Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Rate this post

Hầu hết các bé đều có thể chấp nhận bú sữa bình và điều này sẽ giúp cho các mẹ đỡ vất vả hơn nhiều. Nhưng nếu một ngày, em bé của bạn từ chối với các bình sữa thì có lẽ là do một số nguyên nhân nhất định nào đó. Ngay sau đây, Kenshin sẽ giải thích một số lý do cũng như đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ bỏ bú bình phải làm sao?”

Bạn đang đọc: Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Tập cho trẻ quen với việc bú bình từ người khác

Đa phần, các phụ huynh thường muốn tập cho con bú bình để đảm bảo con có thể uống sữa một cách đầy đủ khi bố mẹ vắng nhà hoặc phải đi làm.

Với một số bé đã quen với mùi hương của bố mẹ hay quen được bố mẹ dỗ dành khi cho bú, thì khi đổi sang phải bú sữa với người khác các bé sẽ thấy lạ lẫm, hoảng sợ và không chịu bú.

Đối với những trường hợp này, các phụ huynh không nên ở trong phòng cùng với trẻ và tập cho trẻ quen dần với việc phải nhận bình sữa từ người khác.

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Cho trẻ bú bình ở các tư thế khác nhau

Tư thế khi bú không thoải mái cũng ảnh hưởng đến sự thích thú của bé với bình sữa.

Hãy thử cho bé ngồi ở một số tư thế khác nhau và xem phản ứng của chúng cho đến khi tìm được tư thế mà bé thích nhất.

Bạn có thể thử đặt chúng ngồi trên đầu gối hoặc dựa vào chân của bạn, quay mặt của bé ra bên ngoài để có thể nhìn xung quanh phòng.

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Di chuyển xung quanh khi cho trẻ bú bình

Mặc dù sự phân tâm bởi các chuyển động xung quanh có thể làm bé xao nhãng với việc bú bình, nhưng đôi khi chính điều đó lại giúp bé quên đi việc khó chịu khi phải uống sữa qua bình.

Bạn có thể vừa ôm bé vừa lắc lư nhẹ nhàng và đi xung quanh phòng khi cho bé bú. Đồng thời, khi ôm bé như vậy sẽ giúp tập cho bé thói quen tự cầm lấy bình sữa khi bú.

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Tập cho trẻ chủ động ngậm lấy bình sữa

Hãy cù núm vú của bình sữa vào miệng của trẻ, tạo sự ma sát nhẹ nhàng, làm bé thấy nhột và thích thú. Điều này sẽ kích thích các bé mở miệng để ngậm núm bình, tương tự như hành động ngậm vú mẹ.

Tìm hiểu thêm: 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Kiểm tra lại vị của sữa

Đôi khi mùi vị của sữa mẹ vắt ra có thể thay đổi hoặc có mùi khá mạnh như mùi “xà phòng”. Điều này có thể là do enzym lipase tự nhiên phân huỷ chất béo trong sữa mẹ hoặc cũng có thể liên quan đến một số chất béo như dầu cá hoặc các chất bổ sung dầu khác.

Trong trường hợp này, các mẹ có thể ngừng ăn cá hoặc ngừng bổ sung axit béo trong một thời gian để xem mùi vị sữa có được cải thiện không.

Nếu con bạn đang uống sữa công thức, hãy kiểm tra hạn sử dụng của sữa, xem mùi vị của sữa có bị biến đổi không, bạn đã bảo quản sữa đúng cách chưa. Hoặc bạn cũng có thể đổi sang loại sữa khác có mùi vị mà con bạn yêu thích.

Ngoài ra, nhiệt độ của sữa cũng là một lí do khiến bé chán bú bình. Một số trẻ thích uống sữa ấm nóng nhưng một số khác lại thích sữa lạnh. Việc nắm rõ sở thích của con sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

Thử đổi bình sữa khác cho trẻ

Việc thay đổi một bình sữa khác sẽ đem lại cảm giác mới mẻ và kích thích sự tò mò ở các bé. Bạn có thể thay đổi bình sữa ở những kích thước và hình dạng khác nhau.

Bên cạnh đó, núm vú bình cũng liên quan đến việc tập cho bé bú bình. Bạn có thể tìm các núm vú dài, thẳng, đáy rộng dốc dần về phía đầu để trẻ có thể ngậm sâu như ngậm vú mẹ.

Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý

>>>>>Xem thêm: Ngưu bàng là gì? Top 8 công dụng và lưu ý sử dụng. Xem ngay!

Chúng tôi tin rằng với sự tận tâm, kiên nhẫn thử nghiệm và tình yêu thương, các phụ huynh sẽ hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng bỏ bú bình ở trẻ. Nếu bạn đọc thấy bài viết này hay và bổ ích, hãy cùng chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé.

Nguồn: Healthline, IABLE, WebMD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *