Cây đinh lăng có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền, thường dùng để bồi bổ hoặc điều trị một số bệnh về da, bệnh cơ xương khớp và một số bệnh ở phụ nữ. Cùng Kenshin tìm hiểu cây đinh lăng có tác dụng gì cũng như tác hại của cây khi dùng không đúng cách nhé.
Bạn đang đọc: Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa – (L.) Harms hay còn gọi là Ming Aralia), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài cây bụi hoặc cây bụi thấp nhiệt đới cao khoảng 5 mét và rộng 2-3 mét. Đinh lăng đặc trưng bởi những nhánh cây rộng với lá màu xanh bóng tập trung gần đầu ngọn cành.[1]
Cây đinh lăng đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền như một phương thuốc bổ, giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể.[2]
Tác dụng của đinh lăng
Loài cây này được dùng trong điều trị bệnh kiết lỵ, đau dây thần kinh, thấp khớp và các bệnh về đường tiêu hóa vì có những đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và kháng độc tố. Ngoài ra, cây còn có giá trị như gia vị và nguyên liệu dùng trong nấu nướng, dùng làm cảnh hoặc làm hàng rào. Cây được trồng từ hạt giống hoặc từ phương pháp giâm cành.
Cây đinh lăng, đặc biệt là phần lá, có nhiều tác dụng trong việc điều trị một số triệu chứng bệnh hoặc bồi bổ nâng cao sức khỏe, bao gồm:
- Chữa dị ứng và ngộ độc thức ăn: Hãm nước lá đinh lăng và uống hằng ngày có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng và ngộ độc, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
- Chữa nhiệt độc, lở ngứa và mụn nhọt: Sắc 40 – 60g lá đinh lăng dùng để uống.
- Chữa đau đầu: Sắc thân lá đinh lăng kèm bạch chỉ, uống đều đặn hằng ngày.
- Chữa sưng, đau khi bị chín mé: Giã lá đinh lăng tươi đắp lên vùng bị nhiễm trùng.
- Chữa phong thấp, đau, nhức mỏi xương khớp: Sắc để uống 30-40g mỗi loại gồm cây đinh lăng (lá, thân, rễ), cây lá lốt và ké đầu ngựa.
- Chữa bệnh về tiêu hóa: Sắc lấy nước uống đều đặn trong vài ngày sẽ giúp điều trị tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sắc lấy nước lá và cành đinh lăng để uống sẽ giúp làm giảm cơn đau vùng bụng và tử cung ở phụ nữ sau sinh hoặc dùng để điều hòa kinh nguyệt.
- Ổn định đường huyết: Uống nước sắc lá đinh lăng có thể giúp ổn định đường huyết. Một nghiên cứu cho thấy trong lá đinh lăng chứa thành phần saponin có khả năng ức chế hoạt động của α-amylase và α-glucosidase của tuyến tụy. Loại saponin này giúp làm hạ đường huyết sau ăn ở những con chuột được cho ăn nhiều đường sucrose.[3] [4]
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ và phụ nữ sau sinh: Uống nước lá hoặc canh rau đinh lăng nấu với thịt, cá giúp làm tăng sự hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe cho sản phụ.
- Chữa tắc tia sữa sau sinh: Sắc 40g lá đinh lăng với 300mL nước trên lửa nhỏ, đun đến 200mL thì tắt bếp, chắt lấy nước. Uống nước sắc khi còn ấm để cho tác dụng tối ưu. Không nên uống lạnh hoặc nước để qua đêm. Nếu nước sắc bị nguội thì nên đun lại để uống.
- Giảm đờm do trong hen phế quản: Tác dụng chống viêm của cây đinh lăng còn ứng dụng trong điều trị hen phế quản theo y học cổ truyền tại Ghana. Một nghiên cứu cho thấy dịch chiết lá đinh lăng làm giảm số lượng bạch cầu trong máu và chống viêm khi thí nghiệm trên lợn hen phế quản do ovalbumin.[5]. Tác dụng chống viêm được cho là nhờ thành phần terpenoid saponin có trong lá cây.[6] Các thành phần khác trong dịch chiết lá đinh lăng như cyanogenic glycosides, alkaloids và sterols còn có tác dụng làm giảm đờm ho khi hen.[7]
- Chữa bệnh trĩ: Ngoài ra, lá đinh lăng còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ ở Malaysia.[8]
Phần rễ đinh lăng cũng có ứng dụng trong y học cổ truyền:
- Điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn Gram dương: Thành phần dẫn xuất falcarinol và heptadeca ngoài việc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh còn có tác dụng chống nấm.
- Điều trị tiểu khó: Rễ cây đinh lăng còn được dùng để điều trị chứng tiểu khó nhờ có tác dụng lợi tiểu. Trong một nghiên cứu trên chuột, tác dụng lợi tiểu của chiết xuất rễ cây đinh lăng tương đương với cùng liều thuốc lợi tiểu furosemid.[9]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Thái Minh của nước nào? Có tốt không?
Tác dụng phụ của đinh lăng
Cây đinh lăng có chứa thành phần saponin có thể gây một số tác dụng phụ khi dùng liều lượng cao:
- Mệt mỏi.
- Chóng mặt.
- Hoa mắt.
- Tiêu chảy khi dùng liều lượng cao.
Do đó, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ (khoảng 10 – 20g cây đã phơi khô trong một ngày). Lưu ý cần sử dụng cây đinh lăng được trồng từ ba năm trở lên để có được các tác dụng dược lý.
Cây đinh lăng có chứa thành phần saponin có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hoặc tiêu chảy khi dùng liều lượng cao. Do đó, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ (khoảng 10 – 20g cây đã phơi khô trong một ngày). Lưu ý cần sử dụng cây đinh lăng được trồng từ ba năm trở lên để có được các tác dụng dược lý.
Cần thận trọng khi dùng đinh lăng kéo dài trên 6 tháng vì có thể gặp các tác dụng không mong muốn tương tự như khi dùng nhân sâm (Panax Ginseng). Triệu chứng thường gặp nhất là khó ngủ, đặc biệt là khi dùng trước lúc ngủ do đinh lăng có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, cần tránh sử dụng đinh lăng trước khi đi ngủ.[10]
Khi tiếp xúc lá đinh lăng qua da, có thể gặp một số phản ứng dị ứng như viêm, sưng phồng, mẩn đỏ. Do đó những người có cơ địa dị ứng nên chú ý khi tiếp xúc với lá đinh lăng.[11]
>>>>>Xem thêm: Selen có hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú không?
Cây đinh lăng có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, hãy lưu ý liều lượng cây thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng nhé.
Nguồn: PFAF, Alzheimer’s Drug Discovery Foundation