Trà hoa hồng là một loại thức uống vô cùng quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy uống trà hoa hồng có tác dụng gì đối với chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại trà này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trà hoa hồng có tác dụng gì? 16 công dụng và cách pha tốt cho sức khỏe
Contents
- 1 Trà hoa hồng là gì?
- 2 Tác dụng của trà hoa hồng.
- 2.1 Chống viêm
- 2.2 Kháng khuẩn, kháng nấm
- 2.3 Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
- 2.4 Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa
- 2.5 Hỗ trợ tóc chắc khỏe, suôn mượt
- 2.6 Hỗ trợ giảm cân
- 2.7 Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- 2.8 Cải thiện giấc ngủ
- 2.9 Giải độc cơ thể
- 2.10 Tăng cường đề kháng, miễn dịch cơ thể
- 2.11 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- 2.12 Giảm nguy cơ ung thư
- 2.13 Ngăn ngừa các bệnh đường tim mạch
- 2.14 Giảm đau bụng kinh ở nữ giới
- 2.15 Cải thiện hoạt động tiêu hóa
- 2.16 Cải thiện các bệnh đường tiết niệu
- 3 Cách chế biến, bảo quản trà hoa hồng.
- 4 Cách làm trà hoa hồng tốt cho sức khỏe
- 5 Lưu ý khi sử dụng trà hoa hồng
- 6 Các câu hỏi khi sử dụng trà hoa hồng
Trà hoa hồng là gì?
Trà hoa hồng là một loại trà thảo mộc vô cùng quen thuộc đối với chị em phụ nữ, trà được làm từ cánh hoa tươi và nụ của hoa hồng. Có 2 loại là trà hoa hồng tươi và trà hoa hồng sấy khô.
Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể tự pha chế trà hoa hồng tại nhà nếu có sẵn nguyên liệu với một quy trình rất đơn giản. Cho 200gr cánh hoa hồng sạch vào 300ml nước hoặc tùy chỉnh lượng hoa và nước phù hợp mới nhu cầu mỗi người. [1].
Trà được làm từ cánh hoa tươi và nụ của hoa hồng
Tác dụng của trà hoa hồng.
Ngày nay, trà hoa hồng được bán và sử dụng rất phổ biến trên thị trường bởi những công dụng rất tốt cho sức khỏe, cụ thể là:
Chống viêm
Trong trà hoa hồng có chứa flavonoid, tannin, axit phenolic, carotenoid, đây những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa, các chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trà hoa hồng cũng có thể giúp ngăn ngừa cơn đau do viêm sau chấn thương hoặc các tình trạng như viêm khớp. [2].
Trà hoa hồng có thể giúp ngăn ngừa cơn đau do viêm khớp
Kháng khuẩn, kháng nấm
Trong cánh hoa hồng có chứa các flavonoid, tannin, axit phenolic và carotenoid. Đặc biệt, trong trà hoa hồng có rất giàu axit galic có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, cánh hoa hồng còn có thể ức chế một số vi khuẩn và làm chậm quá trình phát triển của một số nấm men. [3]
Trà hoa hồng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn
Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
Hoa hồng chứa một lượng vitamin C có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Việc uống trà hoa hồng vào buổi sáng cũng có thể giúp chúng ta nâng cao khả năng đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, trà hoa hồng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, sổ mũi, có đờm hoặc một số bệnh khác liên quan đến vùng hầu họng. [4].
Trà hoa hồng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa
Hoa hồng chứa polyohenol, terpen, flavonoid và anthocyanin là những chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào, giảm stress oxy hóa.
Nhờ vậy, trà hoa hồng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm, giúp phụ nữ giữ được lâu vẻ đẹp tươi trẻ. Trà hoa hồng cần được pha với nước nóng để chiết xuất hết tất cả có lợi để đảm bảo hiệu quả. [5] [6] [7]
Chất chống oxy hóa trong trà hoa hồng giúp ngăn ngừa lão hóa sớm
Hỗ trợ tóc chắc khỏe, suôn mượt
Một nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc cho thấy rằng cánh hoa hồng trắng làm giảm quá trình oxy hóa lipid và protein trong tế bào tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các hoạt chất khác trong hoa hồng có tác dụng tốt lên tóc là:
- Vitamin C và vitamin E có trong trà hoa hồng giúp thúc đẩy sự khỏe mạnh của mái tóc.
- Các chất phytochemical trong hoa hồng ức chế sự tiết bã nhờn, giúp hạn chế làm ngứa và các vấn đề về da đầu nhờn.
- Chất ellagitannin và epigallocatechin gallate trong cánh hoa hồng có thể ngăn ngừa rụng tóc và các tình trạng như viêm da tiết bã. [8] [3].
Trà hoa hồng hỗ trợ tóc chắc khỏe, suôn mượt
Hỗ trợ giảm cân
Trà hoa hồng có thể giúp giảm cân do hàm lượng calo thấp. Ngoài ra, trà hoa hồng còn có tác dụng tăng cường trao đổi chất giúp làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và giảm tích tụ mỡ ở các cơ quan nội tạng.
Sử dụng trà hoa hồng đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp (bù) nước cho cơ thể. Đặc biệt, nếu uống trà hoa hồng trước mỗi bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng và giảm lượng thức ăn trong bữa ăn. [9] [3]
Hỗ trợ giảm cân là một tác dụng của trà hoa hồng
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Mùi vị cùng với hương thơm tự nhiên của trà hoa hồng là một sự lựa chọn đúng đắn cho những ai đang cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Bởi vì hương vị này sẽ mang lại cảm giác thư giãn hiệu quả.
Bên cạnh đó trong trà hoa hồng có chứa flavonoid giúp ức chế khả năng sản xuất hormone căng thẳng, từ đó giúp chúng ta giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái hơn. [4] [8]
Trà hoa hồng mang lại cảm giác thư giãn hiệu quả
Cải thiện giấc ngủ
Uống trà hoa hồng cải thiện được giấc ngủ là vì trà hoa hồng có thể điều chỉnh các hormone liên quan đến giấc ngủ như cortisol và melatonin.
Ngoài ra, nhờ các đặc tính tự nhiên và mùi hương tự nhiên của hoa hồng có tác dụng làm an thần nhẹ và dịu tâm trí nên sản phẩm này đã trở thành một loại thức uống lý tưởng trước khi đi ngủ của mọi người. Có thể hiệu quả hơn nếu chúng ta ủ hoa hồng cùng hoa oải hương. [4] [7]
Sử dụng trà hoa hồng giúp cải thiện giấc ngủ
Giải độc cơ thể
Trong trà hoa hồng có chứa các thành phần hoạt tính giúp cải thiện chức năng gan và tăng cường lợi tiểu. Đặc biệt trà hoa hồng còn có thể làm giảm quá trình dự trữ nước, từ đó làm tăng quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể. [7].
Trà hoa hồng giúp tăng quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể
Tăng cường đề kháng, miễn dịch cơ thể
Trà hoa hồng chứa nhiều vitamin C và một số chất có khả năng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng với các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,… [2][1].
Vitamin C trong trà hoa hồng giúp tăng cường đề kháng và khả năng miễn dịch cơ thể
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trà hoa hồng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là bởi vì chiết xuất hoa hồng ngăn chặn sự hấp thụ carbohydrate từ ruột non. Từ đó có tác dụng làm giảm mức glucose sau bữa ăn và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. [3].
Trà hoa hống giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Giảm nguy cơ ung thư
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, trong trà hoa hồng chứa hàm lượng anthocyanin cao có khả năng chống đột biến gen, phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Bên cạnh đó, trà hoa hồng còn chứa các chất chống oxy mạnh như polyphenol, EGCG, catechin có khả năng loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư, bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của nó. [3].
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà hoa hồng giúp giảm nguy cơ ung thư
Ngăn ngừa các bệnh đường tim mạch
Trong trà hoa hồng có chứa các vitamin và các chất chống oxy hoá hiệu quả. Đặc biệt là polyphenol có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức khoẻ tim mạch, bảo vệ cơ thể không bị tổn thương tế bào, bảo vệ cơ tim một cách hiệu quả. [2][8]
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Covid-19: Test nhanh và test PCR có ưu, nhược điểm nào?
Ngăn ngừa các bệnh đường tim mạch là một tác dụng của trà hoa hồng
Giảm đau bụng kinh ở nữ giới
Một nghiên cứu trên 130 cô gái được cho uống trà hoa hồng và kết quả là các cô gái đều cảm thấy ít đau bụng dưới, ít lo lắng và khó chịu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
Do đó, trà hoa hồng là một phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản và an toàn cho chứng đau bụng kinh đối với chị em phụ nữ. [1] [2] [3]
Trà hoa hồng là một phương pháp điều trị cho chứng đau bụng kinh
Cải thiện hoạt động tiêu hóa
Trà hoa hồng có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày như tăng cường chức năng tiêu hoá thức ăn, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Ngoài ra, trà hoa hồng còn có khả năng kích thích túi mật hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, trà hoa hồng còn có tính kháng khuẩn giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hoá. [1] [2] [3].
Trà hoa hồng giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa
Cải thiện các bệnh đường tiết niệu
Khi uống trà hoa hồng thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì nó có khả năng tăng cường quá trình loại bỏ các chất thải độc hại khỏi thận và bàng quang. Uống trà hoa hồng cũng có thể giúp lợi tiểu và giảm nguy cơ sỏi thận. [10].
Cải thiện bệnh đường tiết niệu
Cách chế biến, bảo quản trà hoa hồng.
Cách lựa chọn hoa hồng tươi (khô)
Để làm trà hoa hồng, chúng ta có thể dùng những bông hoa hồng còn ở dạng búp nhỏ hoặc đã nở to đều được. Nên hái hoa từ sáng sớm, trước 6 giờ, khi hoa còn đọng sương thì nhụy hoa sẽ giữ được hương thơm.
Đối với hoa hồng khô, cần chọn lựa những bông hồng còn nguyên, được ép từ những giống hoa phù hợp để làm trà. Loại hoa hồng hữu cơ được chăm sóc đặc biệt thì tốt nhất khi sử dụng làm trà nhờ hương vị riêng biệt mà còn an toàn với sức khỏe.
Hoa hồng khô được chọn những bông còn nguyên để làm trà
Cách sơ chế hoa hồng
Hoa hồng sau khi hái thì rửa sạch một cách thật nhẹ nhàng. Đối với nụ hoa thì ta nên treo ngược lên cho ráo nước. Còn đối với hoa đã nở thì ta tách từng cánh hoa, bỏ những cánh bị sâu úa rồi rửa sạch.
Cách bảo quản trà hoa hồng
Trà hoa hồng đã được phơi hoặc sấy khô nên cho vào trong lọ đựng có nắp đậy kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, chúng ta có thể chia nhỏ hoa hồng vào trong các túi zip, kéo kín miệng túi và đặt vào ngăn mát tủ lạnh giúp bảo quản được trà trong thời gian dài.
Bảo quản trà hoa hồng trong lọ đựng có nắp đậy kín
Cách làm trà hoa hồng tốt cho sức khỏe
Cách làm trà hoa hồng tươi
Mỗi lần pha 1 ấm trà chúng ta chỉ cần lấy khoảng 1 bông hoa hồng tươi là đủ. Cách làm như sau:
- Bước 1: Đun một bình nước sôi.
- Bước 2: Cho cả nụ lẫn lá vào ấm trà rồi đổ nước vừa được đun sôi vào.
- Bước 3: Đậy nắp và đợi trong thời gian khoảng từ 10-15 phút.
Với cách làm này thì nước trà sẽ có vị đắng nhẹ từ hoa hồng tươi nguyên chất. Nếu không muốn uống đắng, bạn có thể cho thêm đường phù hợp khẩu vị.
Mỗi lần pha trà chỉ cần lấy khoảng 1 bông hoa hồng tươi
Cách làm trà hoa hồng khô
Sấy hoa hồng là công đoạn trước tiên được thực hiện để hoa hồng trở thành hoa hồng khô. Có 2 cách để sấy hoa đó là: sấy bằng ánh nắng mặt trời và sấy bằng lò vi sóng.
- Sấy khô hoa hồng bằng ánh nắng mặt trời: Hoa hồng tốt nhất nên được làm khô bằng ánh nắng tự nhiên của mặt trời khoảng từ 4 đến 6 ngày. Với búp hoa hồng, quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn trong khoảng vài tuần và búp hoa phải được dốc ngược xuống.
- Sấy khô hoa hồng bằng lò vi sóng: Sấy những những cánh hoa, nụ hoa được dàn đều giữa hai lớp giấy trong lò vi sóng khoảng 30 giây. Nếu chưa khô có thể sấy tiếp khoảng 5 – 10 giây.
Sau khi đã hoàn thành xong quá trình sấy khô hoa hồng, chúng ta sẽ tiến đến công đoạn làm trà hoa hồng khô với các bước.
- Bước 1: Đun một bình nước sôi, cho vào ấm trà và để nguội dần cho đến khi có nhiệt độ từ 85 – 90 độ C.
- Bước 2: Lần lượt cho nụ hoa hồng sấy khô vào ấm trà.
- Bước 3: Ủ trong 5 – 7 phút và có thể nhâm nhi thưởng thức loại thức uống này.
Trà hoa hồng khô
Cách làm trà sữa hoa hồng
Để có được một ly trà sữa hoa hồng thật thơm ngon, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ủ trà hoa hồng với 150ml nước nóng khoảng 90 độ C trong 10-15 phút.
- Bước 2: Làm milk foam bằng cách nghiền nhuyễn phô mai và đánh đều với kem topping, sữa tươi đến khi hỗn hợp sánh lại. Có thể thêm một chút xíu muối (tùy chọn) và đánh đều lần nữa.
- Bước 3: Pha trà sữa hoa hồng:
- Cho nước trà vào bình sau đó lắc đều, thêm đường và bột kem pha chế vào khuấy đều cho tan hết.
- Thêm đá viên, đậy nắp bình và lắc mạnh 10 lần.
- Cho topping vào ly (trân châu, thạch, pudding), rót trà đầy khoảng 80% ly, sau đó dùng thìa múc nhẹ milk foam vào cho đầy ly, sao cho milk foam không bị lẫn vào trà sữa.
- Rắc cánh hoa hồng khô lên ly trà sữa là hoàn thành.
Trà sữa hoa hồng thơm ngon
Cách làm trà hoa hồng mật ong
Chúng ta sẽ thực hiện làm trà hoa hồng mật ong với các bước như sau:
- Bước 1: Đun sôi một bình nước để làm trà.
- Bước 2: Cho vào cốc 1 gói trà túi lọc và 1 muỗng canh hoa hồng sấy khô. Sau đó đổ 180ml nước nóng vào và ủ khoảng 3 phút không đậy nắp.
- Bước 3: Lấy túi lọc trà ra khỏi cốc, tiếp đến thêm 1 muỗng canh mật ong vào và khuấy đều cho tan, có thể gia giảm lượng mật ong cho vừa miệng.
Trà hoa hồng mật ong
Lưu ý khi sử dụng trà hoa hồng
Chỉ nên uống từ 5 – 20g trà hoa hồng mỗi ngày, không nên quá lạm dụng để tránh các tác dụng phụ.
Buổi sáng là thời điểm thích hợp để thưởng thức trà hoa hồng giúp cho sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra, sử dụng trà hoa hồng vào khoảng thời gian 3 giờ chiều có thể giúp cân bằng lại các hoạt động bên trong cơ thể và não bộ.
Hoa hồng có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên một số đối tượng không nên uống trà hoa hồng là:
- Người có chức năng đường tiêu hóa không tốt.
- Người thiếu máu và thể chất hàn.
- Người đang bụng đói.
Các câu hỏi khi sử dụng trà hoa hồng
Uống trà đúng cách
Tuy trà hoa hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý:
- Không nên uống khi đang đói vì sẽ làm mất cân bằng acid và kiềm trong dạ dày.
- Khi dùng, không thêm trà mạn, trà xanh vào trong nước trà hoa hồng vì sẽ làm giảm công dụng của trà.
- Ngưng sử dụng ngay nếu cảm thấy không khỏe hoặc xuất hiện các triệu chứng lạ.
Không nên uống trà hoa hồng khi đang đói
Mang thai có sử dụng được trà hoa hồng không?
Sử dụng trà hoa hồng cho phụ nữ mang thai không gây hại mà còn có tác dụng rất tốt như:
- Giúp cơ thể được thanh lọc, giảm bớt cảm giác nóng, mệt mỏi.
- Giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn
- Dễ ngủ và tái tạo da tốt và hồng hào, giảm khả năng xuất hiện nám và tàn nhang sau sinh.
- Giúp giữ vóc dáng, không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
- Giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh, bị viêm,…
Có thể sử dụng trà hoa hồng co phụ nữ có thai
Tác dụng phụ có thể gặp phải
Tuy rằng tạo ra tương đối ít phấn hoa nhưng dối với một số người bị dị ứng với hoa hồng có thể gặp các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, thở khò khè và nghẹt mũi.
Bên cạnh đó, hấp thụ quá nhiều vitamin C cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu như buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa và đau đầu.
Trà hoa hồng có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như kháng khuẩn, chống viêm, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch,… Hãy chia chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết cách làm và sử dụng món trà đơn giản và nhiều lợi ích nhé!
Rose Tea: Is It Good for You?
https://www.webmd.com/diet/rose-tea-good-for-you
8 Potential Health Benefits Of Drinking Rose Tea
https://www.stylecraze.com/articles/wonderful-health-benefits-of-rose-tea/#what-are-the-benefits-of-drinking-rose-tea
Top 10 refreshing benefits of consuming rose tea
https://timesofindia.indiatimes.com/readersblog/cascadeblog/top-10-refreshing-benefits-of-consuming-rose-tea-53340/
Dried Rose Petals Tea Benefits – How to Make Rose Tea with Dried Rose Petals?
https://www.vedaoils.com/blogs/news/dried-rose-petals-tea-benefits
What Is Rose Tea? Benefits and Uses
https://www.healthline.com/nutrition/rose-tea
TOP 9 HEALTH BENEFITS OF SHANGRI-LA ROSE TEA
https://the-qi.com/pages/health-benefits-of-rose-tea
What Are the Health Benefits of Rose Tea and Can You Drink It Every Day?
https://www.medicinenet.com/what_are_the_health_benefits_of_rose_tea/article.htm
What Is Rose Tea? Benefits and Uses
https://www.healthline.com/nutrition/rose-tea#_noHeaderPrefixedContent
Rose Tea
https://www.paancasa.com/single-post/2018/09/04/rose-tea
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thủ thuật LEEP điều trị viêm cổ tử cung