Hoa cúc tím (Echinacea) là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi bởi sự dễ trồng và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về loài hoa này cũng như những lợi ích mà chúng mang lại, mời bạn xem ngay bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Hoa Cúc tím (Echinacea) là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng
Contents
Hoa cúc tím (Echinacea) có tác dụng gì?
Chống oxy hóa cao
Hoa cúc tím chứa các hoạt chất như alkaloid, flavonoid, polyphenol có đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ. Những hợp chất này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương của các gốc tự do gây ra. Từ đó, ngăn chặn hiện tượng stress oxy hóa – một trạng thái liên quan đến các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất có trong hoa cúc tím có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do gốc tự do, góp phần làm giảm viêm, hạ đường huyết và ngăn chặn sự phát triển của các loại tế bào. [2]
Hoa cúc tím chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như alkaloid, flavonoid và polyphenol
Điều hoà hệ thống miễn dịch
Một số nghiên cứu đã cho thấy các hoạt chất có trong hoa cúc tím như glycoprotein, polysaccharide hòa tan, dẫn xuất acid caffeic, hợp chất phenolic và alkamide có khả năng kích hoạt con đường điều hòa miễn dịch thông qua việc thay đổi quá trình phiên mã. [3]
Không chỉ vậy, chiết xuất từ hoa cúc tím đã được chứng minh là có thể kích hoạt CB2R – một thụ thể có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh tật như: [4] [5]
- Nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Tổn thương thần kinh cấp tính.
- Tổn thương gan, thận cấp tính.
- Viêm bàng quang kẽ.
- Viêm não tủy tự miễn.
- Các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, chiết xuất từ hoa cúc tím cũng có khả năng làm giảm cơn bão cytokine và cải thiện tổn thương mô ở bệnh nhân mắc Covid-19.
Các hợp chất trong hoa cúc tím có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Kiểm soát đường huyết trong cơ thể
Hoa cúc tím đã được chứng minh là rất giàu phenol và flavonoid, điều này chứng tỏ rằng chúng là một loại thảo dược có chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các chất chống oxy hóa này sẽ giúp đánh bại gốc tự do gây hại cho cơ thể, đồng thời ngăn chặn hiện tượng stress oxy hóa – một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường và các tình trạng rối loạn chuyển hóa khác.
Ngoài ra, chiết xuất từ hoa cúc tím còn được chứng minh là có tiềm năng trong việc kiểm soát đường huyết và độ nhạy của insulin thông qua khả năng ức chế các enzyme tiêu hóa carbohydrate. [6] [7] [8]
Hoa cúc tím giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết trong cơ thể
Có thể làm giảm cảm giác lo lắng
Trong những năm gần đây, hoa cúc tím được xem là một loại thảo dược giúp làm giảm tình trạng lo âu hiệu quả. Nhờ có thành phần alkamide, acid rosmarinic và acid caffeic là những hợp chất có khả năng làm giảm cảm giác lo lắng. [9]
Ngoài ra, các alkaloid, polysaccharides và flavonoids cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm viêm và bảo vệ tế bào thần kinh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng 40mg chiết xuất từ hoa cúc tím hai lần mỗi ngày trong 7 ngày đã làm giảm đáng kể cảm giác lo lắng so với việc sử dụng một loại giả dược. [10]
Các hợp chất có trong hoa cúc tím giúp làm giảm tình trạng lo âu một cách hiệu quả
Khả năng chống viêm
Viêm là một phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi-rút, hoặc các yếu tố ngoại vi khác. Đây là một phần của quá trình bảo vệ cơ thể giúp loại bỏ gốc tự do, vi khuẩn gây bệnh hoặc làm sạch vết thương. Các triệu chứng viêm bao gồm đau, sưng, đỏ và có thể gây ra nóng rát tại khu vực bị tổn thương.
Trong một nghiên cứu kéo dài 30 ngày, những người trưởng thành bị viêm xương khớp phát hiện rằng việc sử dụng thực phẩm bổ sung chứa chiết xuất gừng và chiết xuất hoa cúc tím đã làm giảm đáng kể tình trạng viêm, đau mãn tính và sưng tấy. Điều thú vị là những người trưởng thành này không có phản ứng tích cực với các loại thuốc chống viêm không steroid thông thường (NSAIDS). [11]
Ngoài ra, tinh dầu của dược liệu còn được biết là có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm bằng cách ức chế interleukin-2 (IL-2), IL-6 và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) trong máu. [12]
Chiết xuất từ hoa Cúc tím có khả năng làm giảm tình trạng viêm xương khớp
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng của hoa cúc tím trong việc điều trị các vấn đề thường gặp ở da. Một nghiên cứu về tình trạng viêm da ở chuột do mitogen gây ra đã cho thấy alkamide là một thành phần chống viêm tích cực được tìm thấy trong dược liệu. [13]
Trong việc điều trị mụn trứng cá, hoa cúc tím đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn propionibacterium – nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá, nhờ vào đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của chúng. [14]
Một nghiên cứu trên 10 người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 25-40 đã chỉ ra rằng các sản phẩm chăm sóc da chứa chiết xuất từ hoa cúc tím có thể cải thiện độ ẩm cho da, giảm nếp nhăn, từ đó cải thiện tình trạng da và bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. [15]
Hoa cúc tím có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn
Có thể hỗ trợ chống lại bệnh ung thư
Hoa cúc tím có chứa Fructans – một loại carbohydrate, góp phần vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả tác nhân gây ung thư. [16]
Nghiên cứu năm 2021 đã xác định tác động của chiết xuất hoa cúc tím đối với tế bào ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất này kích thích quá trình chết tế bào ung thư thông qua con đường caspase. [17]
Một nghiên cứu trước đó cũng đã chứng minh khả năng chống ung thư của ba loại hoa cúc tím khác nhau (Echinacea purpurea, Echinacea angustifolia và Echinacea pallida). Các loại này ngăn chặn tác nhân gây ung thư bằng cách kích thích quá trình apoptosis hoặc chết tế bào được kiểm soát để loại bỏ tế bào ung thư ở người, bao gồm từ tuyến tụy và ruột kết. [18]
Tìm hiểu thêm: 12 cách ăn uống giảm cân lành mạnh không thể bỏ qua
Hoa cúc tím có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc gây chết tế bào ung thư
Cách sử dụng Hoa cúc tím (Echinacea)
Cách sử dụng Hoa cúc tím
Bạn có thể sử dụng dược liệu hoa cúc tím bằng các chế phẩm như:
- Trà hoa cúc tím.
- Viên nang hoa cúc tím.
- Chiết xuất hoa cúc tím dạng lỏng.
- Kem hoặc các chế phẩm bôi ngoài da.
- Tinh dầu hoa cúc tím.
Bạn có thể pha trà hoa cúc tím để thưởng thức
Liều dùng của hoa cúc tím
Liều lượng sử dụng hoa cúc tím có thể thay đổi tùy thuộc vào dạng sản phẩm và mục đích sử dụng cụ thể:
- Chiết xuất dược liệu khô: mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần sử dụng từ 300 – 500mg.
- Chiết xuất hoa cúc tím ở dạng lỏng: mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng từ 2.5ml và liều dùng tối đa là 10ml.
- Chế phẩm bôi ngoài da: sử dụng cho đến khi các tổn thương trên da được lành lại.
Liều lượng hoa cúc tím thay đổi tuy theo chế phẩm và mục đích sử dụng
Hoa cúc tím (Echinacea) có an toàn không?
Hoa cúc tím thường được coi là dược liệu an toàn khi sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và theo liều lượng khuyến nghị. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh những tác dụng không mong muốn:
Tác dụng phụ có thể gặp phải
Mặc dù được coi là dược liệu an toàn nhưng chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như:
- Mẩn đỏ, gây ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban trên da.
- Đau dạ dày.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Ợ nóng.
- Nôn mửa.
Dùng dược liệu quá liều sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón
Một số đối tượng cần lưu ý
Dưới đây là một số đối tượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu hoa cúc tím:
- Phụ nữ mang thai: có thể sử dụng hoa cúc tím qua đường uống trong thời gian ngắn, không vượt quá 7 ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi.
- Phụ nữ đang cho con bú: cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về việc liều dùng an toàn đối với sức khỏe của phụ nữ đang cho con bú. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng là quan trọng.
- Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: có thể sử dụng hoa cúc tím qua đường uống và bôi lên da trong tối đa 10 ngày. Tuy nhiên, một số thành phần trong dược liệu này có thể gây ra phản ứng như phát ban hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
- Bệnh nhân mắc các rối loạn miễn dịch: như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp, việc sử dụng hoa cúc tím có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng thảo dược này.
Mẹ bầu có thể sử dụng hoa cúc tím qua đường uống trong thời gian ngắn
Tương tác
Hoa cúc tím có thể gây tương tác với một số loại thuốc: [19]
- Hoa cúc tím có thể ảnh hưởng đến quá trình phân hủy caffeine trong cơ thể, dẫn đến tăng hàm lượng caffeine, gây ra các tác dụng phụ như lo âu, đau đầu và nhịp tim nhanh.
- Thảo dược này có thể ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của các loại thuốc này trong gan.
- Gây tương tác với một số loại thuốc như: Midazolam (Versed), Warfarin (Coumadin), Darunavir (Prezista), Docetaxel (Taxotere), Etravirine (Intelence), Lopinavir / Ritonavir (Kaletra).
Do đó, bạn nên tham khảo của ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoa cúc tím để đảm bảo rằng dược liệu sẽ có tác động tích cực đối với sức khỏe của bạn.
Hoa cúc tím có thể gây tương tác với một số loại thuốc
Hoa cúc tím (Echinacea) mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng chúng trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu và ngừng sử dụng ngay nếu bạn phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn nào.
Studies on phytochemical, antioxidant, anti-inflammatory, hypoglycaemic and antiproliferative activities of Echinacea purpurea and Echinacea angustifolia extracts
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6130640/
Can Echinacea be a potential candidate to target immunity, inflammation, and infection – The trinity of coronavi-rút disease 2019
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7870107/
A Guide to Targeting the Endocannabinoid System in Drug Design
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32316328/
CB2 Cannabinoid receptors as a therapeutic target-what does the future hold?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25106425/
Antioxidant, Antidiabetic, and Antihypertensive Properties of Echinacea purpurea Flower Extract and Caffeic Acid Derivatives Using In Vitro Models
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28061036/
Modulation of Diabetes Mellitus-Induced Male Rat Reproductive Dysfunction with Micro-Nanoencapsulated Echinacea purpurea Ethanol Extract
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6136540/
Echinacea purpurea Ethanol Extract Improves Male Reproductive Dysfunction With Streptozotocin–Nicotinamide-Induced Diabetic Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8113381/
The effect of Echinacea preparations in three laboratory tests of anxiety: comparison with chlordiazepoxide
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21031616/
Double-blind placebo controlled trial of the anxiolytic effects of a standardized Echinacea extract
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31876052/
The effect and safety of highly standardized Ginger (Zingiber officinale) and Echinacea (Echinacea angustifolia) extract supplementation on inflammation and chronic pain in NSAIDs poor responders. A pilot study in subjects with knee arthrosis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27737573/
Anti-inflammatory effects of essential oil in Echinacea purpurea L
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23455214/
Echinacea purpurea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7121736/
The potential use of Echinacea in acne: control of Propionibacterium acnes growth and inflammation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20830697/
Skin improvement and stability of Echinacea purpurea dermatological formulations
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20384903/
Fructans as Immunomodulatory and Antiviral Agents: The Case of Echinacea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6843407/
The pro-apoptosis effects of Echinacea purpurea and Cannabis sativa extracts in human lung cancer cells through caspase-dependent pathway
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7809807/
Cytotoxic effects of Echinacea root hexanic extracts on human cancer cell lines
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17052874/
Echinacea – Uses, Side Effects, And More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-981/echinacea
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu và hậu quả của việc nghiện game