ở trên, có thể thấy chôm chôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi ăn chôm chôm với lượng vừa phải sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều chôm chôm sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày và táo bón.

Hơn nữa, khi trái chôm chôm quá chín, đường dễ bị lên men thành rượu. Việc nạp một lượng lớn chất cồn vào cơ thể sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường và tim mạch.

Ngoài ra, nếu bạn có cơ địa dị ứng sẽ dễ xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, nổi mề đay, đỏ da, phù mạch, tức ngực và khó thở. Khi đó, hãy ngừng sử dụng chôm chôm và đến bác sĩ ngay để được thăm khám [8] [3].

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Ăn nhiều chôm chôm không tốt vì dễ gây ra các bệnh đường tiêu hóa

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Đối tượng không nên ăn nhiều chôm chôm

Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn quá nhiều chôm chôm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:

  • Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích (IBS): Chôm chôm là một loại trái cây giàu chất xơ. Khi ăn quá nhiều, chúng có thể gây khó tiêu, tăng sản lượng khí trong đường ruột và khiến cho các triệu chứng của IBS (đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón) trở nên tồi tệ hơn. [6]
  • Bệnh nhân tiểu đường: Chôm chôm có các hoạt chất hỗ trợ điều trị tiểu đường nhưng ăn nhiều chôm chôm có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường fructose trong chôm chôm sẽ thúc đẩy tình trạng kháng insulin, làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. [1]
  • Bệnh nhân tăng huyết áp: Trong trường hợp bạn để chôm chôm quá chín, lượng đường sẽ lên men thành rượu. Và điều này có thể gây hại cho những người có vấn đề về huyết áp. [1]
  • Người bị dị ứng: Khi bị dị ứng với một hoạt chất nào đó trong trái chôm chôm, bạn có thể xuất hiện triệu chứng nổi mề đay, phát ban, ngứa và sưng tấy đỏ da. [9]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với chôm chôm thì không nên ăn chôm chôm

Lưu ý khi chọn mua, bảo quản chôm chôm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của chôm chôm, bạn nên lưu ý các điểm sau khi chọn mua và bảo quản chúng:

  • Khi chọn mua: Nên chọn trái có màu đỏ rực rỡ, đồng đều, gai có màu đỏ hoặc vàng, không có dấu hiệu của côn trùng cắn, hư hỏng, thối rửa.
  • Bảo quản: Điều kiện bảo quản lý tưởng cho chôm chôm là từ 8-15 độ C với độ ẩm từ 90% đến 95%, có thể bảo quản tối đa 15 ngày. [6]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Hãy bảo quản trái cây trong tủ lạnh để đảm bảo độ tươi ngon nhé!

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Sau đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi ăn chôm chôm:

  • Không nên ăn quá nhiều bởi lượng đường trong chôm chôm có thể khiến bạn tăng cân.
  • Không nên ăn vỏ hoặc hạt chôm chôm vì nó có chứa chất gây nghiện hoặc saponin gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu dị ứng hoặc bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi ăn chôm chôm, hãy ngừng ăn ngay lập tức và nên thăm khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị. [9] [7]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

Nếu gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi ăn chôm chôm, hãy đến gặp bác sĩ

Nên ăn bao nhiêu chôm chôm một ngày?

Bạn có thể ăn 5-6 quả chôm chôm trong một ngày. Nếu ăn nhiều hơn, nó có thể khiến lượng đường cơ thể tăng đột biến hoặc gây tình trạng tăng huyết áp. Ở một số đối tượng cần giảm cân, việc ăn chôm chôm quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình giữ dáng, duy trì cân nặng. [1]

Chôm chôm có tác dụng gì? 17 tác dụng của chôm chôm và lưu ý khi ăn

>>>>>Xem thêm: Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Bạn chỉ nên ăn 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày

Hy vọng bạn đã tìm hiểu được 17 công dụng nổi bật của chôm chôm qua bài viết trên. Mặc dù ăn chôm chôm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Hãy kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và thể dục thể thao thường xuyên để xây dựng cơ thể khỏe mạnh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *