Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể người. Vậy Covid-19 có ảnh hưởng đến não không? Cùng tìm hiểu tác động của Covid-19 đến não bộ qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Covid-19 có ảnh hưởng tới não bộ không?
Covid-19 có thể tác động lên tất cả các cơ quan trong cơ thể
Contents
Tồn tại nguy cơ COVID-19 ảnh hưởng tới não
Theo thống kê, có khoảng 36% người bệnh mắc Covid-19 trong giai đoạn cấp tính gặp các tình trạng như đau đầu, rối loạn vị giác, rối loạn khứu giác, một số có thể gặp tình trạng đột quỵ, viêm não, viêm màng não,…[1]
Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh lại ghi nhận một số dấu hiệu liên quan đến thay đổi chức năng hệ thần kinh như hội chứng sương mù não (suy giảm trí nhớ, giảm tập trung,…), đau đầu kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Nhiều nghiên cứu ghi nhận sự thay đổi nhu mô não bộ với những người bệnh sau mắc Covid-19 thông qua chụp cộng hưởng từ. Một số yếu tố mà các nhà khoa học cho rằng Covid-19 ảnh hưởng tới não bộ đó là sự thay đổi tế bào nội mô mạch máu và kích thước não bộ.
Hội chứng sương mù não là một rối loạn nhận thức hay gặp sau Covid-19
Nghiên cứu về COVID-19 ảnh hưởng tới não
Nghiên cứu về ảnh hưởng của COVID-19 trên tế bào nội mô mạch máu não
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 đến não bộ, các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu đến tế bào nội mô mạch máu (thành phần quan trọng của hàng rào máu não, có chức năng bảo vệ não bộ khỏi tác nhân gây hại).
Tổn thương mạch máu nói riêng và hệ thần kinh nói chung thông qua hai cơ chế chính là giảm oxy máu và sự đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trước tác nhân gây hại.
Trong một số trường hợp, thiếu oxy vi mạch kéo dài cũng gây tổn thương tế bào nội mô, từ đó gây rối loạn đông máu, ảnh hưởng đến quá trình cấp máu. Một vài nghiên cứu đơn lẻ đã ghi nhận sự tấn công trực tiếp của virus vào tế bào thần kinh.[2]
Khi virus xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh ra các chất miễn dịch để tiêu diệt tác nhân độc lại. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức sẽ sản sinh ra rất nhiều tế bào có khả năng miễn dịch gây nên cơn bão cytokine.
Khi cơn bão cytokine xảy ra, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công vào các tế bào nội mô mạch máu làm cho các tế bào này bị tổn thương. Điều này cũng kích thích quá trình hình thành cục máu đông tại não bộ.[3]
Tình trạng tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương, cũng như việc hình thành cục máu đông ở não sẽ gây nên tình trạng thiếu máu não cục bộ có thể gây ra đột quỵ não hoặc suy giảm chức năng não bộ.
Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng việc tiêm vacxin ngừa Covid-19 sẽ làm giảm những tác động của virus lên hàng rào máu não.
Do việc nghiên cứu trên bệnh nhân tử vong còn hạn chế nên không thể hiểu rõ được cơ chế tác động thực sự của virus corona lên các tế bào nội mô mạch máu.
Tìm hiểu thêm: Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngày Tết
Cơn bão cytokine có thể tấn công và làm thay đổi cấu trúc tế bào nội mô mạch máu
Nghiên cứu về ảnh hưởng của COVID-19 đối với kích thước não
Xuất phát từ giả thuyết, virus corona làm thay đổi kích thước não. Các nhà khoa học nước Anh đã nghiên cứu trên 785 người, tiến hành theo dõi tại hai thời điểm. Đây là nghiên cứu của Đại học Oxford được công bố 7/3.[4]
Khi bắt đầu nghiên cứu tất cả mọi người đều được chụp cộng hưởng từ (MRI) đánh giá khối lượng não. Sau 3 năm, tiến hành chụp MRI lần 2 (thời điểm này đã có 401 người mắc Covid-19). Kết quả thu được là:
- Giảm độ dày chất xám ở vùng xử lý thông tin khứu giác.
- Xuất hiện tổn thương mô ở vùng não liên quan đến khứu giác.
- Với những bệnh nhân mắc Covid-19, kích thước não giảm từ 0,2% đến 2% so với kích thước ban đầu.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sự hồi phục của tế bào thần kinh sau mắc Covid-19 cũng như các ảnh hưởng lâu dài của virus này lên hệ thần kinh.
>>>>>Xem thêm: Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?
Vùng não xử lý thông tin khứu giác (màu đỏ vàng) có thể thay đổi kích thước sau Covid-19
Covid-19 có ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Vì vậy, nếu gặp tình trạng suy giảm nhận thức hay các thay đổi liên quan đến hệ thần kinh nên đến các cơ sở y tế để được tầm soát. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những ảnh hưởng của Covid-19 đến não bộ. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè nhé!
Nguồn: Harvard Health Publishing, Science, Medical News Today.