Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Rate this post

Nắng nóng là kẻ thù số một của làn da, vì vậy, kem chống nắng được xem như một món vật bất ly thân của chị em phụ nữ hiện nay để tránh tác động xấu của tia cực tím, ngăn ngừa lão hóa và ung thư da. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách đọc chỉ số kem chống nắng qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Tia UVA, UVB là gì?

Tia UV (Ultraviolet), còn gọi là tia tử ngoại hay tia cực tím. Tia UV là tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng khả kiến. Dựa trên độ dài của bước sóng mà người ta chia được thành 3 nhóm tia chính:

  • Nhóm tia UVA: bước sóng dài nhất, được xem là “kẻ hủy diệt thầm lặng” do có thể đi sâu xuống dưới da gây lão hóa và tạo nếp nhăn trên da chúng ta.
  • Nhóm tia UVB: bước sóng gây tác động mạnh lên da, vì vậy, da sẽ có những biểu hiện như đỏ da, cháy nắng, giảm khả năng sản sinh ra collagen và elastin và đặc biệt có khả năng gây ung thư da.
  • Nhóm tia UVC: là nhóm tia có bước sóng ngắn nhất nhưng bị chặn lại bởi tầng khí quyển ozone, do vậy mà các sản phẩm chống nắng chủ yếu ngăn nhóm tia UVA và UVB.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Có 3 nhóm tia UV chính được chia theo độ dài bước sóng.

Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào?

Không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của ánh nắng mặt trời như tốt cho răng, xương, giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, trong ánh mặt trời có chứa những tia cực tím là những tia có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy.

Các nhóm tia này có khả năng đâm xuyên tốt, vì vậy cũng gây ra những tác động tiêu cực cho da:

  • Gây cháy nắng, sạm da: tình trạng này diễn ra khi da đã hấp thụ năng lượng từ tia UV, lúc này, máu sẽ chảy đến vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do tại sao làn da của bạn ửng đỏ khi bị cháy nắng.
  • Gây lão hóa da: thay đổi sắc tố da, tia cực tím có khả năng đi sâu dưới lớp biểu bì, làm giảm sản sinh collagen và mô liên kết dưới da khiến da nhanh chóng bị nhăn nheo.
  • Gây tổn thương cho mắt: tia cực tím gây tổn thương các mô trên bề mặt của mắt, có nguy cơ dẫn đến tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, mộng thịt, mộng mỡ mắt.
  • Gây tổn thương cho hệ thống miễn dịch: cháy nắng và của tế bào bạch cầu 24 giờ sau khi tiếp xúc với nắng mặt trời.
  • Gây ung thư da: do khả năng đi sâu xuống da và gây tác động mạnh mẽ lên da nên khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bị ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Tia UV sẽ gây những tác dụng tiêu cực cho da: sạm da, cháy nắng, ung thư da,…

Chỉ số SPF

Chỉ số SPF có ý nghĩa là gì?

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB, nói lên được thời gian chống nắng của một loại kem chống nắng nào đó. Trong đó chỉ số thấp nhất là SPF 15 và cao nhất là SPF 100. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống lại tia UVB càng lớn:

  • SPF 15: Có thể chống được 93% tia UVB.
  • SPF 30: Có thể chống được 97% tia UVB.
  • SPF 50: Có thể chống được 98% tia UVB.
  • SPF 100: Có khả năng chống tia UVB lên tới 99%.

Thời gian hiệu quả của sản phẩm được tính bằng công thức SPFx10. Ví dụ bạn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 thì thời gian chống nắng sẽ trong khoảng là 200 – 300 phút.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng lớn.

Có nên dùng kem chống nắng có độ SPF cao không?

Chỉ số SPF càng cao, chứng tỏ sản phẩm có khả năng chống nắng mạnh, tuy nhiên, khi chỉ số càng cao, các hạt phân tử kem chống nắng càng to, có xu hướng dính hơn. Điều này khiến cho da dễ bị khô và lão hóa sớm.

Do đó, bạn nên cân nhắc kem chống nắng có chỉ số SPF cao khi phải ra nắng trong một thời gian dài.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Sai lầm khi sử dụng kem chống nắng sẽ khiến bạn nhanh lão hóa hơn.

Kem chống nắng chỉ số SPF bao nhiêu là tốt?

Tùy vào loại da và nhu cầu của bạn mà sẽ có những chỉ số SPF phù hợp:

  • Với những bạn da đang gặp vấn đề về mụn, da dễ kích ứng, dễ nhạy cảm: bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 – 35 là tốt nhất.
  • Với những bạn da dầu, da khô: nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm có chỉ số từ 30 – 50.
  • Nếu bạn chỉ làm việc trong văn phòng thì chỉ cần sử dụng SPF 15 trở lên là hợp lý.
  • Nếu bạn thường xuyên hoạt động, làm việc dưới nắng gắt: hãy nhớ sử sản phẩm có chỉ số từ SPF50 trở lên là tốt nhất.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Cần sử dụng những loại kem chống nắng có SPF phù hợp để bảo vệ da tốt hơn.

Chỉ số PA

Tia UVA, được mệnh danh là “kẻ hủy diệt thầm lặng”, bạn sẽ không cảm thấy tia này tác động lên da của bạn, thực tế, tia này vẫn có khả năng xuyên sâu vào lớp biểu bì và tác động mạnh mẽ hơn cả tia UVB.

Vì vậy, hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản đã xây dựng và công nhận chỉ số PA (Protection Grade of UVA) có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. Vì thế chỉ số PA được sử dụng chủ yếu ở châu Á và đang trở nên phổ biến hơn ở châu Âu.

Dấu cộng phía sau chỉ số PA cho biết tỷ lệ phần trăm chống lại tia UVA:

  • PA+: chống được 45 – 50%, lọc tia từ 1 – 2 tiếng.
  • PA++: chống được 60 – 70%, lọc được 4 – 6 tiếng.
  • PA+++: chống được 90%, lọc tia từ 8 – 12 tiếng.
  • PA++++: chống 95% trở lên và lọc từ 12 – 16 tiếng.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm kem chống nắng nào cũng có cả hai chỉ số SPF và PA. Bạn nên tìm kiếm sản phẩm kem chống nắng phổ rộng (chứa cả hai chỉ số) để được bảo vệ da một cách trọn vẹn.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Chỉ số PA+++ sẽ giúp bạn chống được tia UVA ở mức trung bình.

Chỉ số PPD

Persistent pigment darkening, viết tắt là PPD, là thước đo sắc tố da sau 2 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tương tự như chỉ số PA để đo mức độ tiếp xúc của tia UVA.

Chỉ số càng cao, khả năng bảo vệ da càng tốt và chỉ số này được sử dụng phổ biến ở cả châu Á và châu Âu. Chỉ số tốt nhất mà bạn nên dùng là PPD 10 trở lên.

Mức độ bảo vệ da của chỉ số này được tính theo công thức: Mức độ bảo vệ = 100% – (100%/PPD)

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị covid-19 đúng cách để mau hồi phục. Lưu ý khi chăm sóc

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Chỉ số PPD thể hiện mức độ bảo vệ da trước tác động của tia UVA.

Các ký hiệu khác trên kem chống nắng

Chỉ số Broad Spectrum

Ở các nước như Mỹ, Anh hay các nước ở châu Âu, bạn thường không thấy chỉ số PA mà thay vào đó là chỉ số Broad Spectrum, được định nghĩa là “Quang phổ rộng”, tức là có cả hai chỉ số SPF và PA trong cùng một sản phẩm chống nắng.

Kem chống nắng phổ rộng không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa da mà còn giúp da không bắt nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng vì cả hai tia UVA và UVB đều có khả năng gây ung thư da.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Kem chống nắng quan phổ rộng sẽ giúp bảo vệ da dưới tác động của cả hai tia.

Khả năng kháng nước

Theo cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một sản phẩm chống nắng có khả năng chống nước khi nó có thể duy trì chỉ số SPF sau 40 phút ngâm nước.

Nếu bạn phải tham gia các hoạt động thể thao tiếp xúc ánh nắng trong nhiều giờ, hãy sử dụng kem chống nắng có nhãn ghi chữ “waterproof” hoặc “water-resistant”.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Sử dụng kem chống nắng có khả năng chống nước cho hoạt động thể chất ngoài trời.

Lưu ý khi chọn mua kem chống nắng

Nên mua kem chống nắng vật lý hay hoá học?

  • Sunblock (Kem chống nắng vật lý): Thành phần gồm Titan oxit, oxit kẽm, oxit sắt; nằm trên bề mặt da và hoạt động theo cơ chế phản xạ ánh sáng. Kem chống nắng vật lý sẽ ít gây kích ứng và được xem là sự lựa chọn tốt cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm.
  • Sunscreen (Kem chống nắng hóa học): thành phần gồm avobenzone, octinoxate và oxybenzone; hoạt động như một bộ lọc hóa học, thấm vào da và hấp thụ các tia UV, chuyển thành nhiệt và giải phóng chúng ra khỏi cơ thể.

Ưu điểm của kem chống nắng hóa học là chúng dễ thấm, tiệp vào màu da và ít gây nhờn rít. Tuy nhiên, do có thể thấm vào da dễ dàng nên chúng thường gây kích ứng da, ngoài ra lại dễ thấm qua da vào máu, nội tạng, sữa mẹ,… và có thể gây rối loạn nội tiết.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Các thành phần nên tránh khi mua kem chống nắng

Trên bao bì của sản phẩm mà bạn cần mua, hãy kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có chứa bất kỳ thành phần liên quan nào sau đây hay không:

  • Oxybenzone: được xem là thành phần độc hại nhất; dễ dàng hấp thu qua da, đi vào máu và lưu thông khắp cơ thể; gây rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ; gây ung thư do tăng các tế bào tiếp nhận các hợp chất estrogen. Ngoài ra, oxybenzone còn có thể gây tổn hại cho môi trường.
  • Octinoxate: được tìm thấy trong sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến hormone, dẫn đến thay đổi hành vi và ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Avobenzone: được tìm thấy trong kem chống nắng, tuy nhiên khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá nhiều có thể khiến nó bị biến đổi và giúp ánh sáng xuyên qua da bạn dễ dàng.
  • Homosalate: có trong kem chống nắng nhưng không an toàn ở nồng độ cao hơn 10%.
  • Octocrylene: nó có thể bị phân hủy và biến thành một chất hóa học có hại được gọi là benzophenone, tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
  • Cinoxate: ngăn ngừa sự phân hủy của các hóa chất không ổn định khác trong kem chống nắng, đồng thời hấp thụ các tia UV mạnh.
  • Dioxybenzone (Benzophenone-8): giúp mỹ phẩm chống nắng không bị hư hỏng do hấp thụ tia UV nhưng có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết.
  • Ensulizole: khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nó sẽ tạo ra gốc tự do, điều này sẽ dẫn đến tổn thương DNA, tổn thương tế bào thần kinh và gây nên các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Meradimate (Methyl anthranilate): là chất bị nghi ngờ có hại cho con người và môi trường, methyl anthranilate giải phóng các loại oxy phản ứng, hoặc các gốc tự do khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Padimate O: là một dẫn xuất của axit aminobenzoic (PABA), gây ra một số rủi ro về sức khỏe, bao gồm tổn thương DNA do các gốc tự do và phản ứng dị ứng.
  • Sulisobenzone (benzonphenone-4): có thể gây kích ứng ở da, mắt và làm rối loạn sản xuất nội tiết.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

Các thành phần kem chống nắng bạn nên tránh khi mua.

Cách chọn kem chống nắng phù hợp với làn da

Việc sử dụng kem chống nắng phù hợp sẽ giúp kem chống nắng phát huy tối đa tác dụng đối với làn da của bạn:

  • Da thường: Khi bạn may mắn có một làn da hoàn hảo, bạn có thể dùng bất kỳ loại sản phẩm kem chống nắng nào. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên những sản phẩm mỏng nhẹ, không gây bí bách trên da.
  • Da khô: hãy sử dụng kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, glycerin, axit hyaluronic, ceramides và peptides để chống khô da. Bên cạnh đó, các kem chống nắng có chỉ số SPF30 trở lên sẽ phù hợp với nền da khô.
  • Da dầu, da mụn: Làn da dầu mụn thường có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, thường bị bít tắc lỗ chân lông và bóng nhờn quá mức. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, không chứa dầu, không hương liệu. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 – 35.
  • Da nhạy cảm: đối với da nhạy cảm, kem chống nắng vật lý là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn do chúng có chứa các khoáng chất và ít gây kích ứng cho da. Ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần lành tính và chiết xuất từ thiên nhiên, có kết cấu mỏng nhẹ. Chỉ số tốt nhất nên sử dụng dao động từ 20 – 50.

Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết

>>>>>Xem thêm: Tinh bột là gì? 3 vai trò của tinh bột và các thực phẩm giàu tinh bột

Tùy từng tình trạng da khác nhau sẽ có những dòng sản phẩm kem chống nắng phù hợp.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về các chỉ số chống nắng để bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại. Bên cạnh việc lựa chọn các chỉ số phù hợp với nhu cầu hoạt động hàng ngày, người dùng cũng cần quan tâm đến các thành phần để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bản thân nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *