Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Tình trạng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Hãy cùng Kenshin theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng nhé.
Bạn đang đọc: Chảy máu chân răng là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Contents
Viêm lợi
Viêm lợi là hiện tượng lợi bị kích ứng, đỏ và sưng lên. Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng khi mắc viêm lợi là do sự tích tụ các mảng bám ở đường viền nướu.
Hiện tượng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn nếu các mảng bám không được loại bỏ và tạo cao răng. Trong một vài trường hợp, nha sĩ có thể khuyến cáo sử dụng nước muối sinh lý hay nước súc miệng kháng khuẩn thiết kế cho điều trị viêm nướu.
Viêm nướu gây sưng tấy và chảy máu chân răng
Viêm nha chu
Viêm lợi không được điều trị gây tổn thương mô và xương nâng đỡ răng, dẫn tới viêm nha chu. Triệu chứng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn, tình trạng tụt nướu và lộ chân răng có thể xảy ra. [1]
Viêm nha chu không điều trị gây chảy máu chân răng nghiêm trọng
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Số lượng bạch cầu giảm do các yếu tố như nhiễm virus, ung thư tủy xương, mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, lao), thiếu vitamin B12, vitamin B9,…
Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể nhưng sức đề khác của cơ thể giảm, rất dễ bị lây nhiễm các bệnh phổ thông khác. Lượng bạch cầu trong máu sụt giảm ảnh hưởng đến chức năng cầm máu ở bất kì cơ quan nào của cơ thể trong đó có nướu. [2]
Chảy máu chân răng là một triệu chứng của bệnh bạch cầu
Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu có vai trò chính trong đông máu và cầm máu. Giảm tiểu cầu do cơ thể nhiễm virus (quai bị, viêm gan B, viêm gan C, HIV), một số bệnh lý ác tính như ung thư máu, ung thư lách…, do thuốc hay do mang thai. Giảm tiểu cầu cũng gây ra hiện tượng chảy máu chân răng đặc biệt khi chải răng mạnh hoặc có va chạm.
Triệu chứng chảy máu chân răng kèm các biểu hiện như dễ bị bầm tím nhiều nơi trên cơ thể, chảy máu mũi, nổi mề đay, phân hoặc nước tiểu xuất hiện máu, thường xuyên mệt mỏi,…. có thể là dấu hiệu của bệnh lý giảm tiểu cầu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm kẽ chân (nước ăn chân) – bệnh thường gặp mùa mưa bạn cần biết
Giảm tiểu cầu khiến răng bị chảy máu
Bệnh máu khó đông hay bệnh Von Willebrand
Bệnh máu khó đông (Bệnh Von Willebrand) do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố di truyền Von Willebrand trong máu gây ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu. Khi mắc phải bệnh này, tình trạng chảy máu chân răng sẽ nhiều hơn do chức năng đông máu không còn tốt.
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh máu khó đông
Thiếu vitamin C hoặc vitamin K
Vitamin C giúp tái tạo collagen và hình thành các phần mô liên kết. Vitamin K là vitamin thiết yếu tham gia vào quá trình đông máu, ngăn chặn chảy máu do tổn thương cả bên trong và ngoài cơ thể. Vì vậy, thiếu hụt vitamin C hoặc vitamin K dễ gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Cần bổ sung đủ vitamin C và K để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng
Vệ sinh răng không đúng cách
Triệu chứng chảy máu chân răng xuất hiện phổ biến nhất do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách như dùng lực quá mạnh, thao tác đánh răng chưa đúng hay bàn chải quá cứng.
Những trường hợp mới bắt đầu dùng chỉ nha khoa hay dùng sai cách cũng gây chảy máu chân răng. Tuy nhiên việc dùng chỉ nha khoa đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám hình thành cao răng, giảm nguy cơ chảy máu chân răng.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn bạn nên biết
Chải răng quá mạnh gây chảy máu chân răng
Khi nào gặp bác sĩ?
Chảy máu chân răng là một triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng chảy máu chân răng không cải thiện, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín.
Dấu hiệu nên gặp bác sĩ
- Tình trạng chảy máu nghiêm trọng và kéo dài trên 24h.
- Nướu tiếp tục chảy máu mặc dù đã được điều trị.
- Bạn có các triệu chứng khác với chảy máu như tụt nướu răng, răng lung lay không do va chạm, có mủ trong miệng, có nhiều vết bầm tím, khó cầm máu, thường xuyên mệt mỏi,…
Các bệnh viện nha khoa uy tín
Khi mắc phải triệu chứng chảy máu chân răng bạn có thể đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín sau:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh, Nha khoa Đông Nam,…
- Hà Nội: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai,…
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng giúp khắc phục và phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: MedlinePlus, Healthline, WebMD