Bệnh tiểu đường là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Và trong các phương pháp kiểm soát đường huyết thì kiểm soát chế độ ăn uống là biện pháp cực kỳ hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số bữa ăn bạn có thể tham khảo để giúp cho bản thân và gia đình.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn bệnh tiểu đường an toàn cho người bệnh bạn không nên bỏ qua
Contents
Chế độ ăn keto
Chế độ ăn keto là chế độ ăn hạn chế lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Lượng carbohydrate của chế độ ăn này thấp hơn 30 gram mỗi ngày.
Chế độ ăn keto có mục tiêu là giúp giảm đường máu, từ đó giảm lượng insulin tiết ra. Não của bạn sẽ lấy năng lượng từ ceton là những chất chuyển hóa từ acid béo do gan tạo ra. Trạng thái này gọi là ketosis là một trạng thái chuyển hóa tự nhiên.
Chế độ ăn keto giúp bạn giảm cân nhanh, kiểm soát được đường huyết ngoài ra nó còn giúp cải thiện tim mạch, cải thiện parkinson, giảm động kinh… Khi sử dụng chế độ ăn này, ban đầu bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, choáng váng, thiếu năng lượng trong một vài ngày.
Trước khi bạn chọn chế độ ăn này, bạn nên gặp bác sĩ điều trị của mình hoặc bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn kỹ hơn trong việc chọn loại thực phẩm và thiết kế bữa ăn cho phù hợp với nhu cầu để vừa ăn ngon miệng vừa kiểm soát tốt đường huyết.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ Địa Trung Hải tập trung vào mục tiêu hạn chế thịt đỏ, ăn nhiều chất béo chưa bão hòa và nhiều rau quả. Các nhóm thực phẩm khuyến cáo ăn trong chế độ ăn này như sau:
- Nhóm nên ăn nhiều: Rau cải xanh, cải xoăn, các loại hạt, cà rốt, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hải sản, dầu ô liu, quả bơ…
- Nhóm nên ăn vừa: Các loại thịt gia cầm, trứng, sữa phô mai, sữa chua…
- Nhóm nên hạn chế: Thịt bò, heo, dê, cừu…
- Không nên ăn: Những loại nước uống có đường, thịt chế biến sẵn…
Chế độ ăn này có điểm mạnh là không phải bận tâm đến lượng calories hay thành phần protein, chất béo hay tinh bột. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm 1 ít rượu vang trong chế độ ăn này.
Chế độ ăn kiêng
Đây là chế độ ăn cổ điển, chế độ ăn này bắt chước chế độ ăn của người tiền sử khi mà chúng ta ăn những thực phẩm tử tự nhiên, không qua tinh chế hay chế biến sẵn. Đặc điểm của chế độ ăn này gồm:
- Ăn nhiều protein.
- Giảm lượng carbohydrate.
- Ăn lượng chất béo vừa phải.
- Ăn nhiều rau củ trái cây…
Chế độ ăn này giúp giảm cân hiệu quả, giúp giảm bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, viêm nhiễm, tăng cường sức khỏe, đẹp da… Tuy nhiên chế độ ăn này khá phức tạp trong chọn lựa thức ăn và rất khó duy trì lâu dài.
Chế độ ăn kiêng thường khó lựa chọn loại thức ăn
Chế độ ăn chay hoặc thuần chay
Một số kiểu ăn chay phổ biến:
- Thuần chay: Không ăn thịt, trứng hay các sản phẩm từ sữa.
- Người ăn chay lacto: Không ăn thịt, trứng nhưng vẫn sử dụng sản phẩm từ sữa.
- Người ăn chay lacto-ovo: Không ăn bất cứ loại thịt nào nhưng vẫn sử dụng trứng và sữa.
Trong chế độ ăn chay bạn ăn một lượng lớn chất xơ, chất béo không bão hòa và cả những loại protein tốt. Việc đưa vào cơ thể nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giúp no lâu, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Một vài các nghiên cứu của Mỹ đã chứng minh rằng một chế độ ăn chay đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, tăng độ nhạy với insulin, giảm liều thuốc điều trị và giảm chi phí cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân viêm loét dạ dày có thể bạn đang gặp phải
Chế độ ăn chay
Chế độ ăn DASH (Dietary approaches to stop hypertension)
DASH (chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp) là một chế độ ăn nổi tiếng cho người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên giá trị của nó không dừng lại ở đây, nó còn tốt cho cả bệnh tiểu đường và cả những người bình thường.
Chế độ ăn DASH được thiết kế dựa trên ý tưởng giảm lượng muối nhập vào, giảm protein từ thịt đỏ (bò, dê, lợn…), giảm chất béo bão hòa, bổ sung protein từ thịt trắng (gia cầm, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau…), bổ sung kali, magie, canxi, chất xơ, rau, củ, quả và chất béo chưa bão hòa.
Chế độ ăn “phương pháp đĩa thức ăn”
Chế độ ăn này khá đơn giản, bạn chia đĩa thức ăn bình thường của mình thành những phần theo thứ tự sau:
- Đầu tiên, chia đôi đĩa thức ăn 1 nửa sẽ dành cho rau củ.
- Nửa còn lại tiếp tục chia đôi (1/4 đĩa thức ăn) và dành phần đó cho tinh bột (cơm, bún, phở…), nửa còn lại (1/4 đĩa thức ăn còn lại) dành cho các loại đạm (thịt, cá, trứng, hải sản…).
- Bên cạnh đó có thể bổ sung một phần trái cây như: 1 quả chuối, 1 quả cam…
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Kalbe của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Trên đây là một số chế độ ăn gợi ý cho người bệnh tiểu đường mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì chế độ ăn nào, bạn nên tham khảo qua bác sĩ điều trị để có thể có sự lựa chọn hợp lý nhất đạt yêu cầu sức khỏe.
Nguồn: medicalnewstoday, clevelandclinic