Táo gai hay còn được gọi với các tên khác như táo mèo, sơn tra… Quả táo gai được sử dụng như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm mỡ máu… Hãy cùng tìm hiểu về các tác dụng của quả táo gai đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Quả táo gai là gì? 10 tác dụng của quả táo gai đối với sức khỏe bạn cần biết
Contents
Quả táo gai là gì?
Táo gai (Hawthorn) có tên khoa học là Crataegus, thuộc họ Rosaceae, là một cây ăn quả dại phát triển ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Bắc Phi.
Cây táo gai là một loại cây bụi có hoa, lá và quả. Quả táo gai chứa chất dinh dưỡng dồi dào, nó có mùi vị hòa quyện giữa chua, ngọt nhẹ và hương thơm, có màu từ vàng đến đỏ sẫm. Mặt khác, quả táo gai từ lâu đã được dùng làm thực phẩm cũng như dược liệu và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc thảo dược.
Quả táo gai chứa chất dinh dưỡng dồi dào, nó có mùi vị hòa quyện giữa chua, ngọt nhẹ
Các tác dụng của quả táo gai đối với sức khỏe
Chống oxy hóa
Quả táo gai là một nguồn giàu polyphenol – là hợp chất chống oxy hóa mạnh có trong các loài thực vật[1]. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các phân tử không ổn định hay còn gọi là gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể khi ở nồng độ cao.
Polyphenol có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hoạt động chống oxy hóa của chúng, giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đái tháo đường tuýp 2, hen suyễn, một số bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch, lão hóa da sớm…[2]
Mặc dù các nghiên cứu ban đầu trên động vật và tế bào rất đáng mong đợi, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trên con người để đánh giá tác động của quả táo gai đối với nguy cơ mắc bệnh.[3]
Quả táo gai là một nguồn giàu polyphenol
Chống viêm
Nghiên cứu đã phát hiện tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh bao gồm tiểu đường loại 2, hen suyễn và một số bệnh ung thư[4]. Nhờ có đặc tính chống viêm của táo gai giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
Trong một nghiên cứu trên chuột mắc bệnh gan, chiết xuất quả táo gai làm giảm đáng kể nồng độ các hợp chất gây viêm giúp hỗ trợ giảm viêm và tổn thương gan[5].
Một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hoạt chất vitexin cho những con chuột mắc bệnh hô hấp giúp làm giảm việc sản xuất các phân tử gây viêm và giảm phản ứng của tế bào bạch cầu đối với tình trạng viêm[6].
Táo gai có đặc tính chống viêm giúp cải thiện sức khỏe
Kháng khuẩn
Một nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng quả táo gai chứa các chất kháng khuẩn có hiệu quả chống lại bảy loại vi sinh vật và vi khuẩn gram dương khác nhau[7]. Chất kháng khuẩn có thể giết chết hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật có khả năng gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, quả táo gai còn chứa carbohydrat và chất chống oxy hóa, có thể hữu ích trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.[8]
Quả táo gai chứa các chất kháng khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật
Giúp hạ huyết áp
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, quả táo gai là một trong những thảo dược được sử dụng phổ biến nhất giúp điều trị huyết áp cao[9].
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy táo gai hoạt động như một thuốc giãn mạch – giãn các mạch máu bị co thắt, giúp hạ huyết áp[10]. Nghiên cứu kéo dài 10 tuần, tiến hành trên 36 người bị tăng huyết áp nhẹ. Kết quả thu được khi sử dụng 500mg chiết xuất quả táo gai hàng ngày, đã giúp giảm huyết áp tâm trương[11].
Trong một nghiên cứu năm 2006, dùng 1200mg chiết xuất táo gai cho 79 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao hàng ngày trong 16 tuần. Người bệnh đã cải thiện được huyết áp nhiều hơn so với những người bệnh không dùng chiết xuất táo gai[12].
Quả táo gai là một trong những thảo dược giúp điều trị huyết áp cao
Hỗ trợ điều trị suy tim
Quả táo gai được biết đến nhiều nhất với công dụng hỗ trợ điều trị suy tim.
Nhiều nghiên cứu cho thấy quả táo gai có tác dụng có lợi mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng ở người bị suy tim. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng hợp chất flavonoids giúp cải thiện các chức năng tim và triệu chứng suy tim chẳng hạn như khó thở và mệt mỏi[10].
Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy táo gai có hại trong một số trường hợp suy tim. Một nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc cùng với các phương pháp điều trị thông thường sẽ làm tăng nguy cơ suy tim tiến triển[13]. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi bạn muốn sử dụng.
Quả táo gai được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị suy tim
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nghiên cứu năm 2022 đã đề xuất khả năng phát triển các loại thuốc mới để điều trị bệnh tiểu đường từ táo gai. Dựa trên kết quả nghiên cứu trong 20 năm qua, táo gai có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đối với bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh:
- Giảm chất béo trung tính (chất béo trong máu) và cholesterol lipoprotein mật độ thấp
- Tăng hoạt động chống oxy hóa của một số enzyme
- Giảm các phản ứng viêm
- Điều hòa lượng đường trong máu và bài tiết insulin
- Cải thiện sức khỏe của một số tế bào trong tuyến tụy
- Giảm các yếu tố nguy cơ gây béo phì
Điều quan trọng cần lưu ý là phần lớn các nghiên cứu đưa vào đánh giá năm 2022 là nghiên cứu trên động vật, vì vậy có thể không áp dụng cho con người[14]. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng táo gai.[8]
Táo gai mang lại lợi ích sức khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Giảm mức cholesterol trong máu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất táo gai có thể cải thiện mức cholesterol trong máu nhờ hàm lượng flavonoid và pectin[15].
Trong một nghiên cứu trên động vật, những con chuột sử dụng 2 liều chiết xuất táo gai có lượng cholesterol toàn phần và LDL thấp đồng thời mức chất béo trong gan thấp hơn 28-47% so với những con chuột không sử dụng chiết xuất[16].
Một nghiên cứu khác kéo dài 6 tháng, gồm 64 người bị xơ vữa động mạch cho thấy dùng chiết xuất táo gai với liều 2-3mg/kg cân nặng cơ thể, giúp làm giảm đáng kể độ dày của mảng bám có hại tích tụ trong động mạch cảnh[17].
Tìm hiểu thêm: Uống glucosamin đúng cách, an toàn, hiệu quả
Sử dụng chiết xuất quả táo gai có khả năng cải thiện lượng mỡ máu
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Người ta đã sử dụng quả và chiết xuất táo gai trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là chứng khó tiêu và đau dạ dày[1].
Quả táo gai chứa chất xơ – hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm táo bón và hoạt động như một prebiotic. Một nghiên cứu quan sát ở những người tiêu hóa chậm cho thấy mỗi gram chất xơ bổ sung mà con người tiêu thụ có liên quan đến việc giảm 30 phút giữa các lần đi tiêu[18].
Nghiên cứu trên chuột đã cho thấy rằng chiết xuất táo gai giảm đáng kể thời gian vận chuyển thức ăn trong ruột. Điều này giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn qua hệ thống tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu[19].
Táo gai được dùng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chứng khó tiêu, đau dạ dày
Chống lão hóa
Quả táo gai có thể giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hỗn hợp chiết xuất táo gai và nhân sâm có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa bằng cách ức chế sự hình thành nếp nhăn và tăng độ ẩm cho da[20].
Nghiên cứu cho thấy tác dụng này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa của quả táo gai. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế và cần có nhiều nghiên cứu trên con người.[3]
Quả táo gai giúp ngừa lão hóa da sớm do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím quá nhiều
Giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng
Các nhà khoa học đang nghiên cứu táo gai như một liệu pháp mới tiềm năng cho chứng rối loạn lo âu[21].
Trong một nghiên cứu cũ, ở 264 người mắc chứng lo âu, sự kết hợp giữa chiết xuất táo gai, magie và hoa anh túc California làm giảm đáng kể mức độ lo lắng, nhưng chưa rõ vai trò cụ thể của táo gai[22].
Nếu bạn muốn thử dùng thực phẩm bổ sung có chứa táo gai để kiểm soát sự lo lắng của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.[3]
Táo gai như một liệu pháp tiềm năng cho chứng rối loạn lo âu
Liều lượng sử dụng quả táo gai an toàn và hiệu quả
Đối với người lớn, chiết xuất táo gai thường được sử dụng với liều lượng từ 160 – 1200mg qua đường uống mỗi ngày.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được liều dùng phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bản thân.[23]
Khi sử dụng táo gai, cần chú ý liều lượng và thời gian sử dụng
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng quả táo gai
Việc sử dụng quả táo gai và chiết xuất của nó được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng táo gai có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim ở những người tham gia nghiên cứu, có thể là do tương tác với các loại thuốc họ đang dùng. Do đó, trước khi thử các sản phẩm chứa táo gai, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc.
Trung tâm Y học Tổng hợp và Bổ sung Quốc Gia (NCCIH) cũng tuyên bố rằng táo gai có thể gây ra các tác dụng phụ:
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi,
- Nhức đầu,
- Buồn ngủ,
- Đánh trống ngực,
- Phát ban nhẹ,
- Kích động và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. [8]
Buồn nôn là một tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng táo gai
Lưu ý khi sử dụng quả táo gai
- Dùng bằng đường uống: Táo gai có thể an toàn với liều lượng lên đến 1800 mg mỗi ngày trong tối đa 16 tuần. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ thông tin để xác định liệu việc sử dụng táo gai lâu dài hơn 16 tuần có an toàn hay không.
- Khi bôi lên da: Hãy thử táo gai lên da khoảng 30 phút đến 1 tiếng để xem phản ứng dị ứng có xảy ra không trước khi bôi trực tiếp lên da.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bệnh tim: Táo gai có thể tương tác với nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim. Nếu bạn bị bệnh tim, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phẫu thuật: Táo gai có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng táo gai ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.[23]
Phụ nữ có thai không nên sử dụng các sản phẩm có chứa táo gai
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tác dụng của táo gai đối với sức khỏe, liều lượng sử dụng, các tác dụng phụ có thể xảy ra và các lưu ý khi dùng quả táo gai. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Fruits for Prevention and Treatment of Cardiovascular Diseases
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5490577/
9 Impressive Health Benefits of Hawthorn Berry
https://www.healthline.com/nutrition/hawthorn-berry-benefits#8.-Used-to-treat-heart-failure
Chronic inflammation in the etiology of disease across the life span
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31806905/
Polyphenols from hawthorn peels and fleshes differently mitigate dyslipidemia, inflammation and oxidative stress in association with modulation of liver injury in high fructose diet-fed mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27531227/
Pharmacologic Activities of Plant-Derived Natural Products on Respiratory Diseases and Inflammations
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8505070/
Characterization of Polysaccharides Extracted from Pulps and Seeds of Crataegus azarolus L. var. aronia: Preliminary Structure, Antioxidant, Antibacterial, α-Amylase, and Acetylcholinesterase Inhibition Properties
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7275951/
What to know about hawthorn berries
https://www.medicalnewstoday.com/articles/hawthorn-berry#health-benefits
Traditional Chinese Medicine, Food Therapy, and Hypertension Control: A Narrative Review of Chinese Literature
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27852126/
Crataegus pinnatifida: Chemical Constituents, Pharmacology, and Potential Applications
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6271784/
Plants Used as Antihypertensive
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7981375/
Hypotensive effects of hawthorn for patients with diabetes taking prescription drugs: a randomised controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16762125/
The effect of Crataegus oxycantha Special Extract WS 1442 on clinical progression in patients with mild to moderate symptoms of heart failure
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18490196/
Polyphenolic Compounds of Crataegus Berry, Leaf, and Flower Extracts Affect Viability and Invasive Potential of Human Glioblastoma Cells
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC81
Hawthorn Fruit Extract Elevates Expression of Nrf2/HO-1 and Improves Lipid Profiles in Ovariectomized Rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27187458/
Hypolipidemic and cardioprotective benefits of a novel fireberry hawthorn fruit extract in the JCR:LA-cp rodent model of dyslipidemia and cardiac dysfunction
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27538786/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24956862/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25659062/
Chemical constituents, antioxidant and gastrointestinal transit accelerating activities of dried fruit of Crataegus dahurica
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29291866/
Antiaging effects of the mixture of Panax ginseng and Crataegus pinnatifida in human dermal fibroblasts and healthy human skin
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28123324/
Anti-anxiety Properties of Selected Medicinal Plants
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33480339/
Double-blind, randomised, placebo-controlled study to evaluate the efficacy and safety of a fixed combination containing two plant extracts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14741074/
Hawthorn – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-527/hawthorn
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 3 cách trị thâm nách tại nhà an toàn, hiệu quả dành cho các chị em