Stada là tập đoàn sản xuất dược phẩm nổi tiếng thế giới với bề dày lịch sử hơn 125 năm và hiện diện trên 120 quốc gia. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu Stada qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Thương hiệu Stada của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Contents
Giới thiệu về thương hiệu Stada
Stada là nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Đức, được thành lập vào năm 1895. Với hơn 125 năm kinh nghiệm trong ngành dược, Stada đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm thuốc Generics chất lượng với giá thành hợp lý. Về môi trường làm việc, Stada tự hào là một trong những nơi có môi trường chuyên nghiệp, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho nhân viên.
Vào năm 2000, Stada chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh. Tại Việt Nam, Stada tiếp tục cung cấp ra thị trường những sản phẩm thuộc Generics với chất lượng cao. Đến năm 2020, mô hình hoạt động của Stada có sự chuyển đổi thành Công ty TNHH Stada Việt Nam, đồng thời Stada cũng bổ sung sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập khẩu từ Châu Âu vào danh mục dược phẩm của mình.
Lịch sử hình thành và phát triển
2.1. Giai đoạn 1895 – 1925
- Năm 1895: Stada được thành lập vào ngày 14/03/1895.
- Năm 1935: Tên viết tắt “St.d.A.” trở thành nhãn hiệu được đăng ký “STADA” và trở thành một thuật ngữ chung chỉ tất cả các sản phẩm được sản xuất theo một công thức tiêu chuẩn.
2.2. Giai đoạn 1926 – 1975
- Năm 1970: Stada chuyển đổi mô hình thành Tập đoàn và cổ phần hóa doanh nghiệp để mở rộng quy mô và năng lực sản xuất.
- Năm 1975: Stada quyết định tập trung sản xuất và kinh doanh thuốc Generics.
2.3. Giai đoạn 1976 – 2000
- Năm 1986: Giai đoạn mở rộng quy mô toàn thế giới của Stada. Khởi đầu của việc Stada mở rộng thị trường ra bên ngoài nước Đức đó là sự thu mua Swiss Helvepharm AG. Sau đó, Stada tiếp tục phát triển với sự thành lập Stada GmbH ở Áo vào năm 1989 và mua lại Eurogenerics SA ở Bỉ, Centrafarm BV ở Hà Lan vào năm 1990 – 1991.
- Năm 1992: Thành lập Stada Pharmaceuticals (Asia) Ltd. ở Hồng Kông, đánh dấu sự “lấn sân” của Stada sang thị trường châu Á.
- Năm 1993 – 2000: Sau 100 năm hình thành và phát triển, Stada vinh dự đứng trong top 10 ngành công nghiệp tại Đức theo doanh thu. Những năm 1997 – 1998 Stada tiến hành IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Sau đó Stada tiếp tục tập trung vào sản xuất và bán thuốc Generics và thuốc không kê toa (OTC), đồng thời đẩy mạnh chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu.
Tìm hiểu thêm: 1 tô bún riêu bao nhiêu calo? Ăn bún riêu có béo không?
2.4. Giai đoạn 2001 đến nay
- Năm 2010 – 2015: Stada sát nhập với Thornton & Ross – công ty Dược đứng thứ 5 tại Anh về thuốc không kê toa (OTC), đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong việc phát triển nhóm thuốc không kê toa và nhóm chăm sóc sức khỏe.
- Năm 2014: Doanh thu của Stada chính thức vượt mốc 2 tỷ EUR.
- Năm 2019: Stada mua lại các thương hiệu thuốc không kê toa của GSK để thúc đẩy sự phát triển của nhóm sản phẩm da liễu ở thị trường châu Âu. Stada tiếp tục mua lại Walmark – một trong những công ty dược phẩm lớn nhất Tây và Trung Âu. Stada cũng xây dựng hệ giá trị phát triển của mình dựa trên các yếu tố gồm: Chính trực – Nhanh nhạy – Tinh thần kinh doanh và One Stada.
Thành tựu nổi bật của STADA Việt Nam
- Là thành viên chính thức của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Đức (GBA) – Quy mô Doanh nghiệp thành viên Tập Đoàn.
- Hợp tác chặt chẽ với PYMEPHARCO – công ty có hơn 30 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
- Khánh thành Nhà máy Dược phẩm PME II đạt tiêu chuẩn GMP vào ngày 12/7/2019. Đây là nhà máy được xây dựng dưới sự tư vấn kỹ thuật từ Công ty FormaPharm và chuyển giao công nghệ từ tập đoàn mẹ Stada tại Đức, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất thuốc cho thị trường Việt Nam.
Các dòng sản phẩm/sản phẩm nổi bật của Stada
4.1. Orlistat Stada 120mg kiểm soát cân nặng, hỗ trợ trị béo phì (2 vỉ x 21 viên)
Viên uống Orlistat Stada là sản phẩm được chỉ định dùng hỗ trợ với chế độ ăn giảm nhẹ calo trong điều trị bệnh nhân béo phì hoặc bệnh nhân thừa cân nhưng kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, đái tháo đường,…
Nếu sử dụng sau 12 tuần mà không giảm tối thiểu 5% trọng lượng cơ thể thì nên ngưng điều trị với Orlistat.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo