Pfizer Inc. là một tập đoàn đa quốc gia về dược phẩm và công nghệ sinh học của Mỹ có trụ sở tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. Để tìm hiểu thêm về Pfizer, hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Thương hiệu Pfizer của nước nào? Có tốt không? Sản phẩm nổi bật?
Contents
Tập đoàn dược phẩm Pfizer – Thương hiệu từ New York (Mỹ)
Pfizer Inc. là một tập đoàn đa quốc gia về dược phẩm và công nghệ sinh học của Mỹ, ra đời năm 1849. Với 170 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay công ty bán sản phẩm tại hơn 125 quốc gia và có 39 nhà máy sản xuất trên khắp thế giới. Pfizer phát triển và sản xuất thuốc cũng như vắc-xin về miễn dịch học, ung thư, tim mạch, nội tiết và thần kinh học.
Pfizer đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003 với văn phòng đại diện được mở lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cam kết cải thiện cuộc sống của bệnh nhân Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm y tế chất lượng cao cho thị trường Việt Nam trong điều trị bệnh tim mạch, chống nhiễm trùng và thuốc điều trị ung thư.[1]
Trụ sở chính của Pfizer tại Thành phố New York, Mỹ
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1849 – 1920
Pfizer được thành lập tại Brooklyn, New York, vào năm 1849 với tên gọi Charles Pfizer & Company bởi nhà hóa học kiêm doanh nhân người Đức Charles Pfizer và người anh họ Charles Erhart.
Pfizer và Erhart đã đạt được thành công ngay lập tức với sản phẩm đầu tiên của họ, một dạng santonin có mùi thơm – một loại thuốc tẩy giun dùng để điều trị giun đường ruột, một căn bệnh phổ biến vào giữa những năm 1800.
Nhu cầu tiếp theo về chất khử trùng, chất bảo quản và thuốc giảm đau trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã tăng gấp đôi doanh thu của công ty và cho phép mở rộng quy mô.
Vào cuối những năm 1800, lượng acid citric công ty sản xuất tăng vọt cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của đồ uống cola, tạo ra nhiều thập kỷ tăng trưởng cho công ty. [2]
Pfizer được thành lập tại New York bởi hai anh em họ gốc Đức là Charles Pfizer và Charles Erhart
Năm 1920 – 1960
Năm 1941, theo yêu cầu của Chính phủ Hoa Kỳ, Pfizer là công ty duy nhất sử dụng công nghệ lên men để sản xuất hàng loạt penicillin. Điều này đã đẩy nhanh việc sản xuất để điều trị cho lính Đồng minh trong Thế chiến thứ hai.
Ngoài ra, Pfizer được biết đến là nhà sản xuất vitamin C hàng đầu thế giới. Mọi người đã sử dụng loại vitamin này như một chất bảo vệ chống lại bệnh Scorbut (bệnh do tình trạng thiếu hụt vitamin C gây ra) và cảm lạnh thông thường.
Năm 1941, theo yêu cầu của Chính phủ Hoa Kỳ, Pfizer là công ty duy nhất sử dụng công nghệ lên men để sản xuất hàng loạt penicillin
Năm 1960 – 2003
Công ty đã trải qua quá trình mở rộng đáng kể trong nhiều thập kỷ với việc thành lập các chi nhánh quốc tế cũng như xây dựng lực lượng bán hàng hùng hậu cho các sản phẩm của Pfizer.
Năm 1955, công ty hợp tác với công ty Taito của Nhật Bản để sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh (Pfizer mua lại hoàn toàn Taito vào năm 1983). Pfizer đã tiến hành mua lại hàng hoạt các công ty dược phẩm khác trong những năm tiếp theo.
Nhiều công ty trong số này đã kiếm được hàng tỷ đô la cho Pfizer nhờ hoạt động nghiên cứu và phát triển thuốc lâu đời của họ trước đó. Warner-Lambert là một trong những công ty này, đây là nhà sản xuất ban đầu của Lipitor (thuốc điều trị cholesterol cao). Warner-Lambert sau đó sáp nhập với Pfizer vào năm 2000.
Lipitor nhanh chóng trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử. Nó đạt doanh thu 9,6 tỷ đô la trong năm 2011.
Tìm hiểu thêm: 3 dấu hiệu bệnh ghẻ phổ biến bạn không thể bỏ qua
Lipitor nhanh chóng trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử
Năm 2003 – 2022
Năm 2010, Pfizer thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển toàn cầu nhằm nghiên cứu chuyên sâu về phân tử nhỏ, đại phân tử cũng như phát triển vắc-xin.
Năm 2020 – 2022, Pfizer dẫn đầu trong việc phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị để đối phó với đại dịch COVID-19. Đồng thời, công ty cam kết sản xuất siêu tốc để mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin và phương pháp điều trị cho mọi người trên khắp thế giới.
Trong năm 2021, Pfizer và BioNTech cung cấp vắc-xin COVID-19 mRNA (BNT162b2) cho Việt Nam trong nỗ lực dập tắt đại dịch COVID-19.
Vắc-xin phòng COVID-19 BNT162b2
Thành tựu
- Năm 1936: Pfizer là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về vitamin C.
- Năm 1939: Pfizer thành công rực rỡ trong việc sản xuất acid citric bằng cách lên men.
- Năm 1944: Pfizer đã thành công trong nỗ lực sản xuất hàng loạt penicillin và trở thành nhà sản xuất “thần dược” lớn nhất thế giới.
- Năm 2000: Pfizer sáp nhập với công ty Warner-Lambert (nhà sản xuất ban đầu của Lipitor). Lipitor nhanh chóng trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử.
- Năm 2018: Thuốc ung thư bán chạy nhất của Pfizer có tên gọi Ibrance, chuyên trị bệnh ung thư vú. Thuộc này mang về 3 tỉ đô la doanh thu trong chín tháng đầu năm 2018. Điều này đã tạo ra một liệu pháp điều trị ung thư vú đột phá giúp kéo dài thời gian sống cho hơn 350.000 phụ nữ và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
- Năm 2020 – 2022: Pfizer dẫn đầu trong việc phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị để đối phó với đại dịch COVID-19.
Từ 1 công ty dược phẩm và hóa chất nhỏ, Pfizer đã vươn lên thành công ty dược phẩm toàn cầu
Các dòng sản phẩm nổi bật của Pfizer
Vắc-xin phòng Covid-19 BNT162b2
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) là một trong số những ứng cử viên hứa hẹn nhất trong “cuộc đua” sản xuất vắc-xin phòng đại dịch COVID-19. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy vắc-xin BNT162b2 có tính an toàn cao và tỷ lệ hiệu lực là 95% trong việc phòng ngừa hiệu quả virus gây bệnh COVID-19. Đây là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.
Trong năm 2021, Pfizer và BioNTech cung cấp vắc-xin COVID-19 mRNA (BNT162b2) cho Việt Nam trong nỗ lực dập tắt đại dịch COVID-19.
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mRNA làm “mồi nhử” hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể người tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein sẽ sinh ra kháng thể chống lại, từ đó các tế bào miễn dịch nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại COVID-19 hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền để sản xuất
Thuốc Amlor 5mg Pfizer: trị tăng huyết áp, đau thắt ngực
Amlor 5mg Pfizer có chứa hoạt chất amlodipin giúp điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực ổn định mạn tính.
Cách sử dụng:
- Cần dùng thuốc chính xác như bác sĩ đã kê đơn. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Liều thông thường của amlodipin là một viên 5mg mỗi ngày. Bác sĩ có thể tăng liều này lên một viên 10mg mỗi ngày.
- Nuốt viên thuốc với một cốc nước đầy và có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn. Nếu cần bẻ thuốc, hãy cầm viên thuốc bằng cả 2 tay và bẻ dọc theo đường ngắt.
- Luôn uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Điều này sẽ giúp việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất và cũng giúp người bệnh dễ nhớ hơn khi dùng thuốc.
- Nếu bỏ quên liều chưa đến 12 giờ kể từ thời điểm đáng lẽ phải dùng thuốc thì hãy dùng ngay khi nhớ ra và tiếp tục dùng như bình thường. Nếu không, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo, không uống bù gấp đôi. Đừng ngừng dùng thuốc hạ huyết áp Amlor mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu vô tình dùng quá liều amlodipin, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc tim đập không đều. Lúc này, cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được can thiệp y tế đúng cách.
- Hãy cẩn thận khi lái xe hoặc vận hành máy móc khi khởi trị với thuốc hạ huyết áp Amlor. Thành phần amlodipin có thể gây chóng mặt hoặc choáng váng ở một số người, đặc biệt là sau khi dùng liều đầu tiên hoặc tăng liều.
Lưu ý:
Không dùng thuốc hạ huyết áp Amlor hay thuốc có chứa thành phần amlodipine nếu:
- Từng bị dị ứng với thành phần hoạt tính hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Từng có phản ứng dị ứng với các loại thuốc khác của nhóm này.
- Đang mang thai hoặc đang cho con bú, trừ khi được bác sĩ cho phép.
- Đã quá hạn sử dụng hoặc bao bì dường như bị giả mạo.
- Không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em vì tính an toàn và hiệu quả ở nhóm tuổi này chưa được xác định.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết nếu đang hoặc đã từng mắc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, đặc biệt là những bệnh sau:
- Vấn đề về tim.
- Bệnh gan.
Thương hiệu Phapharco của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật