Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Rate this post

Đau mắt hột là bệnh nhãn khoa thường gặp và rất dễ lây lan. Hãy cùng tìm hiểu đau mắt hột có tự khỏi qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định 5 giai đoạn phát triển của bệnh mắt hột:

  • Giai đoạn 1 – Viêm nang (TF): Nhiễm trùng ban đầu xuất hiện từ 5 nang hột trở lên ở kết mạc mi trên. Các nang có màu trắng, xám hoặc vàng, nhạt hơn kết mạc xung quanh.
  • Giai đoạn 2 – Viêm dữ dội (TI): Kết mạc mi mắt trên rất dễ bị nhiễm trùng và kích ứng, trở nên dày hoặc sưng đỏ lên, che mờ hơn một nửa các mạch máu trên kết mạc sụn mi trên.
  • Giai đoạn 3 – Sẹo mí mắt (TS): Nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến sẹo. Sẹo mí mắt là những đường, dải hoặc mảng màu trắng ở kết mạc mi.
  • Giai đoạn 4 – Lông mi quay vào trong (TT): Lớp lót bên trong có sẹo ở mí mắt biến dạng khiến lông mi quặp vào trong, cọ xát, làm trầy xước bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt, gây lở loét, viêm nhiễm mãn tính.
  • Giai đoạn 5 – Đục giác mạc (CO): Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm kết hợp với việc trầy xước từ lông mi quay vào trong, dẫn đến suy giảm thị lực, đục giác mạc và mù lòa.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể giúp người bệnh nhận biết bệnh đau mắt hột bao gồm:

  • Đau, ngứa và sưng nhẹ mi mắt.
  • Chảy nước mắt có kèm chất nhầy hoặc mủ màu vàng hoặc xanh.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Giai đoạn phát triển của bệnh mắt hột

Đau mặt hột có nguy hiểm không?

Theo WHO, bệnh đau mắt hột là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở 42 quốc gia, tác nhân truyền nhiễm gây suy giảm thị lực cho khoảng 1,9 triệu người, thậm chí là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay trên thế giới.

Đau mắt hột là đại dịch lưu hành ở nhiều vùng nông thôn nghèo ở Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Úc và Trung Đông. Dựa trên dữ liệu tháng 6 năm 2022, 125 triệu người sống trong các khu vực này có nguy cơ bị mù mắt do bệnh đau mắt hột.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Bệnh đau mắt hột là một vấn đề sức khỏe cộng đồng gây mù lòa hàng đầu trên thế giới

Đau mắt hột có tự khỏi không?

Bệnh đau mắt hột do Chlamydia trachomatis gây ra có thể tự khỏi nhưng vẫn có khả năng cao để lại nhiều các biến chứng nặng nề như:

  • Sẹo mí mắt trong.
  • Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như quặm mí mắt vào trong hoặc lông mi mọc ngược làm trầy xước giác mạc.
  • Sẹo giác mạc hoặc vẩn đục.
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi

Cách chữa đau mắt hột

Dùng thuốc điều trị đau mắt hột

Trong giai đoạn đầu của bệnh đau mắt hột, điều trị bằng một liều kháng sinh azithromycin duy nhất với liều 20mg/kg (tối đa 1g) là phương pháp điều trị được khuyến nghị, đem lại hiệu quả từ 78% đến 95%. Tuy nhiên, không dùng được cho những phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ dưới 1 tuổi và cân nặng dưới 8kg, bệnh nhân bị suy gan và suy thận nặng.

Ngoài ra, thuốc mỡ tetracyclin 1% có thể được chỉ định sử dụng bôi cho cả hai mắt mỗi ngày trong 6 tuần. Các lựa chọn thuốc thay thế khác gồm:

  • Erythromycin 500mg x 2 lần/ngày trong 14 ngày.
  • Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày. Lưu ý, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 8 tuổi.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Điều trị đau mắt hột bằng một liều kháng sinh azithromycin duy nhất

Điều trị ngoại khoa do di chứng của bệnh đau mắt hột

Do tổn thương sẹo gây ra bởi nhiễm trùng khiến cho phần bờ dưới mi mắt quay ngược vào trong, đưa lông mi dưới và da chạm vào giác mạc, gây khó chịu và lâu ngày có thể gây đục giác mạc, dẫn đến mù loà.

Khi thực hiện phương pháp xoay mí mắt, các bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một phần bên ngoài mí mắt bị sẹo và khâu lại. Điều này sẽ giúp cho mi dịch ra xa hơn và tránh lông mi, da mi chạm vào giác mạc.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi ăn uống ngày tết giúp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Phương pháp xoay mí mắt là biện pháp điều trị ngoại khoa do di chứng của bệnh đau mắt hột

Phương pháp ghép giác mạc

Các bác sĩ nhãn khoa cũng có thể điều trị vết sẹo nghiêm trọng do bệnh đau mắt hột bằng phương pháp ghép giác mạc. Đây cũng là một phương pháp điều trị cho các trường hợp giác mạc bị mờ và thị lực bị suy giảm.

Phẫu thuật này rất phức tạp và yêu cầu chăm sóc hậu phẫu thường xuyên, kỹ lưỡng để ngăn ngừa tình trạng thải ghép, nhiễm trùng.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Ghép giác mạc là phương pháp điều trị cho các trường hợp giác mạc bị mờ và thị lực bị suy giảm

Các lưu ý khi điều trị đau mắt hột

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một chiến lược 4 bước SAFE để kiểm soát bệnh mắt hột:

  • Phẫu thuật (Surgery): điều trị các dạng tiến triển của bệnh đau mắt hột như quặm lông mi khiến bệnh nhân có nguy cơ mù lòa.
  • Kháng sinh (Antibiotics): chỉ định để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng.
  • Rửa mặt (Facial cleanliness): sạch sẽ để giảm lây lan từ các cá nhân nhiễm bệnh.
  • Cải thiện môi trường (Environmental improvement): vệ sinh, đặc biệt là nguồn nước để giảm sự lây truyền và tái nhiễm trên bệnh nhân.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một chiến lược SAFE để kiểm soát bệnh mắt hột

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Liên hệ cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bất kỳ ai gặp tình trạng ngứa, kích ứng mắt hoặc chảy nước mắt, đặc biệt khi có triệu chứng chảy dịch mủ từ mắt. Ngoài ra, nếu bạn sống hoặc gần đây đã đi đến một khu vực phổ biến về bệnh đau mắt hột cũng cần nên gặp các bác sĩ để được kiểm tra.

Tại bệnh viện, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đau mắt hột bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch tiết ra từ mắt để tìm kiếm vi khuẩn Chlamydia.

Đau mắt hột có tự khỏi không? Cách chữa đau mắt hột và lưu ý

>>>>>Xem thêm: Thói quen không ăn sáng bị gì? 9 tác hại khôn lường không thể bỏ qua

Liên hệ bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đau mắt hột

Các bệnh viện uy tín

Nếu nhận thấy bản thân, người thân và bạn bè có những triệu chứng của bệnh đau mắt hột hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể đến khoa Mắt/Nhãn khoa của một số bệnh viện, phòng khám uy tín sau:

  • Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Bạch Mai,…

Đau mắt hột rất dễ lây lan và để lại hậu quả nặng nề nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt nếu bệnh nhân cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tuân thủ các phương pháp điều trị. Đừng bao giờ lơ là việc bảo vệ mắt hằng ngày bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *